Nội dung quản lýthu bảo hiểm xã hội bắt buộcđối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 35 - 41)

1.2. Quản lýthu bảo hiểm xã hội bắt buộcđối với các doanh nghiệp của BHXH

1.2.2. Nội dung quản lýthu bảo hiểm xã hội bắt buộcđối với các doanh nghiệp

nghiệp của BHXH cấp huyện

1.2.2.1. Lập kế hoạch thubảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp của BHXH cấp huyện

Trước ngày 25 tháng 6 hàng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán thu năm kế hoạch của BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện có trách nhiệm lập dự tốn thu kế hoạch của đơn vị trong đó có kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp theo mẫu biểu gửi BHXH tỉnh tổng hợp gửi về bảo hiểm xã hội Việt Nam để báo cáo. Ngoài ra, nếu trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán thu kế hoạch để đảm bảo hồn thành nhiệm vụ được giao thì trước ngày 20 tháng 8 hằng năm, căn cứ tình hình thực hiện dự tốn thu của đơn vị, BHXH cấp huyện lập dự toán điều chỉnh báo cáo Giám đốc BHXH tỉnh.

* Mục đích, yêu cầu lập kế hoạch thu: Lập kế hoạch thu hằng năm của

BHXH được thực hiện cùng thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước để kịp thời trình cấp có thẩm quyền giao dự tốn. Kế hoạch thu phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Việc lập, phân bổ và giao dự toán thu hằng năm phải được thực hiện thống nhất theo đúng các quy định, đảm bảo chủ động trong tổ chức thực hiện dự toán(Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2019).

* Nguyên tắc lập kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy

định tại Điều 6 Quyết định 2468/QĐ-BHXH ngày 31/12/2019 của BHXH Việt

Nam:Kế hoạch thu phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, có

tính đến khả năng điều chỉnh chính sách của năm kế hoạch. Đánh giá tác động của các nhân tố làm tăng, giảm số thu; thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa cơng tác quản lý thu, tăng cường xử lý nợ đọng (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2019).

* Căn cứ lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc thực hiện theo quy địnhtại Điều

5, Quyết định 2468/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam bao gờm:Tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu và dự tốn được giao năm hiện hành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành, lĩnh vực, đơn vị; kế hoạch đầu tư công trung hạn của đơn vị; quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về tài chính - NSNN do các cơ quan có thẩm quyền ban hành trong 03 năm kế hoạch; dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch; chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền về lập kế hoạch tài chính - NSNN trong thời gian 03 năm kế hoạch; văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam;số kiểm tra dự tốn thu do BHXH tỉnh thơng báo cho BHXH huyện.

* Các bước xây dựng kế hoạch thu BHXH bắt buộc:

+ Bước 1: Phân tích mơi trường. BHXH cấp huyện tiến hành phân tích các yếu tố môi trường, bao gồm môi trường bên trong và bên ngồi. Mơi trường bên ngoài như thực trạng, số lượng các DN trên địa bàn, chính sách thu BHXH bắt buộc của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa phương… Môi trường bên trong như số lượng, chất lượng các viên chức, cán bộ thu BHXH của BHXH huyện, hệ thống thơng tin, tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ các DN giai đoạn kế hoạch trước…

+ Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể cho giai đoạn kế hoạch. Trên cơ sở phân tích cả mơi trường bên trong và bên ngoài, BHXH huyện xác định mục tiêu cụ thể cho giai đoạn kế hoạch.

+ Bước 3: Xây dựng các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Sau khi xây dựng được kế hoạch thu BHXH bắt buộc, BHXH huyện trình kế hoạch lên BHXH tỉnh. Căn cứ vào kế hoạch thu BHXH bắt buộc mà BHXH huyện trình lên, BHXH tỉnh báo cáo với BHXH Việt Nam xem xét tính khả thi, lợi ích của kế hoạch, so sánh với kế hoạch các địa phương khác và thơng qua kế hoạch, giao dự tốn thu BHXH cho BHXH tỉnh, sau đó BHXH tỉnh sẽ giao kế hoạch và dự toán cho BHXH cấp huyện.

