CÂY ĂN QUẢ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN 1.1 Đề án phát triển cây ăn quả
1.1.2. Nội dung đề án
a. Quy hoạch phát triển cây ăn quả
Quy hoạch phát triển cây ăn quả bao gồm: Quy hoạch về đất đai, quy hoạch vùng cây ăn quả và quy hoạch hệ thống chế biến, phân phối cây ăn quả.
- Quy hoạch đất đai: Là tư liệu sản xuất chính của nông nghiệp, trong đó có cây ăn quả, quy hoạch đất đai để sản xuất cây ăn quả an toàn nhằm chấm dứt phát triển manh mún, đồng nghĩa với phát triển quy mô và đồng bộ, ổn định diện tích, tạo tâm lý yên tâm trong đầu tư phát triển của cả người dân và các doanh nghiệp.
- Quy hoạch vùng cây ăn quả: Sẽ hình thành được các vùng trồng cây ăn quả có quy mô lớn, tập trung, không manh mún, góp phần tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho người sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, bảo quản, tiêu thụ cây ăn quả.
- Quy hoạch hệ thống chế biến, phân phối cây ăn quả: Phải phù hợp với vùng sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong duy trì sự phát triển sản xuất cây ăn quả an toàn hướng tới phát triển bền vững. Quy hoạch hệ thống chế biến, phân phối cây ăn quả phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất ổn định và phát triển thịnh vượng hơn.
b. Sản xuất giống cây ăn quả
Sản xuất giống cây ăn quả là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.
Mục đích việc sản xuất giống cây ăn quả là: Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống, và tình trạng điển hình của giống; tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà; đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
c. Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất cây ăn quả
Kết cấu hạ tầng là yếu tố duy trì và thúc đẩy phát triển sản xuất. Các yếu tố điện, đường, thủy lợi, cơ sở chế biến… ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất. Do
đó, phát triển sản xuất phải đặc biệt quan tâm tới cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cây ăn quả an toàn cần có sự lựa chọn ưu tiên, trong đó đảm bảo các điều kiện sản xuất như: thủy lợi, giao thông, điện lưới … phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Việc đầu tư này thuộc về nguồn vốn ngân sách, do đó thường được kết hợp với phát triển kinh tế, xã hội địa phương, lồng ghép với quy hoạch phát triển để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
d. Khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật và thông tin
- Tiến bộ khoa học, kỹ thuật sản xuất luôn thay đổi, cập nhật theo tình trạng phát triển và nhu cầu ngày càng cao của con người, do đó cần phải cập nhật, phổ biến các kiến thức mới, kỹ thuật mới, công nghệ cao cho người sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ứng xử của người sản xuất đối với chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết cho phát triển sản xuất cây ăn quả an toàn, là trách nhiệm của người sản xuất đối với sức khỏe cộng đồng.
- Thông tin thị trường đầu vào cung cấp cho người sản xuất cây ăn quả an toàn những hiểu biết về nguồn đầu vào, chất lượng, liều lượng và các yếu tố đầu vào khác. Thông tin thị trường đầu ra giúp người sản xuất định hướng cho sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm của mình, giá bán hợp lý, khả năng cạnh tranh với mặt hàng khác, khả năng cạnh tranh đầu vào với sản phẩm khác … Thông tin là cơ sở để người sản xuất đưa ra các quyết định cụ thể về tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra, về đầu tư, trang thiết bị, nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng… nhằm tạo ra sản phẩm có giá thành hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giúp phát triển sản xuất ổn định hơn và hiệu quả.
đ. Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và thị trường
- Có nhiều cá nhân, tổ chức tham gia vào chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả an toàn. Trong điều kiện hiện tại và tương lai thì nguồn lực sẽ trở thành yếu tố giới hạn, điều đó sẽ giới hạn năng lực sản xuất của người sản xuất cây ăn quả. Nếu không có những động thái thay đổi số lượng, chất lượng và nguồn lực thì giới hạn này sẽ hạn chế sự phát triển của ngành cây ăn quả. Liên kết sẽ giúp
10
cho đường cong năng lực sản xuất được mở rộng thêm.
- Thị trường tiêu thụ là khâu cuối cùng trong chuỗi sản xuất - kinh doanh nhưng là khâu rất quan trọng đối với sản xuất, quyết định sự sống còn của quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất mạnh hơn. Đối với tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cần chú ý:
+ Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm cây ăn quả an toàn: Thương lái, doanh nghiệp, cơ sở chế biến, các hộ dân thu mua khác, hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng, đại lý tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả đã chế biến.
+ Xây dựng thương hiệu cây ăn quả để phát triển bền vững; người sản xuất đừng vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà đánh mất uy tín, thương hiệu của mình.
+ Quan tâm tới nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm, nhật ký sản xuất để truy nguồn sản phẩm…
- Có nhiều hình thức liên kết đặc biệt là liên kết: 4 nhà (nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước), liên kết 5 nhà (nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước và ngân hàng)… được triển khai rộng rãi hàng ngày, khi đó người sản xuất trở thành một tác nhân không thể thiếu trong cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng. Nếu sự liên kết hợp lý, người sản xuất sẽ có năng lực sản xuất tốt hơn, chất lượng đảm bảo, ổn định phát triển.
e. Kiểm tra, giám sát, đánh giá của cơ quan chức năng trong toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ
Kiểm tra, giám sát, đánh giá giúp định hướng cho người sản xuất và tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng vào sản phẩm, đảm bảo sự phát triển.
Khác với các ngành sản xuất khác, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả an toàn nói riêng có các chỉ tiêu kỹ thuật rộng và phụ thuộc nhiều vào tập quán, ý thức của người sản xuất. Hiện tại, biện pháp phân biệt cây ăn quả an toàn và không an toàn hiện tại chỉ có nhờ cơ quan chức năng phân tích đánh giá mà chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn. Điều này không chỉ khó khăn với người tiêu dùng mà ngay cả với các cơ quan chức năng muốn kiểm tra đánh giá. Việc lợi dụng nhãn mác gây nhầm lẫn xảy ra thường xuyên, bằng mắt thường người tiêu dùng khó
có thể nhận biết ngay. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm cần làm thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Giám sát đi kèm hướng dẫn, cần có bộ phận chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn ở cơ quan nhà nước hoặc tổ chức sản xuất đảm nhiệm công tác này. Công tác này cũng cần làm nhất quán, đi kèm hỗ trợ công khai, định kỳ thường xuyên và có hệ thống chỉ tiêu giám sát nhất định mới mang lại hiệu quả cao trong phát triển sản xuất cây ăn quả.