II Sản lượng cây công
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA
3.2.2. Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện Đề án
3.2.2.1. Căn cứ thực tiễn của giải pháp
Qua đánh giá công tác chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, có thể thấy nội dung truyền thông, tư vấn chưa phù hợp và hiệu quả; sự phối hợp giữa các phòng, ban của huyện và xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ còn hạn chế, yếu kém. Để hoàn thiện công tác chỉ đạo thực hiện Đề án, chính quyền huyện Mường La cần tập trung khắc phục các hạn chế nêu trên.
3.2.2.2. Giải pháp cụ thể
- Đối với truyền thông, vận động thực hiện Đề án
+ Tiếp tục tuyên truyền về nội dung và mục tiêu của Đề án Phát triển cây ăn quả phải đến với từng cán bộ, công chức, viên chức, các hộ dân và từng người dân bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực để nhân dân hiểu rõ vai trò chủ thể trong thực hiện đề án với các hình thức cụ thể như sau: Phát tờ áp phích, phát qua loa truyền thanh của xã, thôn, xóm hàng ngày, tuần, tháng; tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân hiểu qua các buổi họp của cơ quan, đơn vị, thôn, xóm, họp khu dân cư, xe lưu động; nêu gương các mô hình thành công, tiêu biểu, để người dân đồng lòng, chung tay thực hiện.
+ Chính quyền huyện Mường La tiếp tục xây dựng các chương trình tuyên truyền với đầy đủ 06 thứ tiếng là Thái, Mường, Mông, Kháng, Kinh, LaHa để phát thanh trên địa bàn 16 xã, thị trấn vào các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần để người dân biết và nắm được nội dung và mục tiêu của Đề án.
- Vận hành các nguồn vốn
+ Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách hiện có; tăng cường nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn phục vụ phát triển cây ăn quả, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho các dự án, các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất; đưa cơ giới hoá vào sản xuất; dự án tưới nước tiết kiệm, tưới cây vùng đồi…
74
+ Tạo điều kiện khuyến khích nông dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả, trong đó nông dân đóng góp đất đai, sức lao động, doanh nghiệp đóng góp vốn, vật tư, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất và tổ chức thu mua, tiêu thụ.
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan
Chính quyền Huyện xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện Đề án, nhất là về nội dung phối hợp, trách nhiệm cung cấp thông tin của mỗi bên cho bên liên quan, thời gian thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, Huyện chú trọng liên kết sản xuất, tiêu thụnhư:
+ Khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đầu tư liên kết với nông dân trong chuỗi giá trị cây ăn quả chủ lực trồng tập trung, từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu;
+ Đẩy mạnh hình thành các liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm quả; phát triển các chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm.
+ Hình thành các hiệp hội ngành hàng nhằm tăng cường trao đổi thông tin thị trường, hợp tác sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu quả.
- Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Chính quyền huyện Mường La tiếp tục sớm cung cấp các thông tin cho hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ gia đình trong hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm quả; hướng dẫn việc xây dựng và vận hành hệ thống cung ứng dịch vụ nông nghiệp, tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào (làm đất, giống, phân bón, vật tư nông nghiệp…) đến chế biến (dịch vụ làm lạnh, đóng gói, sấy…) và phát triển thị trường tiêu thụ (các dịch vụ logistic, cửa hàng, hỗ trợ tín dụng cho các thành viên tham gia). Phát triển các loại dịch vụ phục vụ nông nghiệp chủ yếu như: Dịch vụ giống cây ăn quả, dịch vụ vật tư, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cây ăn quả, dịch vụ máy móc, thiết bị bảo quản, chế biến….