Tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 31 - 32)

Gần đây có rất nhiều luận văn, đề tài nghiên cứu về phát triển cây ăn quả. Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn, học viên đã được tiếp cận và tham khảo một số luận văn, đề tài nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu như:

- Nguyễn Mạnh Hà (2007), với đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của phát triển sản xuất cây ăn quả, từ đó phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

- Lê Hoàng Ngọc (2015), với đề tài “Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An” Luận văn thạc sĩ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất cây cam, từ đó phân tích thực trạng và đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất cam tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

- Trương Ngọc Bình (2018), với đề tài: Tổ chức thực hiện“Đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã làm rõ

cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực hiện đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện, từ đó phân tích thực trạng và đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

- Phạm Minh Long (2019), với đề tài: Tổ chức thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình” Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, từ đó, phân tích thực trạng và đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình.”

Tuy nhiên, qua nghiên cứu có thể nhận thấy chưa có luận văn, đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đây là “khoảng trống” để học viên và là tác giả luận văn có thể đi sâu nghiên cứu mà không bị trùng lắp.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w