* Nội dung kế hoạch thu BHXH bắt buộc bao gồm Mục tiêu, giải pháp và nguồn lực cho kế hoạch. Trong phần mục tiêu của kế hoạch thu BHXH bắt buộc phải chỉ nêu được các chỉ tiêu về số lượng DN tham gia đóng BHXH bắt buộc, số lượng người lao động làm việc trong các DN tham gia đóng BHXH bắt buộc, số tiền BHXH bắt buộc thu được từ các DN.

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch thu

Muốn hiểu được khái niệm tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc thì trước hết phải tìm hiểu khái niệm tổ chức là gì?

Chức năng tổ chức được hiểu là “hoạt động quản lý nhằm thiết lập một hệ

thớng các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận đó có thể phới hợp với nhau một cách tớt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức”.

Vì vậy, khái niệm tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc có thể được hiểu là việc lựa chọn những nội dung công việc, những bộ phận và giao cho mỗi bộ phận một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cần thiết để thực hiện mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ các DN bao gồm các nội dung sau: Công tác triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật về chính sách BHXH đối với doanh nghiệp; cơng tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp và Công tác triển khai thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Cụ thể:

a) Công tác triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật về chính sách BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp

- Truyền thông tới các DN (chủ sử dụng lao động và người lao động trong các DN): Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và chuyên ngành, cơ quan BHXH tỉnh cần phải tuyên truyền các chính sách thu BHXH bắt buộc mới, các lợi ích của việc đóng BHXH bắt buộc, chế tài phạt khi vi phạm… để người lao động và người sử dụng lao động có kiến thức về BHXH bắt buộc, từ đó tn thủ theo đúng quy định.

Thơng tin tuyên truyền là nội dung quan trọng trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Với BHXH bắt buộc, là chính sách tác động đến một lượng người tham gia rộng khắp, cơng tác thơng tin tun truyền chính là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý đối tượng tham gia. Cụ thể, công tác thông tin tuyên truyền giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc theo quy định của luật pháp, làm thay đổi thái độ đối với cơng tác BHXH bắt buộc theo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật. Ngồi ra, tuyên truyền BHXH bắt buộc còn có tác dụng cổ vũ động viên người lao động cùng các doanh nghiệp tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi Bảo hiểm.

Ý thức tham gia của các đối tượng kém xuất phát từ sự ít hiểu biết về lợi ích của chính sách BHXH. Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tượng hiểu được lợi ích từ chính sách này sẽ khuyến khích các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý đối tượng tham gia được thực hiện tốt hơn.

b) Công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội huyện cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị:

+ Kho bạc Nhà nước huyện: Kho bạc Nhà nước huyện thực hiện nhiệm vụ trung gian thanh toán, giúp cơ quan BHXH nhận tiền thu BHXH bắt buộc từ các DN.

+ Chi cục thuế: BHXH huyện phối hợp với Chi cục thuế huyện kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình thực hiện nộp BHXH bắt buộc của các DNtrên địa bàn tỉnh.

+ Bưu điện: cơ quan BHXH huyện phối hợp với Bưu điện huyện thực hiện thu, nhận, trả các hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc của các DN trên địa bàn huyện.

+ Đài phát thanh truyền hình huyện: BHXH huyện phối hợp với Đài phát thanh truyền hình huyện tun truyền chính sách BHXH, BHYT.

+ Phòng Kế hoạch và Đầu tư: Phòng Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối cung cấp, công khai thông tin đăng ký DN thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý thu của BHXH huyện và tình trạng hoạt động của DN trên địa bàn huyện.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: BHXH huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện.

+ Phối hợp với Ngân hàng thương mại: BHXH huyện phối hợp với các Ngân hàng thương mại thu BHXH, BHYT, BHTN từ các tổ chức, cá nhân trích nộp qua tài khoản ngân hàng.

