Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT (Trang 45 - 52)

PHI NHÂN THỌ

1.4.2. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật

Bảo hiểm kỹ thuật bao gồm sản phẩm bảo hiểm xây dựng/lắp đặt bảo vệ cho các công trình trong quá trình thi công và các sản phẩm bảo hiểm cho các đối tượng tài sản có đặc tính kỹ thuật như bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu, bảo hiểm đổ vỡ máy móc, bảo hiểm nồi hơi v.v..

Trong đó, sản phẩm bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng là sản phẩm đặc thù của nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật bao gồm các nội dung như sau:

1.4.2.1. Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp… hay nói cách khác là các công trình có sử dụng xi măng và bê tông cốt thép. Cụ thể là các nhóm công trình sau:

- Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, rạp hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hóa khác…

- Nhà máy, xí nghiệp, các công trình phục vụ sản xuất.

- Đường sá (bao gồm cả đường bộ và đường sắt), đường băng sân bay.

- Cầu cống, đê đập, công trình thoát nước, kênh đào, cảng…

Mỗi công trình bao gồm nhiều hạng mục riêng biệt được xác định và dự tính thông qua sơ đồ tổng thể, bản vẽ thiết kế cùng các máy móc trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác xây dựng cũng như các công việc có liên quan trong quá trình

xây dựng. Để thuận tiện cho việc tính phí bảo hiểm cũng như giải quyết khiếu nại trong trường hợp tổn thất xảy ra, một công trình xây dựng được chia làm nhiều hạng mục khác nhau, bao gồm:

Cấu trúc chủ yếu của công trình xây dựng: Hạng mục này chiếm phần lớp giá trị công trình. Nó bao gồm tất cả các công việc thực hiện bởi chủ thầu chính (bên B) và tất cả các nhà thầu phụ của chủ thầu chính theo qui định của hợp đồng xây dựng ký kết giữa bên A và bên B: từ công tác chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng, xây dựng các công trình tạm thời phục vụ cho công tác thi công cho đến việc đóng cọc, làm móng, và xây dựng cấu trúc chính của công trình.

Trang thiết bị xây dựng: Gồm các thiết bị cố định phục vụ thi công như các công trình phụ trợ (lán trại, trụ sở tạm thời, kho bãi, nhà xưởng), giàn giáo, hệ thống băng tải, thiết bị cung cấp điện, nước, rào chắn, v.v… Khi yêu cầu bảo hiểm cho các trang thiết bị này, cần phải có danh sách kèm theo đơn bảo hiểm.

Máy móc xây dựng: Bao gồm các máy móc có động cơ tự hành hoặc không tự hành phục vụ công tác thi công (ví dụ như máy xúc, máy ủi, cần cẩu, xe chuyên dùng…) thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm hoặc do họ đi thuê. Các loại máy móc này chỉ được bảo hiểm trong thời gian sử dụng trên khu vực công trường. Khi yêu cầu bảo hiểm cho các máy móc này cần có danh sách kèm theo đơn bảo hiểm

Các tài sản có sẵn trên và xung quanh khu vực công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom hay coi sóc của người được bảo hiểm. Trường hợp này thường có ở các công trình mở rộng hoặc cải tạo lại, các tài sản trên có thể bị thiệt hại trong quá trình xây dựng mới. Giá trị của các tài sản này không nằm trong giá trị của công trình mới nên chúng thường không thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm xây dựng. Nhưng nếu người được bảo hiểm có nhu cầu thì người bảo hiểm có thể xem xét và mở rộng phạm vi bảo hiểm theo điều khoản bổ sung.

Chi phí dọn dẹp hiện trường: Bao gồm các chi phí phát sinh do việc thu dọn và di chuyển mảnh vụn, đất đá do các rủi ro được bảo hiểm xảy ra trên phạm vi công trường.

Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba: Bao gồm các trách nhiệm pháp lý do thiệt hại về tài sản, thương tật thân thể của bên thứ ba phát sinh trong quá trình thi công công trình trong hoặc xung quanh khu vực công trường. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thiệt hại của người làm công, người thân hoặc đại diện không thuộc phạm vi của phần này (không phải người thứ ba).

