Hạn chế trong tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 96 - 97)

II Sản lượng cây công

2 Chính quyền Huyện xây dựng được các kênh thông tin phản hồi việc thực hiện Đề án 90

2.4.3. Hạn chế trong tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La

địa bàn huyện Mường La

- Về chuẩn bị triển khai

+ Bộ máy tổ chức và năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế đã tác động không nhỏ đến việc tham mưu chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả.

+ Việc lập kế hoạch triển khai và ra văn bản hướng dẫn của một số cơ quan, đơn vị đôi khi chưa kịp thời và đồng bộ, làm cho việc thực hiện của các cơ quan, đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn.

+ Công tác tập huấn chưa đạt chất lượng cao, một số kĩ năng chưa được tập huấn đầy đủ và kịp thời, nhất là kỹ thuật sản xuất, thu hái, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch còn yếu kém.

- Về chỉ đạo triển khai Đề án

+ Công tác tuyên truyền chưa đạt được kết quả như mong muốn, còn nhiều người dân chưa nắm được mục tiêu, nội dung của Đề án, nhất là các xã vùng cao trình độ dân trí còn hạn chế, cá biệt có những trường hợp không biết tiếng phổ thông nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền. Mặt khác, huyện Mường La có 05 dân tộc cùng chung sống là Thái, Mông, Kháng, Kinh, LaHa, nhưng chương trình phát thanh chỉ có tiếng Thái, Kinh chưa có chương trình riêng dành cho đồng bào dân tộc thiểu số khác. + Sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngàng liên qua chưa rõ ràng và cụ thể, nhất là về nội dung phối hợp, trách nhiệm cung cấp thông tin của mỗi bên cho bên liên quan, thời gian thực hiện phối hợp giữa các cơ quan...

66

cho hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ gia đình trong tiêu thụ, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm quả.

- Về kiểm soát sự thực hiện

+ Chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả, nhất là đối với các cơ quan chuyên môn liên quan từng lĩnh vực của ngành mình tham mưu triển khai thực hiện.

+ Quy trình kiểm soát chưa chặt chẽ, nhất là khâu thu thập thông tin phản hồi từ người dân, các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp nên phần nào thiếu cái nhìn khách quan, toàn diện trong đánh giá tổ chức triển khai Đề án.

+ Kết quả kiểm soát thể hiện qua các báo cáo chưa kịp thời; trình bày số liệu còn thiếu tính khoa học, thiên về mô tả mà thiếu phân tích sâu nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w