Thực trạng quản lý thuBHXH bắt buộcđối với các doanh nghiệp trên địa

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 62)

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch thu

Việc lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp tại BHXH huyện Yên Bình được coi là khâu then chốt trong việc quản lý thu của cả năm, vì vậy BHXH huyện Yên Bình đã cố gắng bám sát tình hình thực tế, thường xuyên kiểm tra, thống kê số lượng lao động tăng giảm, tổng quỹ lương phát sinh, số đơn vị đăng ký mới phát sinh, số đơn vị còn khó khăn nợ đọng, tình hình kinh tế trong năm của huyện Yên Bình.

- Về nguyên tắc lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình: BHXH đã thực hiện đúng nguyên tắc được quy định tại Điều 6 Quyết định 2468/QĐ-BHXH ngày 31/12/2019 của BHXH Việt Nam. Đó là: Kế hoạch thu được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, có tính đến khả năng điều chỉnh chính sách của năm kế hoạch và có đánh giá tác động của các nhân tố làm tăng, giảm số thu; thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu, tăng cường xử lý nợ đọng.

- Về căn cứ lập kế hoạch thu:

Kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Yên Bình được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Yên

Bái; tình hình thực hiện thu BHXH của những năm trước, danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH do BHXH huyện Yên Bình quản lý; số kiểm tra dự toán thu do BHXH tỉnh thông báo cho BHXH huyện…Kế hoạch thu BHXHbắt buộc đối với doanh nghiệp được lập thành 02 bản theo mẫu số 4-KHT 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản gửi BHXH tỉnh Yên Bái trước ngày 25/6. Kế hoạch thu BHXH được lập chi tiết theo từng đối tượng tham gia, từng địa bàn, cho từng bộ phận quản lý của BHXH huyện Yên Bình.

- Các bước xây dựng kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình: BHXH huyện Yên Bình đã xây dựng kế hoạch thu gồm 3 bước theo quy định, đó là: Bước 1: Phân tích môi trường; Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể cho giai đoạn kế hoạch; Bước 3: Xây dựng các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

- Về nội dung kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp của BHXH huyện Yên Bình được lập gồm các nội dung: Mục tiêu, giải pháp và nguồn lực cho kế hoạch. Trong phần mục tiêu của kế hoạch thu BHXH bắt buộc cũng đã chỉ ra được các chỉ tiêu về số lượng DN tham gia đóng BHXH bắt buộc, số lượng người lao động làm việc trong các DN tham gia đóng BHXH bắt buộc, số tiền BHXH bắt buộc thu được từ các DN.

Bảng 2.6. Tình hình lập và được giao kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp của BHXH huyện Yên Bình, giai đoạn 2016-2019

Đơnvị: Triệu đồng Năm KH thu BHXH bắt buộc đối với DN do BHXH huyện Yên Bình lập KH thu BHXH bắt buộc đối với DN do BHXH tỉnh giao Tỷ lệ KH thu BHXH bắt buộc/số được giao (%) 2016 83.936 91.834 93,13 2017 97.675 99.162 100,86 2018 104.269 105.900 98,46 2019 114.460 121.122 91,20

Nguồn:BHXH huyện Yên Bình

Qua bảng 2.3 ta thấy, số kế hoạch thu BHXH bắt buộcdo BHXH huyện Yên Bình lập thường có xu hướng thấp hơn so với kế hoạch thu BHXH bắt buộc do BHXH tỉnh Yên Bái giao, nguyên nhân chủ yếu là do công tác dự báo của BHXH huyện Yên Bình chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, nhất là dự báo biến động đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp. Trong thời gian qua, BHXH huyện Yên Bình tuy có tổ chức nhiều hình thức điều tra, khảo sát... Song, do triển khai thiếu đồng bộ và thiếu biên chế trực tiếp làm công tác này, nên việc dự báo không được cập nhật liên tục, độ chính xác không cao, ảnh hưởng nhiều đến xây dựng kế hoạch thu hằng năm cũng như kế hoạch của những năm tiếp theo.

