BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
2.2.4.3. Doanh thu và tốc độ phát triển doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật
kỹ thuật
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.2: Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt (Giai đoạn 2015-2019)
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt từ năm 2015 đến năm 2019)
Năm 2015, tổng doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật đạt hơn 804 tỷ đồng trong đó bảo hiểm tài sản là 520 tỷ đồng, bảo hiểm kỹ thuật 197 tỷ đồng và bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp đóng góp 86 tỷ đồng. Có thể dễ dàng nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất với 64,75% tổng doanh thu. Kết quả này cho thấy nguồn doanh thu bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt chủ yếu đến từ hoạt động tham gia bảo hiểm cho các tòa nhà, công trình của nhà nước và doanh nghiệp, nhà xưởng trong các khu công nghiệp đặt tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đặc điểm của nguồn doanh thu này là phí bảo hiểm có thể từ vài triệu đồng lên tới hàng tỷ đồng thậm chí hàng chục tỷ đồng và còn có tính chất tái tục hàng năm nên đây được coi là nguồn doanh thu ổn định làm nền tảng để phát triển thêm các dịch vụ khác. Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật cũng được coi là nghiệp vụ đem lại doanh thu khá tốt nhưng không có tính tái tục do phụ thuộc vào việc triển khai các dự án xây dựng. Nếu để tỷ trọng khai thác bảo hiểm kỹ thuật quá lớn trong cơ cấu doanh thu có thể được coi là “con dao hai lưỡi” vì một mặt có thể mang lại nguồn doanh thu lớn nhưng một mặt có thể gây sụt giảm doanh thu do nguồn cung dự án ngày một hạn chế. Doanh thu bảo hiểm kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt trong năm 2015 chiếm 24,53% và còn lại là bảo hiểm trách nhiễm hỗn hợp chiếm 10,72%.
Bước sang năm 2016, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật đạt hơn 919 tỷ đồng, trong đó, bảo hiểm tài sản đạt 576 tỷ đồng, bảo hiểm kỹ thuật đạt 239 tỷ đồng và bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp đạt 104 tỷ đồng. Bảo hiểm Bảo Việt tiếp
tục đẩy mạnh tập trung khai thác dựa trên những khách hàng đang sẵn có kèm theo với khai thác các dự án xây dựng mới có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp FDI, doanh thu bảo hiểm tài sản của Bảo hiểm Bảo Việt tăng lên với tỷ lệ tăng trưởng 10,6% trong năm 2016 và bảo hiểm kỹ thuật thậm chí còn tăng trưởng 21,16% trong năm 2016 khi chỉ đạt 239 tỷ đồng. Trong các năm tiếp theo, doanh thu bảo hiểm tài sản và kỹ thuật vẫn tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng rất khiêm tốn với 5,84% năm 2014 đạt 145 tỷ đồng và tăng trưởng 2,07% năm 2015 đạt 148 tỷ đồng. Có thể thấy, doanh thu bảo hiểm kỹ thuật đã gần đạt đến giới hạn và khó có khả năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm và rủi ro hỗn hợp của Bảo hiểm Bảo Việt đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này với tỷ lệ tăng trưởng trung bình trên 12%/năm. Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm năm 2019 tăng gấp 1,75 lần so với năm 2015 khi đạt 151 tỷ đồng. Kết quả ấn tượng này là do Bảo hiểm Bảo Việt sử dụng chiến lược tăng trưởng tập trung thông qua việc phát triển mạnh phân khúc thị trường này, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các ban ngành đối tác - phân khúc thị trường đang có hiệu quả kinh doanh tốt và còn nhiều tiềm năng phát triển doanh thu. Bảo hiểm Bảo Việt đang cố gắng đưa ra thêm các sản phẩm bảo hiểm thuộc nhóm trách nhiệm và rủi ro hỗn hợp mới đáp ứng nhu cầu đa dạng khách hàng trong kỉ nguyên cách mạng công nghệ 4.0, mang lại sự tiện lợi cho người được bảo hiểm khi tham gia tại Bảo hiểm Bảo Việt từ khâu tham gia bảo hiểm đến khâu chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm. Tỷ trọng bảo hiểm trách nhiệm trong tổng doanh thu đã được cải thiện khá đáng kể khi lần lượt tăng lên thành 11,37% năm 2016 và luôn đạt được tỷ trọng trên 10% trên tổng doanh thu.
