Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT (Trang 111 - 113)

HIỂM BẢO VIỆT

3.3.2. Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là tổ chức xã hội tự nguyện của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, hợp tác, phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên trong thời gian qua, vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam vẫn còn rất mờ nhạt, chưa phát huy hết quyền lực và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Do đó, trong giai đoạn tới, Hiệp hội bảo hiểm cần làm nhiều hơn nữa để nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình:

Thứ nhất, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, hạn chế tình trạng cạnh tranh phi kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu tới thị trường bảo hiểm. Để làm được việc này, Hiệp hội cần thường xuyên xây dựng và đưa ra quy tắc hợp tác chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường. Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp hội viên, những văn bản thỏa thuận hợp tác về nghiệp vụ bảo hiểm.

Thứ hai, Hiệp hội cần tăng cường hơn nữa hoạt động của mình để trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp. Phối hợp với Bộ tài chính và các hội viên để có những phương án, biện pháp phát triển thị trường bảo hiểm mang tính chất đồng bộ, thống nhất cùng nhau thực hiện.

Thứ ba, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, đại diện các hội viên tham gia ý kiến vào việc soạn thảo các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm, các vấn đề liên quan; góp ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược ngành bảo hiểm Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành kinh tế trong đó các ngành xây dựng, giao thông vận tải… kéo theo nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật cũng được gián tiếp hưởng lợi khi ngày càng nhiều công trình được khởi công và các công trình hiện đại đi vào hoạt động cần có nhu cầu bảo hiểm khi gặp rủi ro xảy ra. Bảo hiểm Bảo Việt mặc dù gặt hái được nhiều thành công trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, vì vậy, hoạt động kinh doanh loại hình bảo hiểm này tại Bảo Việt chưa thực sự đóng góp nguồn lợi nhuận tương xứng với mức đóng góp từ doanh thu đem lại.

Với đặc thù sản phẩm có tính kỹ thuật nghiệp vụ cao, việc phát triển mở rộng quy mô nghiệp vụ còn gặp khá nhiều khó khăn từ nội tại của doanh nghiệp bảo hiểm và yếu tố cạnh tranh của thị trường. Từ kinh nghiệm nghiên cứu được thực trạng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật giai đoạn 2015 – 2019 tại Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Bảo Việt cần nắm bắt được các yếu tố tạo nên thành công, đặc điểm của thị trường, điểm mạnh và nguồn lực của bản thân cũng như các đối tác để đưa ra chương trình phát triển hiệu quả nhất.

Qua phân tích thực tế tình hình triển khai tại Bảo hiểm Bảo Việt, Luận văn Thạc sĩ: “Phát triển bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt” đã đánh giá được kết quả kinh doanh và bồi thường của nghiệp vụ. Đồng thời, luận văn cũng đã đề xuất những giải pháp cụ thể sát với thực tế của doanh nghiệp nhằm phát triển hơn nữa nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật trong thời gian tiếp theo.

Mặc dù đã cố gắng học tập, nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế như thực hiện điều tra với quy mô hẹp, số liệu chưa thực sự đầy đủ…Tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà chuyên môn, Ban lãnh đạo Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

1. Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam, website www.webbaohiem.net, Thông tin thị trường bảo hiểm Việt Nam và trong khu vực.

2. Công ty Tái bảo hiểm Munich Re (CHLB Đức), Quy tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt thuộc Bộ Quy tắc bảo hiểm tài sản.

3. Công ty Tái bảo hiểm Munich Re (CHLB Đức), Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng thuộc Bộ Quy tắc bảo hiểm kỹ thuật.

4. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính, Niên giám thị trường Bảo hiểm Việt Nam các năm 2015 – 2019 và thông tin thị trường năm 2019.

5. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2015 – 2019), Số liệu thị trường Bảo hiểm Việt Nam các năm 2015 – 2019.

6. Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Tạ Thu Giang (2012), Phát triển bảo hiểm du lịch quốc tế của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2015 - 2019), Báo cáo doanh thu, bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Bảo hiểm Bảo Việt các năm 2015 - 2019.

10.Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2015 - 2019), Báo cáo tài chính các năm 2015 – 2019.

11. Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2015 - 2019), Báo cáo thường niên các năm.

12. Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm Việt Nam và khu vực.

13. Vũ Hoàng Long (2015), Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w