CÂY ĂN QUẢ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN 1.1 Đề án phát triển cây ăn quả
1.2.3. Quá trình tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả
1.2.3.1. Chuẩn bị triển khai
a. Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả
Về xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả của chính quyền huyện bao gồm các cơ quan, đơn vị như: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan, trong đó giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chính trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tham mưu, giúp cho chính quyền huyện tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và nhân dân trong quá trình thực hiện.
b. Lập kế hoạch triển khai và ban hành văn bản hướng dẫn
Trên cơ sở Đề án Phát triển cây ăn quả và các văn bản hướng dẫn của chính quyền tỉnh, các cơ quan chuyên môn của Huyện sẽ lập các chương trình, kế hoạch hành động và ban hành văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai thực hiện.
Các loại kế hoạch thực hiện bao gồm:
- Kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng cây ăn quả;
- Kế hoạch xúc tiến thương mại để tham gia các hội chợ, lễ hội, chuyên đề về cây ăn quả và kết nối với các doanh nghiệp tham gia thực hiện thu mua xuất khẩu quả trên địa bàn;
- Kế hoạch sử dụng các nguồn vốn thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả; - Kế hoạch triển khai các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản;
- Kế hoạch tuyên truyền nhằm thực hiện kịp thời nội dung Đề án Phát triển cây ăn quả; - Kế hoạch phối hợp lồng ghép các đề án, dự án;
- Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ thực hiện Đề án;
- Kế hoạch kiểm tra, giám sát điều kiện bảo đảm chất lượng đối với các cơ sở SX, KD giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm quả trên địa bàn huyện;
Các văn bản hướng dẫn và chính quyền huyện cần ban hành đó là:
- Hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển trồng cây ăn quả;
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất quả để được cấp chứng nhận an toàn (VietGAP) và các tiêu chuẩn tương đương;
- Hướng dẫn sản xuất đảm bảo cấp mã số vùng trồng; quản lý, duy trì mã số vùng trồng đã được cấp để xuất khẩu quả ra thị trường khó tính. Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn;
- Hướng dẫn các tổ chức hoàn thiện hồ sơ thuê đất để xây dựng các công trình, dự án phục vụ phát triển cây ăn quả, như: nhà máy bảo quản sản phẩm quả, chợ đầu mối hoa quả, vườn sản xuất giống…;
- Hướng dẫn, xây dựng Liên hiệp hợp tác xã, các HTX kiểu mới phát triển cây ăn quả gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm quả an toàn, hiệu quả.
c. Tổ chức tập huấn
Công tác tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả cũng như các hộ SXKD quả là hết sức quan trọng đối với sự thành công của Đề án.
Hình thức tập huấn: Chính quyền huyện phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch tập huấn. Các lớp tập huấn được triển khai
14
hàng năm, cán bộ được tham gia tập huấn bao gồm toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể từ cấp huyện đến xã, thị trấn; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trồng cây ăn quả trên địa bàn tham gia vào Đề án. Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng được thống nhất từ Trung ương trở xuống.
Nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ tổ chức thực hiện đề án bao gồm: Các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách phát luật của Nhà nước về Đề án Phát triển cây ăn quả; nội dung, kế hoạch và các văn bản hướng dẫn thực hiện đề án; cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển trồng cây ăn quả; Quy trình kỹ thuật sản xuất quả để được cấp chứng nhận an toàn (VietGAP) và các tiêu chuẩn tương đương… Nội dung tập huấn các hộ gia đình chủ yếu là: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả...
1.2.3.2. Chỉ đạo thực hiện
Chỉ đạo thực hiện là quá trình triển khai Đề án Phát triển cây ăn quả vào thực tiễn thông qua các hoạt động cụ thể, như sau:
a. Công tác truyền thông và tư vấn
Các cơ quan tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện Đề án, giúp cho các đối tượng thụ hưởng biết về Đề án, hiểu về Đề án, chấp nhận thực hiện Đề án, từ đó ủng hộ và thực hiện Đề án một cách tự nguyện.
- Nội dung tuyên truyền
Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển cây ăn quả; nội dung kế hoạch và kết quả phát triển cây ăn quả của chính quyền huyện đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó vận động nhân dân đổi mới cách thức sản xuất để phát triển cây ăn quả.
Các kế hoạch triển khai Đề án Phát triển cây ăn quả như: Cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển trồng cây ăn quả; quy trình kỹ thuật sản xuất quả để được cấp chứng nhận an toàn (VietGAP) và các tiêu chuẩn tương đương; công nghệ áp dụng trong bảo quản, chế biến quả; giới thiệu các kỹ
thuật sản xuất giống, trồng cây ăn quả…
Xây dựng các mô hình, cá nhân điển hình trong thực hiện Đề án để nhân rộng bằng nhiều hình thức như nêu gương trong các hội nghị, thông tin trên sóng phát thanh và truyền hình, các buổi họp của tiểu khu, tổ dân phố….
