Hoàn thiện kiểm soát thực hiện Đề án

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 105 - 107)

II Sản lượng cây công

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA

3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát thực hiện Đề án

3.2.3.1. Căn cứ thực tiễn của giải pháp

Qua đánh giá công tác kiểm soát sự thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La có thể thấy chính quyền huyện Mường La chưa

thường xuyên giám sát việc thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả. Để hoàn thiện công tác kiểm soát sự thực hiện của Đề án, chính quyền huyện Mường La cần tập trung khắc phục các hạn chế nêu trên.

3.2.2.2. Giải pháp cụ thể

- Chế độ báo cáo và các kênh thông tin phản hồi bảo đảm chính xác, kịp thời

Định kỳ hàng năm (từ ngày 15/10 đến 25 tháng 10) theo nhiệm vụ được giao các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án Phát triển cây ăn quả về UBND huyện (qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Sơn La, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La trước ngày 30 tháng 10 hàng năm, trong đó báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND tỉnh để có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện để huyện Mường La thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển cây ăn quả.

Ngoài kênh báo cáo chính thức nói trên, chính quyền huyện Mường La còn xây dựng kênh thông tin phi chính thức như lấy ý kiến người dân, báo chí, dư luận xã hội, hòm thư kiến nghị, phản ánh trên cổng thông tin điện tử của huyện.... Thông tin cũng được thu thập thông qua những buổi tiếp xúc cử tri của các đại biểu HĐND, xã, huyện Mường La, các đoàn giám sát của HĐND huyện Mường La để nắm thông tin phản hồi một cách đầy đủ, khách quan và kịp thời.

- Huy động sự tham gia của các chủ thể kiểm soát và áp dụng đa dạng các hình thức kiểm soát

+ Kiểm soát việc thực hiện Đề án cần được tiến hành từ nhiều chủ thể kiểm soát khác nhau như: Giám sát của HĐND huyện, kiểm tra quản lý của UBND huyện, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các phòng ban như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hôi, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa - Thông tin, Thanh tra huyện….

+ Áp dụng các hình thức kiểm soát từ kiểm soát thường xuyên, kiểm soát định kỳ cho đến kiểm soát đột xuất. Kết hợp kiểm soát dự báo (kiểm soát trước) với kiểm soát trong quá trình thực hiện và kết quả thực hiện.

76

- Về nội dung kiểm soát chính quyền Huyện cần tập trung vào các vấn đề thiết yếu sau

+ Kiểm tra, giám sát về chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước như: Thuế, các chính sách hỗ trợ, các chế độ ưu đãi… mà các hộ gia đình, hợp tác xã được thụ hưởng.

+ Kiểm soát thực hiện việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy trình sản xuất quả an toàn, việc kiểm soát việc tuân thủ các quy tắc bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hoạt động sản xuất quả an toàn…

+ Kiểm soát tình hình dịch bệnh trên cây ăn quả để kịp thời tổ chức phòng, chống, dập dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

+ Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm quả, khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP,...

+ Định kỳ kiểm soát, đánh giá quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả để có cơ sở hoàn thiện công tác lập và thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả đúng nội dung và mục tiêu đề ra. Thường xuyên trao đổi thông tin với các hộ gia đình và hợp tác xã về các vấn đề trong sản xuất như vốn vay, kỹ thuật, bệnh hại cây trồng,... với chính quyền địa phương, nhân viên khuyến nông để giải quyết hợp lý.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w