Hoàn thiện chuẩn bị triển khai Đề án

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 101 - 104)

II Sản lượng cây công

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA

3.2.1. Hoàn thiện chuẩn bị triển khai Đề án

3.2.1.1. Căn cứ thực tiễn của giải pháp

Qua công tác chuẩn bị triển khai tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La cơ bản chưa đạt hiệu quả cao. Những nội dung yếu nhất đó là bộ máy thiếu chuyên nghiệp; chất lượng lập kế hoạch triển khai và chất lượng công tác tập huấn chưa cao.

3.2.1.2. Giải pháp cụ thể

Để hoàn thiện công tác chuẩn bị triển khai Đề án, chính quyền huyện Mường La cần tập trung thực hiện các biện pháp sau:

- Đối với việc xây dựng tổ chức bộ máy

+ Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện Mường La như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng,

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hôi, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa - Thông tin…theo Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các văn bản viện dẫn có liên quan.

+ Thành lập Ban Chỉ đạo để thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, trong đó: Trưởng ban chỉ đạo là 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối nông lâm, nghiệp, các phó ban là: Trưởng các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế - Hạ tầng, các ủy viên là các cơ quan. đơn vị có liên quan; Ban chỉ đạo có quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu, giúp chính quyền huyện Mường La trong triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

+ UBND huyện Mường La chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức huyện ủy Mường La rà soát lại đội ngũ trưởng, phó các phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện để ưu tiên đào tạo ngay những cán bộ chưa đạt trình độ chuyên môn đại học, trình độ quản lý nhà nước. Lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt cho đi đào tạo trên đại học.

+ Đối với UBND xã, thị trấn giao một công chức Địa chính - Xây dựng - Nông, lâm nghiệp phụ trách để tham mưu thực hiện Đề án và hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cho hộ gia đình, hợp tác xã phát triển cây ăn quả.

- Đối với việc ra văn bản hướng dẫn và lập kế hoạch triển khai

Chính quyền huyện Mường La cần rà soát, đánh giá và ban hành sớm các kế hoạch triển khai công tác thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả, từ đó có đánh giá khách quan về các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và đưa ra các giải pháp khắc phục để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Đề nghị chính quyền huyện Mường La xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, phát triển cây ăn quả nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn quản lý.

72

- Đối với việc tổ chức tập huấn

+ Tiếp tục đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, đại diện các hộ gia đình, hợp tác xã để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ làm công tác triển khai Đề án Phát triển cây ăn quả.

Nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ bao gồm: Các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách phát luật của Nhà nước về Đề án Phát triển cây ăn quả; nội dung, kế hoạch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án; cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển trồng cây ăn quả…Đối với các hợp tác xã và hộ gia đình tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất quả để được cấp chứng nhận an toàn (VietGAP) và các tiêu chuẩn tương đương; hướng dẫn kỹ thuật trồng, ghép cải tạo vườn tạp, hướng dẫn các hộ trồng, chăm sóc cây ăn quả…

Đối với các nông hộ, hợp tác xã: Tích cực tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kinh nghiệm sản xuất, cách phòng trừ các dịch bệnh thường gặp. Các hộ nông dân, hợp tác xã phải tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hộ yếu kém học hỏi kinh nghiệm của các hộ tiên tiến.

+ Tập trung đào tạo, tập huấn cho cán bộ, hộ gia đình về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản …. để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn quả.

Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về cây ăn quả cho cán bộ chuyên ngành trồng trọt ở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện và một số cán bộ khuyến nông xã phát triển cây ăn quả. Tổ chức cho cán bộ phụ trách lĩnh vực trồng trọt đi thăm qua, học tập kinh nghiệm tại các huyện trong tỉnh và các khu vực phát triển mạnh về cây ăn quả.

Đào tạo và nhân rộng mô hình các hộ gia đình có diện tích vườn cây ăn quả rộng, đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cây ăn quả cho năng suất cao để truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ nông dân khác trong vùng.

Tập huấn kỹ thuật chuyên sâu về trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả cho hộ gia đình và được thăm quan thực tế các cơ sở, vùng trồng cây ăn quả thâm canh, năng suất cao.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w