Sự phối hợp giữa các phòng, ban của huyện trong thực hiện đề án 26

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 88 - 91)

II Sản lượng cây công

4 Sự phối hợp giữa các phòng, ban của huyện trong thực hiện đề án 26

a Đánh giá yếu 6 23,07 b Đánh giá trung bình 12 46,15 c Đánh giá khá 6 23,07 d Đánh giá tốt 2 7,71 5 Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ 90 100 a Đánh giá yếu 20 22,22 b Đánh giá trung bình 43 47,78 c Đánh giá khá 9 10 d Đánh giá tốt 18 20

58

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả thực hiện tháng 5/2020

Nhận xét: Qua bảng số liệu điều tra cho thấy công tác chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La còn một số nội dung chưa tốt đó là: Nội dung truyền thông, tư vấn chưa phù hợp và hiệu quả; sự phối hợp giữa các phòng, ban của huyện và xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ còn hạn chế.

2.3.3. Kiểm soát thực hiện Đề án

- Về chủ thể và hình thức kiểm soát: Để kiểm soát việc thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả được tiến hành từ các chủ thể kiểm soát như: Giám sát của HĐND, các ban của HĐND, các đại biểu HĐND huyện, kiểm tra của UBND huyện thông qua các cơ quan chuyên môn như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Phòng Y tế…., cùng với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện như: Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân….và các cơ quan báo chí. Về cơ bản các chủ thể kiểm soát nêu trên đều có đủ năng lực thực hiện kiểm soát. Ngoài ra, còn phải kể đến giám sát của cộng đồng dân cư, người dân trên địa bàn huyện Mường La nhưng vẫn còn hạn chế.

Xét theo tần suất, Huyện đã thực hiện kết hợp các hình thức kiểm soát sau: + Kiểm soát thường xuyên được thực hiện hằng ngày.

+ Kiểm soát định kỳ (01 tháng/lần).

+ Kểm soát đột xuất khi có kiến nghị, phản ánh....

Trong giai đoạn 2017 - 2019, chính quyền huyện Mường La đã thực hiện 55 cuộc giám sát, đánh giá theo kế hoạch, trong đó: HĐND huyện: 04 cuộc, UBND huyện: 40 cuộc, các tổ chức chính trị - xã hội: 11 cuộc để giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

Bảng 2.16: Số cuộc giám sát, kiểm tra thực hiện Đề án của các chủ thể

Đơn vị tính: Cuộc

TT Năm

Chủ thể giám sát

Tổng HĐND huyện UBND huyện Các tổ chức chính trị -xã hội

1 2017 01 12 03 16

2 2018 01 12 04 17

Cộng 03 36 11 50

Nguồn: UBND huyện Mường La

Các hình thức kiểm soát (Không kể các cuộc kiểm tra thường xuyên) được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.17: Số cuộc giám sát, kiểm tra thực hiện Đề án theo các hình thức

Đơn vị tính: Cuộc

TT Năm

Hình thức kiểm soát

Tổng HĐND huyện UBND huyện Các tổ chức chính trị -xã hội

Định kỳ Đột xuất Định kỳ Đột xuất Định kỳ Đột xuất 1 2017 01 0 12 02 03 18 2 2018 01 01 12 01 04 19 3 2019 01 0 12 01 04 18 Cộng 04 40 11 55

Nguồn: UBND huyện Mường La

- Về quy trình kiểm soát

+ Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và giám sát việc thực hiện kế hoạch

Các thông tin phản hồi về việc thực hiện kế hoạch Đề án Phát triển cây ăn quả của huyện Mường La được thu thập từ các báo cáo của các phòng ban, đơn vị được giao tham mưu cho chính quyền huyện Mường La thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả. Ngoài ra, các thông tin phản hồi còn thu thập qua việc lấy ý kiến của người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tại các cuộc họp bản, tiểu khu, qua hộp thư kiến nghị phản ánh trên trang thông tin điện tử của huyện, qua buổi tiếp xúc cử tri của các đại biểu HĐND, các đoàn giám sát của HĐND huyện Mường La.

+ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, định kỳ hằng năm UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn từ ngày 15/10 đến 25/10 báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La để tổng hợp và tham mưu, giúp UBND huyện báo cáo với Huyện ủy, HĐND huyện Mường La tại các kỳ họp và báo cáo UBND tỉnh Sơn La, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.

60

Trong báo cáo cần đánh giá khách quan về kết quả đạt được, những kết quả không đạt được so với mục tiêu của Đề án; các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất những giải pháp để triển khai tốt Đề án trong thời gian tiếp theo.

Ví dụ như năm 2018, UBND huyện Mường La chỉ rõ diện tích trồng thanh long, đu đủ, dứa, chanh không đạt được chỉ tiêu Đề án đặt ra là do người dân chuyển đổi một số diện tích sang trồng cây ăn quả như: xoài, nhãn, chuối, mận hậu…để phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Trên cơ sở đó, UBND huyện Mường La đã có những điều chỉnh các chỉ tiêu trong kế hoạch của năm sau để đạt được mục tiêu của Đề án đề ra.

Để có thêm những đánh giá khách quan về công tác kiểm soát sự thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả của chính quyền huyện Mường La, tác giả đã thực hiện khảo sát đối với 90 người là cán bộ, đại diện hộ gia đình và hợp tác xã có liên quan đến thực hiện Đề án, kết quả được thể hiện tại bảng 2.18.

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về công tác kiểm soát sự thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả của chính quyền huyện Mường La

STT Nội dung Số người

đồng ý

Tỷ lệ

(%)

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w