II Sản lượng cây công
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La đến năm
ăn quả trên địa bàn huyện Mường La đến năm 2025
- Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ chính quyền tỉnh Sơn La, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ … của Huyện trong quá trình thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả.
- Thu hút sự tham gia, phối hợp của liên kết: 4 nhà (nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước), liên kết 5 nhà (nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước và ngân hàng) trong quá trình thực hiện Đề án.
70
- Rà soát, nâng cao chất lượng lập quy hoạch phát triển cây ăn quả gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp nhất thiết phải có các mục tiêu về phát triển cây ăn quả. Quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng.
- Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng các kế hoạch về phát triển cây ăn quả như kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch chuyển đổi cây trồng, kế hoạch ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cây ăn quả, kế hoạch đào tạo lao động, công tác bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm ...
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện Đề án. - Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, trong đó có cây ăn quả. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong các cơ quan chính quyền huyện, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài chính, nông nghiệp, công thương, dịch vụ...