II Sản lượng cây công
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA
3.3.2. Kiến nghị với các sở, ban, ngành có liên quan
- Kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ, tư vấn xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản; hồ sơ đề nghị cấp mã vùng trồng, chứng nhận VietGap và các tiêu chuẩn chứng nhận sản xuất an toàn khác.
- Kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư: Rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước; phân bổ vốn đầu tư cho các chương trình, dự án thực hiện nhiệm vụ phát triển cây ăn quả; Rà soát, sửa đổi, bổ sung và đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Kiến nghị Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các đơn vị có liên quan giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài chính về thuế, phí... theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp.
- Kiến nghi Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện kiểm tra, giám sát quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất được duyệt; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây ăn quả; đề xuất các biện pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho Huyện trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc các Huyện trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ: Rà soát, sửa đổi, bổ sung và đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách có liên quan đến tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất cây ăn quả. Hướng dẫn xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các loại quả phát triển trên địa bàn.
- Kiến nghị Sở Công thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, tư vấn xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách có liên quan đến xuất nhập khẩu cây ăn quả và phát triển công nghiệp chế biến cây ăn quả gắn với sản xuất công nghiệp; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng quả.
- Kiến nghị Sở Nội vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng đơn giản, dễ thực hiện; đề xuất các giải pháp kiện toàn tổ chức, bộ máy ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở cả 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La.
80
KẾT LUẬN
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Đây là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo đời sống và việc làm cho xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho quá trình phát triển đất nước. Để nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng và đạt được các mục tiêu đặt ra thì quản lý nhà nước đối với nông nghiệp nói chung và phát triển cây ăn quả nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng.
Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp nói chung đối với phát triển cây ăn quả nói riêng thông qua quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch hướng tới mục tiêu phát triển cây ăn quả hiệu quả, bền vũng và an toàn là chức năng tất yếu của chính quyền huyện. Với nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện được các nội dung chính sau đây.
Thứ nhất, Đã xác định khung nghiên cứu quản lý của chính quyền cấp huyện đối với Đề án Phát triển cây ăn quả. Các nội dung quản lý được tiếp cận và trình bày theo quá trình quản lý.
Thứ hai, Qua phân tích các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Huyện Mường La, luận văn đã khẳng định, Mường La là huyện có thế mạnh trong phát triển cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng giao lưu hàng hóa. Đồng thời, có những khó khăn lớn trong quá trình phát triển cây ăn quả: sản xuất nông nghiệp tự túc, truyền thống, manh mún, kém hiệu quả và không bền vững... chưa chú trọng nhiều đến sản xuất hàng hoá và tăng giá trị thu nhập trên đơn vị đất canh tác. Đặc biệt luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý của chính quyền huyện Mường La đối với việc tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả và cho rằng còn nhiều hạn chế như: công tác quy hoạch, kế hoạch chưa sát và chưa hiệu quả; bộ máy quản lý chưa chuyên nghiệp, năng lực còn bất cập, công tác tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực và giải pháp cụ thể; công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm thường xuyên, nên chưa giải quyết kịp thời những vướng mắc ở cơ sở.
Thứ ba, Để tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La phát triển theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững, trên cơ sở thực trạng và các hạn chế, tác giả luận văn cho rằng phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước của chính quyền huyện đối với việc tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả. Các giải pháp hoàn thiện quản lý được luận văn đề xuất đó là: (1) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cây ăn quả, nâng cao chất lượng các kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả…; (2) Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành…; (3) Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát; và (4) Một số giải pháp khác.