1. Lý do chọn đề tài
Huyện Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 41km về phía Đông Bắc. Huyện Mường La có tổng diện tích 142.536 ha. Toàn huyện Mường La có 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn và 15 xã; trong đó có 09 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II. Toàn huyện Mường La có dân số trên 98.000 người, với 21.795 hộ dân; gồm 05 dân tộc chủ yếu là dân tộc Thái, Kinh, Mông, La Ha, Kháng và một số dân tộc khác.
Điều kiện khí hậu huyện Mường La phân thành 02 kiểu vùng khí hậu phù hợp với các giống cây ôn đới và vùng khí hậu phù hợp với cây trồng nhiệt đới, nên huyện Mường La đã định hướng phát triển thành 02 vùng trồng cây ăn quả: Vùng cây ăn quả ôn đới và vùng cây ăn quả nhiệt đới.
Trong những năm qua, phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả quan trọng. Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh tính đến tháng 4 năm 2018 có 44.870 ha, tăng 68,3% so với năm 2016; sản lượng năm 2017 ước đạt 198.871 tấn, tăng 68,5% so với năm 2016; giá trị sản xuất cây ăn quả tính theo giá hiện hành năm 2017 ước đạt 1.195.506 triệu đồng. Đã hình thành được một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, có giá trị hàng hóa lớn, như: nhãn (huyện Sông Mã); xoài đặc sản (huyện Yên Châu), mận hậu (huyện Mộc Châu), xây dựng và duy trì phát triển sản xuất 25 chuỗi giá trị quả,....Công tác xuất khẩu quả được quan tâm; thực hiện lấy mẫu, xuất khẩu 9,89 tấn quả xoài, chanh leo sang thị trường Úc, Pháp, Mỹ; tiến hành lấy mẫu xây dựng bản đồ chiếu xạ quả nhãn; khởi công xây dựng 2 nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao, với công suất chế biến từ 120 -160 tấn quả/nhà máy, tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ....Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là: Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, năng suất chưa cao, chất lượng chưa tốt, sản phẩm quả thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Để tiếp tục phát huy tốt những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngày 04 tháng 4 năm 2018, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 80/NQ-HĐND về thông qua Đề án Phát triển cây ăn quả đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La để thay thế Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của HĐND tỉnh Sơn La về Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020. Đề án đã có hiệu lực, song kết quả trong việc tổ chức thực hiện Đề án
2
Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La chưa được nhiều, diện tích, chủng loại cây ăn quả và chất lượng, mẫu mã sản phẩm còn manh múm và chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn; đặc biệt phần lớn diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện trồng trên đất dốc, không giữ được nước; khai thác tiềm năng về phát triển cây ăn quả mang tính bền vững huyện Mường La thiếu các giải pháp hiệu quả. Mặt khác, Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh Sơn La quá trình thực hiện trên thực tế sẽ còn khá dài. Để đạt được kết quả như mục tiêu Đề án đưa ra, việc nghiên cứu tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La là rất cần thiết về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, học viên quyết định chọn đề tài “Tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La” để làm luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân với mong muốn góp phần phát triển kinh tế của huyện.