Về công tác giám định bồi thường

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT (Trang 89 - 92)

BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT

2.2.5. Về công tác giám định bồi thường

số tiền bồi thường mỗi vụ không lớn, tổn thất thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật thường có giá trị thiệt hại hàng tỷ hoặc lên tới hàng trăm tỷ đồng do quy mô mỗi hợp đồng rất lớn. Chính vì vậy, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy doanh thu nghiệp vụ thì công tác kiểm soát bồi thường vẫn luôn được Bảo hiểm Bảo Việt chú trọng.

Bảng 2.5: Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Bảo hiểm Bảo Việt (2015-2019) TT Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1 Doanh thu (tỷ đồng) 804.38 919.87 4 1124 1238 1286 2 Bồi thường (tỷ đồng) 329.54 2 332.85 0 689.27 0 672.15 1 564.741 3 Tỷ lệ tổn thất (%) 40,9 36,18 55,67 54,29 43,91

(Nguồn: Báo cáo bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt từ năm 2015 đến năm 2019)

Công thức tính tỷ lệ bồi thường: Tỷ lệ bồi

thường =

Địa phương chi BT

phần BV +

Tổng công ty chi BT phần BV

X 100Doanh thu Doanh thu

Theo bảng số liệu tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật, tổn thất phát sinh trong năm 2015 là trên 329 tỷ đồng qua đó tỷ lệ tổn thất trong năm này là 40,9%. Đây là tỷ lệ bồi thường tương đương so với tỷ lệ bồi thường chung của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật trên thị trường vốn được đặt ở mức 35-40%. Sang năm 2016, tỷ lệ bồi thường của Bảo hiểm Bảo Việt giảm còn 36,18% khi bồi thường phát sinh đạt khoảng 332 tỷ đồng, tuy nhiên do doanh thu có sự tăng trưởng đột biến nên đã kéo tỷ lệ bồi thường giảm. Sang năm 2017, tỷ lệ bồi thường tăng cao do ảnh hưởng của các cơn bão (Bão Damrey và Bão Doksuki) gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh ven biển nơi tập trung khá nhiều khách hàng của Bảo hiểm Bảo Việt. Ước tính tổng thiệt hại nguyên nhân do bão gây ra lên tới 300 tỷ đồng chiếm gần 50% giá trị bồi thường cả năm.

của Bảo hiểm Bảo Việt trong năm 2018 vẫn có chiều hướng xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn khi tỷ lệ bồi thường lên tới 54,29% tương đương với giá trị bồi thường phát sinh 672 tỷ đồng. Mặc dù Bảo hiểm Bảo Việt đã rất tích cực trong khâu sang lọc rủi ro đầu vào cũng như công tác đánh giá rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất nhưng vẫn xảy ra các vụ thiệt hại thiệt hại từ ngành nghề dệt may và gỗ. Vụ tổn thất lớn nhất trong năm của Bảo hiểm Bảo Việt là vụ hỏa hoạn tại Công ty dệt may Yajkin Vietnam (Hàn Quốc) xảy ra ngày 14/06/2018 với giá trị dự phòng tổn thất 400 triệu đô-la Mỹ (Bảo Việt bảo hiểm 100%). Mặc dù tỷ lệ bồi thưởng vẫn thấp hơn tỷ lệ bồi thường mục tiêu nhưng đây là kết quả đáng báo động với toàn bộ hệ thống Bảo hiểm Bảo Việt về việc kiểm soát bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ nhằm mục tiêu duy trì lãi nghiệp vụ.

Trong giai đoạn 2015-2019, năm 2018 được xem là năm khó khăn nhất đối với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Bảo hiểm Bảo Việt cũng như trên toàn thị trường. Liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn, đặc biệt nhiều vụ cháy lớn đối với nhóm ngành rủi ro cao: Dệt may, Da giày, Kho…. của các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan gây thiệt hại đặc biệt nặng nề cho nền kinh tế nói chung và cho ngành bảo hiểm nói riêng. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng giá trị thiệt hại của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong năm này dự phòng lên tới 819 triệu đô-la Mỹ.

Bước sang năm 2019, Bảo hiểm Bảo Việt đã triển khai đồng thời nhiều biện pháp đánh giá rủi ro, kiểm soát đầu vào cũng như hạn chế các dịch vụ có lịch sử tổn thất xấu. Đồng thời, mặt bằng phí bảo hiểm cháy, nổ cũng được nâng lên đáng kể do các doanh nghiệp tuân thủ các quy định theo Nghị Định 23 của Chính Phủ. Điều này thể hiện ở tỷ lệ bồi thường của Bảo hiểm Bảo Việt trong năm này chỉ là 43,91% với 564 tỷ đồng giá trị bồi thường phát sinh. Chi phí bồi thường đã bắt đầu có xu hướng giảm xuống khi Bảo hiểm Bảo Việt đã bắt đầu triển khai các điều chỉnh chính sách khai thác như rà soát, điều chỉnh, thanh lọc, loại bỏ các nhóm rủi ro xấu, điều kiện phòng cháy chữa cháy không đảm bảo.

Biểu đồ 2.5: Tốc độ phát triển số tiền bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt (Giai đoạn 2015-2019)

Theo như biểu đồ ta có thể thấy số tiền chi cho bồi thường có xu hướng tăng mạnh nhất là năm 2017 với mức tăng trên 100%, tương ứng số tiền bồi thường từ 332.850 tỷ đồng năm 2016 lên tới 689.270 tỷ đồng năm 2017. Tuy nhiên sang năm 2018 Bảo hiểm Bảo Việt đã áp dụng nhiều chính sách quản lý chặt chẽ từ khâu đánh giá rủi ro và hạn chế tổn thất cũng như từ chối các dịch vụ thuộc nhóm ngành rủi ro cháy nổ cao. Đồng thời do mặt bằng phí bảo hiểm các hợp đồng bảo hiểm cũng được nâng lên đáng kể do nền phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm có sự cải thiện do các công ty bảo hiểm cũng có những tổn thất lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nên tốc độ bồi thường đã giảm xuống thấp hơn 2% so với năm 2017 và sang năm 2019 đã tiếp tục giảm xuống thấp hơn 15% so với năm 2018. Điều này chứng tỏ các chính sách khai thác cũng như công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của Bảo hiểm Bảo Việt đã bắt đầu có những tác động tích cực góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của toàn bộ hệ thống.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w