CÂY ĂN QUẢ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN 1.1 Đề án phát triển cây ăn quả
1.3.1. Kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La
a. Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
Về chuẩn bị triển khai: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sông Mã đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn với nâng cao thu nhập theo quan điểm sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 và xác định các điều kiện triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả của huyện Sông Mã. Trên cơ sở đó chính quyền Huyện đã:
Tập trung vào xây dựng các kế hoạch thực hiện như: Kế hoạch tuyên truyền vận động hộ gia đình, cá nhân cải tạo vườn tạp; Kế hoạch xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn; Kế hoạch quảng bá xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chủ lực của huyện là nhãn quả, long nhãn; Kế hoạch xây dựng các vùng sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, GLOBALGAP) trong sản xuất, chế biến, bảo quản quả an toàn.
Về tổ chức thực hiện: Trên cơ sở các kế hoạch thực hiện, huyện Sông Mã đã tập trung giảm 9.935 ha đất trồng ngô kém hiệu quả chuyển sang trồng mới 2.100 ha nhãn tại các xã dọc quốc lộ 4G và các xã dọc sông Mã, đưa diện tích nhãn của huyện đến năm 2020 lên 6.368 ha; trồng mới 600 ha xoài, chủ yếu là giống xoài Đài Loan, Thái Lan, Úc, đưa tổng diện tích xoài lên 850 ha; trồng các loại quả có múi như bưởi, cam, chanh ở địa bàn các xã dọc quốc lộ 4G, quốc lộ 12 với diện tích 350 ha; trồng mới, cải tạo các vườn mận hậu, đào ở những vùng có khí hậu mát.
Sau gần 2 năm thực hiện, toàn huyện đã trồng mới 1.186 ha cây nhãn; 285 ha xoài Úc, Đài Loan, Thái; 150 ha bưởi, cam, chanh; chăm sóc, cải tạo 1.100 ha vườn cây ăn quả bằng phương pháp ghép mắt.
ghép mắt theo mô hình thâm canh VietGAP, chỉ với 1ha thu về hơn 200 triệu đồng. Huyện Sông Mã đã lồng ghép các nguồn vốn như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn di dân tái định cư, vốn giảm nghèo bền vững và các nguồn vốn khác để phát triển ngành trồng trọt, phát triển cây ăn quả trên đất dốc; triển khai hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm, liên kết “bốn nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn; quảng bá xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chủ lực của huyện là nhãn quả, long nhãn; nghiên cứu mở rộng và triển khai xây dựng các vùng sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, GLOBALGAP) trong sản xuất, chế biến, bảo quản quả an toàn.
Về kiểm soát: Trong quá trình thực hiện phát triển cây ăn quả, huyện Sông Mã đã kiểm soát từ quá trình sản xuất đến việc dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm quả đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định.
b. Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Về chuẩn bị triển khai: Chính quyền huyện Mai Sơn đã triển khai rộng rãi Đề án Phát triển cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hóa; đưa các loại giống cây có năng suất, chất lượng thay thế những loại cây trồng hiệu quả kém; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản.
Đã tổ chức tập huấn thông qua các chương trình như:
- Tổ chức các đoàn đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình kinh tế hiệu quả;
- Làm việc với các doanh nghiệp, đơn vị về quy trình sản xuất, liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm, ký kết chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học trong việc rải vụ, kéo dài mùa vụ phục vụ xuất khẩu;
- Khuyến khích phát triển các HTX, liên hiệp HTX làm đầu mối bao tiêu sản phẩm gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Về tổ chức thực hiện: Với chủ trương quy hoạch xây dựng vùng cây ăn quả phục vụ nhu cầu thị trường và xuất khẩu, huyện Mai Sơn đã tập trung chỉ đạo đẩy
22
mạnh chuyển đổi diện tích trồng cây nông nghiệp hiệu quả thấp sang phát triển cây ăn quả, đến nay diện tích cây ăn quả toàn huyện đã lên đến 6.330 ha, giá trị xuất khẩu các sản phẩm quả chủ lực năm 2018 đạt gần 4,8 triệu USD.
- Công tác tuyên truyền: Chính quyền Huyện đã tổ chức được hơn 200 buổi họp, hội nghị để tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương quan điểm của Đảng, nhà nước về phát triển cây ăn quả.
- Phát triển dịch vụ hỗ trợ
+ Khuyến khích phát triển các HTX, liên hiệp HTX làm đầu mối bao tiêu sản phẩm gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông sản. Toàn huyện hiện có 100 HTX, liên hiệp HTX, trong đó có 80 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thu nhập bình quân trên 01 ha cây ăn quả đạt từ 200-350 triệu đồng/năm, mang lại nguồn thu ổn định cho người sản xuất.
+ Sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; áp dụng khoa học công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm; tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực, cây hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, khẳng định thương hiệu các sản phẩm cây ăn quả của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Về kiểm soát thực hiện Đề án: Huyện Mai Sơn luôn chú trọng kiểm soát quy trình sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm quả an toàn, áp dụng dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.