Điều này cho thấy, công tác lập kế hoạch BHXH bắt buộc của BHXH huyện Yên Bình vẫn còn hạn chế, chưa lường hết các biến động xảy ra về kinh tế, xã hội, các tác động của cơ chế, chính sách…do đó vẫn còn nhiều trường hợp lập kế hoạch thu BHXH không chính xác, chưa phản ánh được tình hình thực tế ở địa phương, đôi khi liên kết giữa các bộ phận, phòng ban trong nội bộ BHXH cũng như với chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ.

Hộp 2.1: Đánh giá của cán bộ BHXH huyện Yên Bình về thực trạng lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện

Nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch thu

Để tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc thì BHXH huyện Yên Bình đã tổ chức triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật về chính sách BHXH bắt buộc cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động; tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện; triển khai thực hiện thu BHXH bắt buộc.

a) Triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật về chính sách BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp

Trên cơ sở Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện LuậtBHXH, thời gian qua BHXH huyện Yên Bình đã hướng dẫn, cụ thể hóa các vănbản quy phạm pháp luật, triển khai kịp thời các chính sách, đặc biệt là các quyđịnh liên quan đến BHXH, BHYT đến các cán bộ viên chức huyện. Đồng thờiBHXH huyện cũng đã tham mưu cho Huyện ủy, phối hợp với Ủy ban nhân dâncác xã, thị trấn tiến hành triển khai đến các cơ quan đơn vị và người dân khi cácvăn bản quy định có hiệu lực thi hành, giúp cho người dân hiểu rõ được chínhsách BHXH bắt buộc cũng như Trong thời gian qua, BHXH huyện Yên Bình đã nghiêm túc thực hiện công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện và coi đây là khâu then chốt trong việc quản lý thu của cả năm. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Bình được xây dựng dựa trên hướng dẫn của BHXH tỉnh Yên Bái và trên cơ sở căn cứ vào số lượng đơn vị sử dụng lao động, số lao động trên địa bàn; tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả ước thực hiện thu BHXH năm báo cáo, dự báo khả năng tăng trưởng kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương.Tuy nhiên công tác lập kế hoạch thu của BHXH huyện Yên Bình còn tồn tại một số hạn chế nhất định, như chưa lường hết các biến động xảy ra về kinh tế, xã hội, các tác động của cơ chế, chính sách…do đó vẫn còn nhiều trường hợp lập kế hoạch thu BHXH không chính xác, chưa phản ánh được tình hình thực tế ở địa phương, đôi khi liên kết giữa các bộ phận, phòng ban trong nội bộ BHXH cũng như với chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ.

những nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng khi tham giaBHXHbắt buộc.

Bảng 2.7. Tình hình rà soát và cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH giai đoạn 2016-2019

ĐVT: Văn bản

Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Rà soát 20 24 27 30

Cụ thể hóa 12 13 16 19

Nguồn: BHXH huyện Yên Bình

Được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN luôn được lãnh đạo BHXH Việt Nam quan tâm đẩy mạnh. Sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị đã tạo được nhữngchuyển biến mạnh mẽ theo hướng thiết thực, hiệu quả. Công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN đã được triển khai sâu rộng đến tất cả các nhóm đối tượng và địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức về BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, người sử dụng lao động và mọi người dân.

BHXH huyện Yên Bình đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách BHXH, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH trong thời gian qua. Thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TW, hằng năm, dưới sự chỉ đạo của BHXH tỉnh Yên Bái, BHXH huyện Yên Bình đã phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, Pháp luật BHXH trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức, như:

Phối hợp với Liên đoàn lao động huyện đẩy mạnh hình thức tuyên truyền trực tiếp như đến tận cơ sở để đối thoại với người dân, chủ sử dụng lao động và người lao động. Nhiều hội nghị tuyên truyền về những điểm mới của Luật BHXH (sửa đổi) đã được tổ chức qua mỗi hội nghị đối thoại cơ quan BHXH huyện Yên Bình đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trongquá trình thực hiện chính sách để từ đó các đơn vị, đối tượng hiểu rõ về ý nghĩa nhân văn của chính sách và chủ động tham gia BHXH, BHYT.

