Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 33 - 35)

5.1. Khung nghiên cứu

Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Đề án

* Nhân tố chủ quan

- Chiến lược, quy hoạch phát triển KT XH của huyện

- Sự quyết tâm của lãnh đạo huyện. - Bộ máy chính quyền huyện và năng lực cán bộ, công chức thực hiện Đề án. - Sự ủng hộ của người dân, hộ gia đình, hợp tác xã. * Nhân tố khách quan - Từ phía tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình. - Luật pháp, chính sách nhà nước.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Quá trình tổ chức thực hiện Đề án của huyện

* Chuẩn bị triển khai

- Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện.

- Ra văn bản hướng dẫn và kế hoạch triển khai.

- Tổ chức tập huấn.

* Chỉ đạo triển khai

- Truyền thông và tư vấn - Thực hiện các kế hoạch -Vận hành các nguồn vốn. - Phối hợp hoạt động. - Phát triển dịch vụ hỗ trợ

* Kiểm soát thực hiện

- Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi.

- Giám sát và đánh giá việc thực hiện.

- Điều chỉnh, đổi mới.

Mục tiêu tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả

Thực hiện được mục tiêu của Đề án, cụ thể: - Xây dựng vùng cây ăn quả có năng suất, chất lượng, thương hiệu tốt;

- Nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Tạo thu nhập cao và ổn định cho người trồng cây ăn quả, góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước và doanh nghiệp;

- Xây dựng thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các xã trồng cây ăn quả; - Đưa cây ăn quả trở thành sản phẩm mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương.

5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

* Phương pháp thu nhập số liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường La và các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La và các giai đoạn giải phân phân bổ nguồn lực, chính sách ưu đãi và các số liệu được công bố về cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La.

- Nguồn số liệu sơ cấp: Thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu. Mục đích phiếu điều tra làm rõ hơn thực trạng trong tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả của chính quyền huyện Mường La. Tổng số đối tượng điều tra là 90 người, chia làm 02 phiếu điều tra: Phiếu điều tra cán bộ quản lý và điều tra đại diện hộ gia đình và hợp tác xã, trong đó:

+ Có 26 cán bộ quản lý (Lãnh đạo HĐND huyện: 01 người, lãnh đạo UBND huyện: 01 người, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 03 người, Phòng Tài nguyên và Môi trường: 02 người, Phòng Tài chính và Kế hoạch: 02 người, Phòng Kinh tế và Hạ tầng: 02 người, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp: 03 người, Phòng Văn hóa và Thông tin: 02 người, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện: 02 người và các tổ chức chính trị - xã hội: 04 người, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 02 người, Phòng Y tế: 02 người).

+ Có 64 người là đại diện hộ gia đình và hợp tác xã trong tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn Huyện.

Phiếu được thiết kế theo các nội dung của tổ chức thực hiện Đề án (xem Phụ lục: Mẫu phiếu điều tra)

* Phương pháp xử lý số liệu

Học viên sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, từ đó khái quát thành những kết luận có căn cứ khoa học. Các phiếu điều tra được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

6

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w