1.1. Doanh nghiệp và bảo hiểm xã hội bắt buộcđối vớidoanh nghiệp
1.1.2. Bảo hiểm xã hội bắt buộcđối vớidoanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm và tính chất của bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp
Bảo hiểm xã hội được phân loại theo hình thức của bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó “BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.” (Quốc hội, 2014a).
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một hình thức đảm bảo về thu nhập cho người lao động (và một số trường hợp là thành viên gia đình) trong những trường hợp rủi ro nhất định. Việc đảm bảo này được thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ phải tham gia đóng góp của các đối tượng nhất định nhằm tạo lập nguồn chi trả. Nói cách khác, các đối tượng khơng có quyền lựa chọn có được tham gia hay khơng tham gia mà họ phải tham gia hình thức bảo hiểm xã hội này khi thuộc các trường hợp pháp luật đã quy định. Tính bắt buộc là một trong những điểm đặc thù của loại hình bảo hiểm xã hội này.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp có một số tính chất cơ bản sau: - Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội: Sự xuất hiện của BHXH bắt buộc là một tất yếu khách quan trong đời sống kinh tế - xã hội mỗi quốc gia vì BHXH bắt buộc đã trở thành nhu cầu và quyền lợi cần thiết khách quan của NLĐ, NSDLĐ, được cả thế giới thừa nhận là một trong những quyền con người. Do đó, BHXH bắt buộc hồn tồn mang tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội.
- Tính ngẫu nhiên, phát sinh khơng đồng đều theo thời gian và khơng gian. Tính chất này được thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH bắt buộc. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp hình thành quỹ BHXH bắt buộc; từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian và không gian đến mức trợ cấp BHXH bắt buộc theo từng chế độ BHXH bắt buộc …
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ. Tính kinh tế được thể hiện rõ nhất ở chỗ, BHXH bắt buộc thông qua việc hình thành, bảo tồn, tăng trưởng và sử dụng đúng mục đích quỹ BHXH đã góp phần đảm bảo lợi ích kinh tế khơng chỉ cho NLĐ mà còn cho cả
NSDLĐ, Nhà nước và toàn xã hội. Đối với NLĐ, phần đóng góp của họ vào quỹ khơng đáng kể song quyền lợi họ nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro. Với NSDLĐ, tham gia đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc để thực hiện trách nhiệm bảo hiểm cho NLĐ họ sử dụng, đồng thời cũng là giúp họ tránh được khoản tiền lớn để trang trải cho NLĐ gặp rủi ro. Với Nhà nước, BHXH bắt buộc góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN, đồng thời quỹ BHXH cũng là nguồn đầu tư đáng kể vào nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc mang tính xã hội sâu sắc bởi đó là một bộ phận chủ yếu của hệ thống ASXH, góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các thành viên trong xã hội. BHXH bắt buộc cũng hoạt động trên ngun tắc “số đơng bù số ít”, do đó mọi NLĐ trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH và BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho họ và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động (Nguyễn Thị Định, 2015).
- Đồng thời, BHXH bắt buộc cũng được coi là một dịch vụ, thoả mãn nhu cầu được bảo vệ của những người tham gia BHXH bắt buộc. Tính dịch vụ của BHXH bắt buộc ln gắn chặt với tính xã hội của nó, khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính xã hội hố của BHXH bắt buộc cùng ngày càng cao.
1.1.2.2. Vai trò và chức năng của bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp
* Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chức năng chủ yếu sau:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH bắt buộc, nó quy định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH bắt buộc.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH bắt buộc. Về bản chất BHXH bắt buộc chính là quá trình phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang, do đó thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH bắt buộc góp phần thực hiện cơng bằng xã hội.
- Góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. BHXH bắt buộc bảo đảm cuộc sống
của NLĐ và gia đình họ ln được ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần. Do đó, NLĐ sẽ ln n tâm, gắn bó tận tình với cơng việc, với nơi làm việc. Chức năng này biểu hiện như một đòn bầy kinh tế kích thích NLĐ tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa NLĐ với NSDLĐ, giữa NLĐ với xã hội. Nhờ có BHXH bắt buộc, mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ được điều hoà và giải quyết; đặc biệt, BHXH bắt buộc đem lại lợi ích và sự bảo vệ cho cả hai giới chủ - thợ. Từ đó giúp họ hiểu nhau hơn, quan tâm đến nhau và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, việc chi cho BHXH bắt buộc là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.
* Vai trị của BHXH bắt buộc đới với doanh nghiệp:
Việc tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp giúp người lao động trang trải những khoản chi phí khơng mong muốn cho những điều khoản (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…) ghi trong hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động phải đảm bảo. Hay nó giúp chủ sử dụng lao động và người lao động giải quyết mâu thuẫn nội tại đã tồn tại bấy lâu nay. Từ đó nó làm cho người lao động yên tâm hơn, tin tưởng vào người chủ của mình hơn, tận tâm với cơng việc của mình hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động tạo thêm lợi nhuận cho người lao động.
Đối với người lao động: BHXH bắt buộc góp phần ổn định tài chính cho người tham gia BHXH trước những tổn thất do rủi ro xảy ra. Trong quá trình lao động nếu người lao động chẳng may gặp phải những rủi ro như ốm đau, tai nạn…làm họ bị gián đoạn công việc, và phải mất một khoản chi phí để tài trợ cho những tổn thất do rủi ro đó gây ra thì việc tham gia BHXH sẽ giúp họ trang trải những khoản chi phí nói trên làm giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và yên tâm trong lao động sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động.