PHI NHÂN THỌ
1.4.1. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản hướng tới đối tượng tài sản đã hình thành và trong quá trình hoạt động hay sử dụng, ví dụ như trung tâm thương mại, chung cư, nhà máy, xí nghiệp sản xuất, kho hàng hóa v.v... Các sản phẩm bảo hiểm thuộc nhóm sản phẩm bảo hiểm tài sản bao gồm: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm nhà tư nhân v.v…
Trong đó, sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là sản phẩm cơ bản và phổ biến nhất của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản. Sản phẩm này bao gồm các nội dung chi tiết như sau:
1.4.1.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt là tất cả các loại tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối tượng này tương đối rộng và được phân loại như sau:
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng và các công trình phụ trợ, thiết bị gắn cố định như một phần cấu trúc công trình (không bao gồm đất đai);
- Máy móc, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ và các phương tiện lao động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm
Các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải xác định chính xác đối tượng bảo hiểm để chuẩn bị phương án: đánh giá quản lý tốt rủi ro, định phí hợp lý và đưa ra tư vấn, khuyến cáo với người được bảo hiểm về các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, công tác phòng cháy, chữa cháy hiệu quả nhất.
Nhằm mục tiêu kiểm soát rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, các công ty bảo hiểm thường phân loại các đối tượng ngành nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh tham gia bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt thành các “Nhóm rủi ro”, bao gồm:
- Rủi ro Nhóm 1: Ngành nghề hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro tốt, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy, trường hợp xảy ra tổn thất có thể khống chế được. Các ngành phổ biến bao gồm: Sân bay, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn cao cấp có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) v.v…
- Rủi ro Nhóm 2: Ngành nghề hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro khá tốt, nguy cơ xảy ra tổn thất ở mức độ trung bình, bao gồm: Nhà hàng, chung cư, nhà máy chế biến thức ăn, nhà máy sản xuất đồ hộp, nhà máy sản xuất cấu kiện kim loại v.v..
- Rủi ro Nhóm 3: Ngành nghề hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro tương đối cao, khả năng xảy ra tổn thất ở mức độ trung bình và mức độ thiệt hại lớn, ví dụ
như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, nhà máy hóa chất, xưởng sản xuất túi nylon, nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa, nhà máy sản xuất da thuộc v.v..
- Rủi ro Nhóm 4: Bao gồm các ngành nghề có mức độ rủi ro rất cao, tần suất xảy ra tổn thất thường xuyên với mức độ thiệt hại lớn và có thể là tổn thất toàn bộ. Các ngành nghề phổ biến bao gồm: khu nghỉ dưỡng ven biển thuộc miền Trung, chợ, nhà máy sản xuất nến, kho hàng hóa độc lập v.v…
- Rủi ro Nhóm 5: Đây là nhóm rủi ro mới được tách từ rủi ro Nhóm 4 bao gồm các ngành nghề có mức độ rủi ro cao nhất dựa trên thống kê thiệt hại thực tế qua nhiều năm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và khu vực. Các ngành nghề thuộc rủi ro Nhóm 5 bao gồm: ngành dệt, may, ngành sản xuất giày và ngành sản xuất gỗ.
1.4.1.2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trong bảo hiểm hỏa họan và các rủi ro đặc biệt, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau đây:
- Thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra cho đối tượng bảo hiểm
- Chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm trong và sau khi xảy ra hỏa hoạn.
- Chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi tổn thất xảy ra. a. Rủi ro được bảo hiểm
Rủi ro A: Cháy, sét, nổ. Trong đó:
- Rủi ro Cháy được bảo hiểm nếu hội tụ cả ba yếu tố: + Thực sự phát ra ánh lửa.
+ Ngọn lửa đó không phải là lửa chuyên dùng. + Lửa đó phải là bất ngờ, ngẫu nhiên.
Nhưng loại trừ:
+ Động đất, núi lửa phun hoặc biến động khác của thiên nhiên.
+ Thiệt hại gây ra bởi: tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt, hoặc đang trong quá trình xử lý có nhiệt, hoặc tài sản bị đốt cháy theo lệnh của bất kỳ cơ quan công quyền nào hoặc cháy do lửa ngầm dưới đất...
+ Bất kỳ thiệt hại nào gây ra bởi hoặc do hậu quả của việc cháy rừng, bụi cây, đồng cỏ, rừng nhiệt đới dù là ngẫu nhiên hay không hoặc đốt với mục đích làm sạch đất đai.