Ký hợp đồng với Đài truyền thanh huyện xây dựng và thực hiện phát sóng, phát thanh các chương trình về chính sách BHXH, với nhiều nội dung đa dạng để phù hợp với tình hình kinh tế của huyện và đối tượng tham gia BHXH như xây dựng phóng sự, chuyên mục hỏi đápvề những điểm mới của luật BHXH…

Việc tuyên truyền bằng hình thức trực quan bằng các ẩn phẩm cũng được BHXH huyện chú trọng như: Phát hành tờ rơi những điều cần biết vềBHXH đến các phòng, ban ngành, các cơ quan, doanh nghiệp trong toàn huyện. Xây dựng pano tuyên truyền về BHXH, BHYT tại trung tâm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện, treo các băng rôn, khẩu hiệu tại các tuyến đường chính trên địa bàn.

Tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức về BHXH, BHYT, BHTN cho đội ngũ cán bộ đại lý thu tại các xã,thị trấn và bưu điện huyện. Đặc biệt trong năm 2017,BHXH huyện tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Tìm hiểu về chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” cho đối tượng là công chức, viên chức toàn huyện.

Việc đổi mới và đa dạng các hình thức tuyên truyền bước đầu đã tạo điều kiện và giúp cho người lao động, các chủ sử dụng lao động và nhân dân hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và tính nhân văn của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta. Kết quả công tác tuyên truyền cũng đã góp phần rất lớn làm thay đổi nâng cao nhân thức về quyền và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể các cấp và mọi người dân trong việc thực thi, chấp hành các quy định của luật BHXH để thực hiện tốt mục tiêu “BHXH cho mọi người lao động”.

Bảng 2.8. Tình hình thực hiện tuyên truyền về BHXH giai đoạn 2016-2019

STT Nội dung ĐVT Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Đối thoại trực tiếp Số lần 3 4 5 4

2 Đài phát thanh xã, thị trấn

Số tin

bài 52 61 59 65

3

Tuyên tuyền thông qua áp phích, tờ rơi, băng rôn, pano…

Chiếc 850 970 1.050 1.100

4 Hội nghị tập huấn,

hội thảo Số cuộc 2 3 3 4

5 Tổ chức cuộc thi tìm

hiểu về BHXH Số cuộc 1

TỔNG CỘNG 907 1.039 1.117 1.173

Nguồn: BHXH huyện Yên Bình

Qua bảng số liệu 2.5 có thể thấy trong thời gian qua BHXH huyện Yên Bình đã ngày càng quan tâm đến công tác tuyên truyền, hình thức đối thoại trực tiếp ngày càng được phát huy, tỷ lệ phát thanh các chuyên mục BHXH trên đài phát thanh các xã, thị trấn ngày càng tăng, số hội nghị tập huấn, hội thảo cũng được tổ chức nhiều hơn…Tuy nhiên công tác tuyên truyền của BHXH huyện trong thời gian qua cũng gặp phải những khó khăn nhất định, đội ngũ cán bộ viên chức làm công tác tuyên truyền còn thiếu, chưa có cán bộ viên chức làm chuyên trách về công tác này, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên việc thực hiện tuyên truyền vẫn còn những lúng túng nhất định.

Bảng 2.9: Kết quả điều tra về thực trạng công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc TT Tiêu chí Mức độ đánh giá Trung bình chung 1 2 3 4 5

1 Đơn vị hiểu biết đầy đủ về

chính sách BHXH 2 9 17 15 6 3,28

2

Đơn vị nắm rõ trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động của mình