(Đơn vị: %)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt (Giai đoạn 2015-2019)
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt từ năm 2015 đến năm 2019)
Ta có thể thấy nghiệp vụ bảo hiểm tài sản trong những năm gần đây luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu doanh thu chỉ sụt giảm khoảng 2% trong năm 2016 so với năm 2015 nhưng sau đó luôn chiếm trên 70% trong tổng doanh thu , nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp cũng đã có bước phát triển nhất định trong thời gian vừa qua và đạt tỷ trọng trung bình từ 11-12% trong cơ cấu. Các sản phẩm của nhóm nghiệp vụ này vốn không được khách hàng quan tâm do khái niệm bồi thường cho trách nhiệm vẫn còn khá xa lạ nếu so với việc bảo hiểm cho các tài sản hay công trình hiện hữu. Đây là một yếu tố gây khó khăn trong việc triển khai sản phẩm tới khách hàng trong nước do chủ yếu sản phẩm này đang nằm trong tay các công ty bảo hiểm nước ngoài có kinh nghiệm triển khai từ rất lâu về trước nhưng cũng là “mảnh đất” còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá hết. Mặc dù tỷ trọng doanh thu hàng năm của bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp là chưa cao khi chỉ chiếm 11%-13% tổng doanh thu nhưng giai đoạn này vẫn đánh dấu thành công của Bảo hiểm Bảo Việt đối với nghiệp vụ bảo hiểm này. Với chủ trương không ngừng phát triển sản phẩm bảo hiểm theo xu hướng mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bảo hiểm Bảo Việt mới gần đây có ra mắt 2 sản phẩm rất tiềm năng là Bảo hiểm trách nhiệm an ninh mạng (Cyber Liability Insurance và Bảo hiểm Bảo Lãnh (Bond Insurance), nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp sẽ tiếp tục còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt (Giai đoạn 2015-2019)
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt từ năm 2015 đến năm 2019)
Bảo hiểm Bảo Việt có xu hướng chuyển dịch sang khai thác doanh thu bảo hiểm kỹ thuật và bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu của Bảo hiểm Bảo Việt không được ổn định, có năm 2018 do tác động của suy thoái kinh tế mà mảng loại hình bảo hiểm kỹ thuật còn tăng trưởng âm 14,96% so với năm 2017. Có thể tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ
thuật không cao nếu so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác như xe cơ giới hay con người nhưng là khá tốt so với mặt bằng chung của các công ty khác trên thị trưởng (8-10%/năm). Mục tiêu tăng trưởng doanh thu của Bảo hiểm Bảo Việt bình quân 11%/năm và tỷ lệ bồi thường chung toàn nghiệp khoảng 45%.
2.2.4.4. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm tài sản kỹ thuật
Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật
TT Năm
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1 Doanh thu nghiệp vụ tài
sản kỹ thuật (tỷ đồng) 804,38 919,874 1124 1238 1286 2 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 6.091 6.445 7.563 9.380 10.386 3 Tỷ trọng doanh thu (%) 13,20 14,27 14,86 13,20 12,38
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt từ năm 2015 đến năm 2019)
Qua số liệu nói trên, có thể dễ dàng nhận thấy, tỷ trọng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật luôn đạt ở mức ổn định trong khoảng từ 12- 15% trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của Bảo hiểm Bảo Việt, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tăng trưởng ổn định qua các năm và là nguồn thu nhập quan trọng tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm có biến động qua các năm. Nếu như tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm năm 2016 và 2017 luôn đạt mức trên mức 14%, đến năm 2018 tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ tài sản kỹ thuật đã giảm còn hơn 13% và đến năm 2019 thì còn 12,38% so với tổng doanh thu của toàn bộ nghiệp vụ. Sở dĩ có sự giảm tỷ trọng doanh thu phí của nghiệp vụ tài sản kỹ thuật của Bảo hiểm Bảo Việt trong giai đoạn 2017-2019 là do chính sách chủ động kìm hãm doanh thu của ban lãnh đạo công ty nhằm mục tiêu ổn định kiểm soát hiệu quả khai thác sau một thời kỳ tăng trưởng quá nóng, tuy nhiên vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.