Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả của chính quyền huyện

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 47 - 49)

CÂY ĂN QUẢ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN 1.1 Đề án phát triển cây ăn quả

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả của chính quyền huyện

ăn quả của chính quyền huyện

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

- Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện là căn cứ pháp lý và thực tiễn để xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp nói chung, do đó có ảnh hưởng đến thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả.

- Sự quan tâm và đồng thuận của lãnh đạo huyện và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

- Bộ máy chính quyền huyện và năng lực cán bộ, công chức thực hiện Đề án: Để tổ chức thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện thành công cần có một bộ máy tổ chức thực hiện hoạt động một cách tích cực và một đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Muốn vậy chính quyền huyện phải làm tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đánh giá sự thực hiện công vụ và đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào tổ chức thực hiện Đề án.

- Sự ủng hộ của người dân, hộ gia đình, hợp tác xã trong tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

- Nhân tố từ phía tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình

+ Trình độ, năng lực của người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây ăn quả. Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua khả năng nắm bắt áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, khả năng ứng xử trước các biến động của thị trường và môi trường sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý…..

+ Năng lực tài chính và các nguồn lực vật chất khác như vốn bằng tiền, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật của các hợp tác xã, hộ gia đình. Đối với phát triển cây ăn quả thì yêu cầu vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Cây ăn quả là cây dài ngày, việc đầu tư ở giai đoạn đầu ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả giai đoạn sau của cây. Vì vậy yêu cầu về vốn cũng là một yêu cầu rất quan trọng để sản xuất và phát triển cây ăn quả.

+ Quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng cây ăn quả khác nhau. Một số gia đình ngoài phần diện tích của gia đình có sẵn thì còn nhận khoán, đấu thầu thêm diện tích để tăng diện tích sản xuất. Diện tích càng lớn thì khâu quản lý càng phải chặt chẽ và các chi phí sẽ phải tiết kiệm.

- Luật pháp, chính sách của nhà nước

Luật pháp, chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả, hợp lý, có tính khả thi và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân sẽ tạo động lực cho nhân dân phát triển sản xuất, hình thành những sản phẩm hàng hoá tập trung, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

+ Đối với sản xuất cây ăn quả, khí hậu thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng là những yếu tố có tính quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm. Mỗi một loại cây ăn quả đều có những điều kiện thích nghi với khí hậu ở mức độ khác nhau. Đất đai và địa hình là cơ sở để đưa nhiều loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai của vùng.

20

vùng, khả năng cung cấp sức lao động hàng năm, bình quân đất đai cho một lao động; giao thông trong vùng; quỹ đất cho phát triển cây ăn quả có ảnh hưởng đến quyết định chọn cây gì là chính, cây gì là phụ trợ cho vùng.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w