- Về hình thức tuyên truyền
Tuyên truyền về Đề án Phát triển cây ăn quả bằng nhiều hình thức để nhân dân hiểu rõ vai trò chủ thể trong thực hiện Đề án như: Phát tờ áp phích, phát qua loa truyền thanh của xã, thôn, xóm hàng ngày, tuần, tháng; tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân hiểu qua các buổi họp của cơ quan, đơn vị, thôn, xóm, họp khu dân cư; nêu gương các mô hình thành công, tiêu biểu, để người dân đồng lòng, chung tay thực hiện…… Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện tăng cường thời lượng đưa tin, bài trên sóng phát thành, truyền hình về Đề án Phát triển cây ăn quả để kịp thời thông tin đến với người dân.
b. Thực hiện các kế hoạch
Trên cơ sở các kế hoạch và văn bản hướng dẫn của chính quyền huyện, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện kế hoạch để đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả.
c. Vận hành các nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố quyết định để thực hiện tốt Đề án Phát triển cây ăn quả. Nguồn vốn phải được bố trí đầy đủ, kịp thời. Do vậy, chính quyền huyện cần sử dụng và huy động ngồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả. Tùy thuộc vào kế hoạch của cấp có thẩm quyền và thực tế tại huyện, các nguồn gồm có:
- Vốn từ các đề án mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án hỗ trợ có mục tiêu triển khai trên địa bàn huyện như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.
- Nguồn vốn từ ngân sách huyện: Từ nguồn vượt thu hàng năm, nguồn đấu giá quyền sử đất được trích lại cho huyện một tỷ lệ nhất định.
- Nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hơp tác xã… để đầu tư vào Đề án Phát triển cây ăn quả.
16
- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
d. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, tổ chức
Để phát huy được Đề án Phát triển cây ăn quả, hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, tổ chức phải được thống nhất và có quy chế hoạt động và thông báo phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng theo từng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, tổ chức trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả. Quá trình phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, tổ chức phải được thường xuyên, liên tục và có sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả trong quá trình triển khai thực hiện phối hơp thực hiện nhiệm vụ.
đ. Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả đối với chính quyền huyện, đặc biệt là đối với các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ gồm:
- Dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư; - Dịch vụ tư vấn chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh;
- Dịch vụ tư vấn quy trình kỹ thuật sản xuất quả để được cấp chứng nhận an toàn như: VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp tốt GAP và các tiêu chuẩn tương đương;
- Dịch vụ sơ chế, chế biến và bảo quản quả; - Dịch vụ vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm;
- Dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyển giao khoa học, kỹ thuật; - Dịch vụ hỗ trợ lập kế hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả;
- Dịch vụ hỗ trợ thông tin thị trường tiêu thụ, quảng bá và xúc tiến thương mại.
1.2.3.3. Kiểm soát sự thực hiện
a. Chủ thể kiểm soát
Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả cần có cơ quan, đơn vị, tổ chức kiểm soát quá trình thực hiện Đề án. Các chủ thể kiểm soát đối với Đề án Phát triển cây ăn quả đối với chính quyền huyện bao gồm: HĐND, UBND và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, xã. Ngoài ra còn có chủ thể kiểm soát của cộng đồng dân cư theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
Theo định kỳ hàng tháng, quý, năm, chuyên đề, đột xuất các chủ thể kiểm soát xây dựng kế hoạch để kiểm soát việc thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả. Kết thúc quá trình kiểm soát phải đánh giá được những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó có kế hoạch giải quyết và điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện.
b. Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin phản hồi về thực hiện đề án
Ngoài việc thực hiện kiểm soát thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả, chính quyền huyện phải xây dựng và vận hành hệ thống thông tin phản hồi để nắm bắt trong quá trình triển khai thực hiện Đề án và những khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết. Có 02 kênh thông tin:
- Kênh chính thức (qua các báo cáo của các tổ chức, cá nhân; hoạt động tiếp xúc cử tri; qua các đợt tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật…)
- Kinh phi chính thức (qua phản ánh của người dân, hộ gia đình, hợp tác xã; dự luận và báo chí…)
c. Giám sát, đánh giá sự thực hiện
- Giám sát việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn trong thực hiện đề án;
- Giám sát điều kiện bảo đảm chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm quả trên địa bàn huyện;
- Giám sát kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng cây ăn quả;
- Giám sát việc thực hiện các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển trồng cây ăn quả;
- Giám sát các dịch vụ hỗ trợ phát triển cây ăn quả như đường giao thông, thủy lợi, kênh mương, tưới tiêu…
- Giám sát công tác tập huấn, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện Đề án.
đ. Điều chỉnh và đề xuất sáng kiến hoàn thiện đề án
- Qua quá trình triển khai thực hiện và hoạt động giám sát có thể chỉ ra các tồn tại, khó khăn, vướng mắc, khi đó cần phải tiến hành điều chỉnh việc thực hiện Đề án một cách kịp thời. Có thể điều chỉnh về:
+ Mục tiêu cần đạt của Đề án. Có thể mục tiêu đặt ra lúc đầu là thấp quá hoặc cao quá so với khả năng thực hiện;
18
+ Thời gian thực hiện, các tổ chức, cá nhân thực hiện đề án;
+ Điều chỉnh giải pháp, công cụ khi những giải pháp, công cụ này không còn phù hợp với thực tế;
+ Điều chỉnh ngân sách cho việc thực hiện Đề án…
- Đề xuất sáng kiến hoàn thiện Đề án: Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, hàng năm chính quyền huyện cần tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện. Việc đánh giá phải đảm bảo khách quan, dân chủ để tìm ra các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục để hoàn thiện trong thời gian tới.