2 15 29 4 3,70

3

Hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến chính sách và luật BHXH

4 6 19 15 7 3,25

4 Việc giải quyết thắc mắc là

dễ hiểu 1 3 17 13 16 3,80

5 Hình thức tuyên truyền là đa

dạng 6 12 16 15 3,81

6 Hoạt động tuyên truyền hỗ

trợ là rất cần thiết 2 19 15 15 3,85

Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng số liệu2.6 về kết quả điều tra về thực trạng công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc cho thấy số trung bình của các tiêu chí (2), (4), (5), (6) đều nằm trong khoảng 3,41 - 4,20 điểm, điều này thể hiện các tiêu chí này được đối tượng điều tra chủ yếu đánh giá là “khá hài lòng”; các tiêu chí (1), (3) nằm trong khoảng 2,61 - 3,40 điểm, điều này thể hiện các tiêu chí được đối tượng điều tra chủ yếu đánh giá là “bình thường”. Có thể thấy các đối tượng đã đánh giá công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc chưa thực sự hiệu quả đối với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có đăng ký cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc đang hoạt động trên địa bàn huyện.

b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp

đoàn thể khác vì vậy để tăng cường tiến độ thực hiện tốt dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN cũng như giảm tỷ lệ nợ, trong những năm qua, BHXH huyệnYên Bình đã chủ động làm việc với các phòng ban có liên quan như:

Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, đề nghị chuyển cấp đầy đủ hạn mức kinh phí năm cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và kinh phí bổ sung chênh lệch do thay đổi mức lương cơ sở để các đơn vị có nguồn kinh phí chuyển trả số phải nộp BHXH, BHYT, BHTN.

Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện trong việc thực hiện các quy định của Pháp luật lao động như giám sát ký kết hợp đồng lao động và thực hiện chính sách BHXH. Rà soát, đối chiếu tăng giảm các đối tượng tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo và tổng hợp chuyển trả tiền cho cơ quan BHXH trước ngày 30 hàng quý.

Phối hợp với phòng giáo dục đào tạo thường xuyên đôn đốc các trường học trích chuyển tiền BHXH, BHYT, BHTN theo chỉ đạo của UBND huyện.

Phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc trong việcthu, nộp BHXH.

Phối hợp với Liên đoàn Lao động chỉ đạo tổ chức xây dựng, củng cố công đoàn cơ sở vững mạnh với nội dung hoạt động thiết thực để bảo vệ quyền lợi NLĐ như: Ký thỏa ước lao động tập thể, tuyên truyền, giám sát việc thực hiện các chính sách về lao động và BHXH.

Trong những năm qua nhờ công tác phối hợp với các phòng, tổ chức trên địa bàn, công tác thực hiện dự toán thu của BHXH huyệnYên Bình đã đạt được những kết quả khả quan, số thu được cao hơn năm trước, đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên trong quá trình phối hợp thực hiện vẫn còn những hạn chế, thiếu sót.Công tác phối hợp còn chưa nhịpnhàng, các đơn vị có cơ chế phối hợp chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh đạo và chỉ đạo phối hợp với cơ quan BHXH.

c) Triển khai thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp

Sau khi kế hoạch thu BHXH bắt buộc được BHXH tỉnh giao, BHXH huyện Yên Bình và cán bộ quản lý thu chủ động tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp

vụ để thực hiện nhiệm vụ thu.

Đầu tiên, BHXH huyện Yên Bình thường xuyên thực hiện rà soát, lập danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện thêm các đối tượng mới cần tham BHXH trên địa bàn quản lý của mình. Việc phát hiện thêm các đối tượng mới phải đóng BHXH có ý nghĩa rất quan trọng với sự tồn tại và phát triển không chỉ đối với BHXH huyện Yên Bình nói riêng mà còn ảnh hưởng đến cả BHXH nói chung. Từ đó làm tăng thêm số lượng lao động phải đóng góp vào quỹ BHXH và tất nhiên dẫn đến Ngân sách của quỹ BHXH tăng lên, tách xa dần Ngân sách Nhà nước. Hoạt động này thực hiện tốt được nhờ đó mà hoạt động BHXH cũng được thực hiện tốt hơn theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít.

Thứ hai, BHXH huyện Yên Bình thường xuyên cử cán bộ tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động. Công tác thu có được thực hiện một cách hiệu quả hay không

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w