1.4.2.2. Phạm vi bảo hiểm

Đơn bảo hiểm xây dựng thuộc loại hình đơn mọi rủi ro, theo đó, trong quy tắc bảo hiểm chỉ quy định các rủi ro loại trừ bảo hiểm và tất cả các rủi ro không bị loại trừ sẽ thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Các rủi ro loại trừ chung cho cả phần bảo hiểm vật chất và trách nhiệm: + Chiến tranh hay những hoạt động tương tự, đình công, nổi loạn, ngừng trên công việc, yêu cầu của bất cứ cơ quan có thẩm quyển nào.

+ Hành động cố ý hay sự cẩu thả cố ý của người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ

+ Phản ứng hạt nhân, phóng xa hay ô nhiễm phóng xạ

+ Các rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần bảo hiểm thiệt hại vật chất bao gồm: + Bất kỳ loại tổn thất nào có tính chất hậu quả

+ Hỏng hóc cơ khí/điện hay sự trục trặc của máy móc, trang thiết bị xây dựng

+ Lỗi thiết kế

+ Chi phí thay thế, sữa chữa hay khắc phục các khuyết tật của nguyên vật liệu và/hoặc do tay nghề (các tổn thất hư hại do hậu quả thì được bảo hiểm)

- Các loại trừ đối với phần bảo hiểm trách nhiệm:

Khiếu nại tổn thất liên quan đến tai nạn được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm trong phạm vi của phần bảo hiểm vật chất của đơn bảo hiểm xây dựng Khiếu nại phát sinh do dịch chuyển, rung động hay suy yếu của cột chống.

1.4.2.3. Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm được ghi rõ trong đơn bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm thường là thời gian thi công công trình được tính từ khi bắt đầu khởi công công

trình đến khi hoàn thiện hay chuyển giao hoặc đưa vào hoạt động. Trên thực tế, thời gian thi công không nhất thiết phải trùng với thời hạn ghi trong hợp đồng. Nếu công trình hoàn thành trước thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng cũng chấm dứt ngay sau khi công trình được bàn giao đưa vào sử dụng. Trong trường hợp thời gian thi công kéo dài vượt quá thời hạn qui định thì người được bảo hiểm phải có yêu cầu gia hạn thêm đối với hợp đồng bảo hiểm và phải thanh toán thêm phí bảo hiểm cho thời gian vượt quá này.

Thông thường thời hạn bảo hiểm bao gồm thời gian: - Lưu kho (vật liệu) trước khi xây dựng (tối đa là ba tháng); - Giai đoạn xây dựng;

- Kiểm nghiệm, chạy thử (nếu có máy móc); - Bảo hành.

1.4.2.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm

Việc xác định chính xác giá trị bảo hiểm rất phức tạp. Các giá trị phải xác định trong bảo hiểm xây dựng bao gồm:

Giá trị bảo hiểm của phần công tác xây dựng: thường là giá trị ước tính và có thể là một trong số các giá trị sau:

+ Tổng giá trị khôi phục lại công trình trong trường hợp có tổn thất toàn bộ và phải tiến hành xây dựng lại

+ Giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng + Giá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổn thất lớn nhất có thể xảy ra

Tuy nhiên việc xác định giá trị của phần công tác xây dựng theo giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng thường là hợp lý nhất. Khi công trình hoàn thành, giá trị này được điều chỉnh lại theo giá trị thực tế và phí bảo hiểm cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp.

Giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng thường bao gồm chi phí lập công trình, giá trị các nguyên vật liệu do nhà thầu cung cấp, chi phí nhân công của chủ thầu, những chi phí trả cho khối lượng công việc thầu phụ hay dịch vụ, chi

phí liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công xây dựng, nhà xưởng thiết bị và các công trình tạm thời, kỹ thuật và giám sát, chi phí hành chính, lợi nhuận.

Giá trị bảo hiểm của máy móc và trang thiết bị xây dựng: Được xác định theo giá trị thay thế tương đương của các máy móc trang thiết bị đó mua tại thời điểm thi công công trình và có thể bao gồm cả các chi phí vận chuyển lắp ráp.

Giá trị bảo hiểm cho phần chi phí dọn dẹp: Thường được ước tính theo phần trăm giá trị của hợp đồng xây dựng.

