II Sản lượng cây công
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA
3.1.1. Mục tiêu phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La đến năm
huyện Mường La đến năm 2025
a. Mục tiêu tổng quát
Xác định phát triển cây ăn quả chủ lực có giá trị, các cây ăn quả mới có triển vọng nhằm khai thác tối đa điều kiện lợi thế đất đai, khí hậu, đặc biệt là vùng đồi núi với quy mô hợp lý, lấy sản xuất hàng hóa là mục tiêu gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; tập trung ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong từng khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng canh tranh, hiệu quả và tính bền vững của sản xuất quả, tạo ra các sản phẩm an toàn; tăng cường chế biến sâu các sản phẩm quả, gia tăng giá trị sản xuất, tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu cung ứng cho thị trường trong, ngoài tỉnh và mở rộng xuất khẩu sản phẩm quả.
b. Mục tiêu cụ thể
- Giữ ổn định diện tích gieo trồng và tiếp tục thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, giảm diện tích cây lương thực như ngô, sắn kém hiệu để quả phát triển cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2025, phấn đấu diện tích trồng cây ăn quả đạt khoảng 9.500 ha với sản lượng khoảng 46.500 tấn;
- Tiếp tục duy trì sản xuất nông nghiệp đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm; giá trị bình quân từ 9 - 10%/năm;
- Phát triển một số loại quả như xoài, nhãn, mậm hậu, bưởi đảm bảo tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài;
- Xây dựng 03 chợ đầu mối để chủ động cung ứng giống cây trồng đảm bảo chất lượng cho trồng mới cây ăn quả.
- Hoàn thiện và phát triển thêm 05 cơ sở bảo quản các loại quả.
- Mỗi năm 01 lần tổ chức hội chợ chuyên đề về phát triển cây ăn quả, giới thiệu sản phẩm quả của huyện Mường La. Tham gia tất các hội chợ xúc tiến thương mại do tỉnh Sơn La tổ chức.
- Mỗi năm tổ chức diễn đàn cho 01 loại quả đặc trưng nhằm liên kết các vùng cây ăn quả, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, sơ chế và tiêu thụ các sản phẩm quả.
- Tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quản lý một số diện tích đã được cấp mã số vùng trồng cây ăn quả, công nhận GlobalGAP sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính; thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP để cung ứng cho các sản phẩm quả cho thị trường, đáp ứng nhu cầu chế biến cho các nhà máy chế biến quả trên địa bàn.
- Khuyến khích phát triển các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến quả tại các vùng sản xuất quả tập trung.
- Củng cố, xây dựng mới các liên hiệp HTX, HTX, tổ hợp tác trong phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu sản phẩm quả thông qua hợp đồng tiêu thụ, nhất là đối với Công ty có nhà máy chế biến quả, từng bước hình thành các chuỗi sản xuất quả bền vững.