- Sét đánh: người tham gia bảo hiểm sẽ được bồi thường cho rủi ro này nếu tham gia bảo hiểm và tài sản bị phá hủy do sét đánh trực tiếp gây cháy. Nếu sét đánh không gây cháy, phát ra lửa mà ảnh hưởng đến tài sản thì không được bồi thường.
- Nổ: nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt nhưng loại trừ thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.
Rủi ro B: Nổ Nhưng loại trừ:
- Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, bình đun nước bằng hơi tiết kiệm (economizers), máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệu chứa trong các máy móc thiết bị đó do chúng bị nổ.
- Thiệt hại gây ra bởi hoặc do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của các hành động khủng bố của một người hoặc một nhóm người nhân danh hoặc có liên quan đến bất kỳ tổ chức nào.
Rủi ro C: Máy bay và các phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi trúng
Rủi ro D: Gây rối, đình công, công nhân bế xưởng hoặc những hành động của những người tham gia các cuộc gây rối lao động hay những người có ác ý không mang tính chất chính trị
Nhưng loại trừ những thiệt hại sau:
- Do tịch thu, phá hủy hoặc trưng dụng theo lệnh của Chính phủ và nhà cầm quyền.
- Tổn thất do mất thu nhập, tổn thất do chậm trễ, tổn thất do mất thị trường hay bất kỳ tổn thất thiệt hại nào mang tính chất hậu quả hoặc mang tính chất gián tiếp khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Thiệt hại đối với tài sản mà nguyên nhân trực tiếp là hành động ác ý của bất cứ người nào nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng thực hiện hành động trộm cắp. Nhà bảo hiểm chỉ đồng ý bảo hiểm rủi ro này khi người được bảo hiểm mua bảo hiểm cho rủi ro D.
Rủi ro F: Động đất hoặc núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả của động đất, núi lửa phun hoặc cháy do lửa ngầm dưới đất
Rủi ro G: Giông, bão Nhưng loại trừ thiệt hại
- Nước thoát ra khỏi ranh giới của các nguồn nước tự nhiên hay nhân tạo hoặc bất kỳ thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn nước và lụt do nước biển.
- Gây ra do sương mù, lún hoặc sụt lở đất
- Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị hư hại.
- Xảy ra đối với các tòa nhà đang trong giai đoạn xây dựng, sủa chữa trừ khi tất cả các cửa, lỗ hổng của tòa nhà đã được hoàn thành.
Rủi ro H: Giông, bão, lụt
Tương tự rủi ro G nhưng bổ sung rủi ro lụt.
Rủi ro I: Nước thoát ra từ các bể chứa nước, thiệt hại chưa nước hoặc đường ống dẫn nước
Nhưng loại trừ thiệt hại do nước thoát ra hay rò rỉ từ hệ thống chữa cháy tự động hoặc thiệt hại đối với bất kỳ ngôi nhà nào bỏ trống hoặc không có người sử dụng.
Rủi ro J: Đâm va do xe cơ giới hay động vật thiệt hại trực tiếp phát sinh từ việc đâm va bởi xe cơ giới hay động vật
b. Rủi ro loại trừ
Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra. Thiệt hại gây ra bởi:
- Gây rối, nổi dậy quần chúng bãi công hay công nhân bế xưởng khi rủi ro D được ghi nhận là được bảo hiểm thể hiện trong giấy chứng nhận bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm, nhưng chỉ với phạm vi bảo hiểm đã quy định tại rủi ro đó;
- Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch hành động khiêu khích quân sự hoặc hiếu chiến của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay không), nội chiến;
- Khủng bố;
- Binh biến, dấy binh bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng bạo động, đảo chính, thiết quân luật phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố hay duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giới nghiêm, tịch thu trưng dụng, quốc hữu hóa, phá hoại;
- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân;
- Sử dụng cố ý hoặc không cố ý tên lửa hoặc bất kỳ loại vũ khí chiến tranh nào; - Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải hạt nhân do đốt cháy nguyên liệu hạt nhân. Đối với điểm loại trừ này thì thuật ngữ “đốt cháy” bao gồm cả quá trình phản ứng phân hạch hạt nhân tự phát;
- Xảy ra đối với bất kỳ máy móc, dụng cụ thiết bị điện nào hay bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, phóng điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét);
- Tuy nhiên điểm loại trừ này chỉ áp dụng đối với chính những máy móc, dụng cụ thiết bị điện hoặc những bộ phận của thiết bị điện chịu tác động trực tiếp của những hiện tượng nêu trên chứ không áp dụng với những máy móc, dụng cụ và thiết bị điện khác bị phá hủy, thiệt hại do cháy phát sinh từ chính các máy móc thiết bị trên;
- Gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ những thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm xảy ra. Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm. Hay bất kỳ rủi ro được bảo hiểm nào mà chính những rủi ro ấy lại phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn.
- Hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản, vàng bạc và đá quý, tiền, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tín, vật mẫu, khuôn mẫu, sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ, trừ khi được chấp nhận đặc biệt bằng sửa đổi bổ sung là chúng được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm này;
- Thiệt hại xảy đối với tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm hay lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ trường hợp phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hay lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải nếu không có đơn bảo hiểm này;
- Những tổn thất hoặc thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ tổn thất về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc hợp đồng bảo hiểm);
- Tổn thất do trộm cắp trong hoặc ngay sau khi xảy ra cháy.
1.4.1.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản được bảo hiểm. Việc xác định chính xác giá trị của tài sản là quan trọng vì đó là căn cứ để bồi thường chính xác giá trị thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.
Tài sản tham gia bảo hiểm cháy thường có giá trị lớn và rất khác nhau bởi vậy khi xác định giá trị bảo hiểm cũng phải chia ra thành từng loại:
- Giá trị của văn phòng nhà xưởng được xác định theo giá trị mới hoặc giá trị còn lại.
+ Giá mới là giá xây dựng ngôi nhà gồm cả chi phí khảo sát thiết kế.
+ Giá trị còn lại bằng giá mới trừ đi hao mòn theo thời gian. Hao mòn theo thới gian được tính theo mức khấu hao thực tế trên sổ sách kế toán.
- Giá trị bảo hiểm của máy móc, thiết bị và các loại tài sản cố định được xác định dựa trên cơ sở giá mua mới bao gồm cả chi phí lắp đặt hoặc giá trị còn lại.
- Giá trị bảo hiểm của thành phẩm, bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất.
- Giá trị bảo hiểm của hàng hóa mua về để trong kho, cửa hàng được xác định trên cơ sở giá mua cộng với chi phí chuyên chở.
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm và được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Đây là
số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nó cũng chính là giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm, trong bất kỳ trường hợp tổn thất nào thì số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm không được vượt quá số tiền bảo hiểm.
Cở sở để xác định số tiền bảo hiểm là giá trị bảo hiểm. Tùy theo từng đối tượng tham gia bảo hiểm mà có cách xác định số tiền bảo hiểm khác nhau. Đối với tài sản cố định thì căn cứ vào giá trị bảo hiểm của tài sản. Đối với tài sản lưu động là giá trị thường xuyên biến động. Có hai phương án xác định số tiền bảo hiểm.
Theo giá trị trung bình của tài sản tức là khách hàng tham gia bảo hiểm ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết giá trị của hàng hóa trung bình trong kho, cửa hàng. Trong thời gian bảo hiểm giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra thì doanh nghiệp bồi thường thiệt hại thực tế không vượt quá giá trị trung bình được tính trước này.
- Theo giá trị tối đa tức là khách hàng tham gia bảo hiểm căn cứ vào giá trị tài sản tối đa ở một thời điểm nào đó để kí hợp đồng tham gia bảo hiểm. Như vậy nhà bảo hiểm và khách hàng phải thỏa thuận 3 vấn đề:
+ Mức phí phải nộp; + Phương thức nộp phí;
+ Tính toán số tiền bồi thường nếu rủi ro xảy ra.
Mỗi một phương án đều có những phức tạp riêng, tuy nhiên nếu tính toán theo giá trị trung bình cũng đơn giản hơn, dễ theo dõi hơn bởi vậy giúp cho nhà bảo hiểm dễ tính toán và đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm.
1.4.1.4. Phí bảo hiểm
Mức phí tuyệt đối của đơn bảo hiểm tài sản được tính toán theo công thức sau: P = Sb * R = Sb * (R1 + R2 )
Trong đó: Sb : số tiền bảo hiểm R1 : tỷ lệ phí thuần
Nhà bảo hiểm cần phải tính toán phí bảo hiểm sau đó lập thành 1 bảng tỷ lệ phí ứng với từng loại tài sản hoặc từng nhóm tài sản. R1 phụ thuộc vào các yếu tố:
- Vật liệu xây dựng nên công trình bảo hiểm.
+ Công trình loại D: sử dụng vật liệu nặng khó bắt lửa.
+ Công trình loại N: sử dụng vật liệu trung gian đó là vật liệu nhiều chất hóa