Giá trị bảo hiểm cho các công trình hoặc tài sản có sẵn trong hoặc xung quanh khu vực thi công thuộc quyển sở hữu, trông nom hoặc coi sóc của người được bảo hiểm: Được xác định theo giá trị thực tế của các tài sản đó tại thời điểm yêu cầu bảo hiểm.

Mức trách nhiệm bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba do việc thi công công trình: Thường được xác định trên cơ sở giá trị tổn thất tối đa có thể. Đây là giới hạn thoả thuận cho mỗi tai nạn nhưng không giới hạn trong suốt thời hạn bảo hiểm.

Thông thường, công ty bảo hiểm thường thuyết phục người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm ngang giá trị. Trong trường hợp người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm dưới giá trị sẽ áp dụng phương pháp bảo hiểm theo tỉ lệ với các thiệt hại xảy ra.

Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị bảo hiểm, bao gồm: Cấu trúc chủ yếu của công trình: là giá trị đầy đủ của công trình theo hợp đồng tại thời điểm hoàn thành việc xây dựng, bao gồm:

+ Chi phí cho công tác chuẩn bị mặt bằng như đào đắp, san nền, đường sá… (không tính chi phí giải phóng mặt bằng)

+ Chi phí các hạng mục công trình xây dựng: móng, nền, tường, trần, mái, tường ngăn…

+ Giá trị các công trình tạm phục vụ thi công như kênh dẫn nước, đê bảo vệ, hệ thống chiếu sáng…

+ Chi phí chạy thử máy móc, thiết bị mới 100% (nếu được bảo hiểm)

bảo hiểm phải khai báo kịp thời và nộp thêm phí bảo hiểm, người được bảo hiểm phải khai báo kịp thời và nộp thêm phí bảo hiểm. Nếu không người bảo hiểm sẽ áp dụng quy tắc tỷ lệ như đối với trường hợp bảo hiểm dưới giá trị.

+ Giá trị trang thiết bị máy móc phục vụ xây dựng + Tài sản sẵn có hoặc xung quanh công trường

+ Chi phí dọn dẹp tổn thất (5-10% hợp đồng xây dựng)

1.4.2.5. Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm của một công trình xây dựng bao gồm hai phần chính: phí bảo hiểm tiêu chuẩn và phụ phí mở rộng.

- Phí bảo hiểm tiêu chuẩn: là mức phí bảo hiểm cho các rủi ro tiêu chuẩn (rủi ro tiêu chuẩnlà các rủi ro được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm tiêu chuẩn của Munich Re đang được áp dụng ở nước ta hiện nay) bao gồm các rủi ro thiên tai, các rủi ro bất ngờ và các rủi ro khác như tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm… Phí bảo hiểm tiêu chuẩn có ba phần chính là phí cơ bản tối thiểu, phụ phí rủi ro động đất và phụ phí rủi ro lũ lụt.

- Phí bảo hiểm tiêu chuẩn gồm phí cơ bản và phụ phí tiêu chuẩn

+ Phí cơ bản tối thiểu: là mức phí tối thiểu tính cho từng loại công trình xây dựng theo thời gian xây dựng tiêu chuẩn, được tính bằng tỷ lệ phần nghìn trên giá trị bảo hiểm của công trình.

+ Phụ phí cho rủi ro động đất: được tính căn cứ vào độ nhạy cảm của công trình và khu vực xây dựng công trình.

+ Phụ phí cho rủi ro bão và lũ lụt: tỷ lệ phí (% giá trị công trình theo năm) được tính căn cứ vào tính chất từng loại công trình. Trong trường hợp cụ thể mức phí còn lại được điều chỉnh theo thời gian thi công (mùa mưa hay mùa khô) và mực nước biển, sông hồ kề cận.

- Phụ phí mở rộng, gồm có:

+ Phụ phí bảo hiểm cho chi phí dọn dẹp sau tổn thất

+ Phụ phí cho tài sản trên và xung quanh khu vực công trình được xác định bằng tỷ lệ phí tiêu chuẩn của công trình nhân giá trị bảo hiểm cho tài sản.

+ Phụ phí cho trang thiết bị máy móc phục vụ cho công trình được tính bằng tỷ lệ phí tiêu chuẩn nhân với giá trị bảo hiểm của máy móc.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w