+ Liên đoàn Lao động huyện: BHXH huyện phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT; phối hợp kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại và thực hiện khởi kiện về lĩnh vực BHXH, BHYT; phối hợp mở rộng, phát triển đối tượng tham gia và phối hợp trao đổi thông tin giữa hai ngành.

c) Công tác triển khai thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp

Cơ quan BHXH huyện phải xác định rõ bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ các DN. Đồng thời, cơ quan BHXH phải chuẩn bị nhân lực để sẵn sàng thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ các DN. Nội dung tập huấn thường bao gồm:

+ Phổ biến các chính sách, quy địnhmới về thu BHXH bắt buộc từ các DN. + Phổ biến kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ các DN trong từng giai đoạn. Cụ thể, phải phổ biến về các chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ các DN trong giai

đoạn kế hoạch đó và phổ biến các giải pháp thực hiện mục tiêu thu BHXH bắt buộc từ các DN trong từng giai đoạn.

Việc tập huấn này có thể được triển khai định kỳ (hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng) hoặc tiến hành tập huấn đột xuất khi cần thiết.

- Tạo động lực cho cán bộ quản lý thu BHXH bắt buộc từ các DN: BHXH huyện cần tăng cường thực hiện các giải pháp khen thưởng, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý thu BHXH, để các cán bộ quản lý thu BHXH có động lực làm việc chăm chỉ, theo dõi sát sao các kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ các DN của huyện.

- Đàm phán giải quyết xung đột: Đối với chủ sử dụng lao động, mức đóng BHXH mà chủ doanh nghiệp phải chịu là 18% tổng quỹ lương trả cho người lao động, là một khoản chi phí khá lớn trong doanh nghiệp, do đó, có sự mâu thuẫn với mức thu của BHXH. Tương tự đối với người lao động, người lao động phải chịu 8% mức lương được hưởng, do đó sẽ bị trừ đi khoản thu nhập hàng tháng, khiến nhiều người lao động có hồn cảnh khó khăn khơng muốn tham gia BHXH.

1.2.2.3. Kiểmsốt sự thực hiện

Kiểm sốt là q trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch. Còn kiểm soát việc thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với DN của BHXH huyện là quá trình cơ quan BHXH huyện giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động thu BHXH bắt buộc từ các DN mà BHXH huyện trực tiếp quản lý thu nhằm đảm bảo việc thực hiện thu BHXH bắt buộc đối với DN theo kế hoạch.

Mục tiêu kiểm soát: là đảm bảo các nguồn lực của tổ chức được thực hiện một cách hữu hiệu; phát hiện kịp thời những sai lệch, khó khăn trong q trình tổ chức thực hiện kế hoạch và kịp thời đưa ranhữngbiện pháp để giải quyết vấn đề nhằm đạt được các mục tiêu trong kế hoạchthu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp đã đề ra.

Về hình thức kiểm sốt: có thể tiến hành thành kiểm sốt định kỳ hoặc kiểm sốt đột xuất (đồn thanh tra liên ngành), kiểm soát thường xuyên (cán bộ làm cơng tác quản lý thu BHXH).

Về nội dung kiểm sốt: Việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; cụ thể tập trung vào kiểm sốt DN bao gồm:

+ Tình hình đóng BHXH bắt buộc: bao gồm đối tượng tham gia như số lượng lao động, căn cứ tham gia như tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

+ Hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT, truy thu BHXH bắt buộc.

Về quy trình kiểm sốt:

+ Bước 1: Thu thập thông tin các DN mà cơ quan BHXH huyện phải trực tiếp thu từ Phòng Kế hoạch và Đầu tư.

+ Bước 2: Theo dõi các thông tin DN nộp lên về đối tượng và căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

+ Bước 3: Hàng tháng, cán bộ thu trực tiếp quản lý DN nào thì kiểm tra, kiểm sốt các thơng tin khai báo, tăng giảm hàng tháng của các DN đó.

+ Bước 4: Hàng năm, tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất tới các DN mà cơ quan BHXH huyện trực tiếp quản lý thu để kiểm tra, kiểm sốt xem các thơng tin DN khai báo cáo chính xác.

Cơng cụ kiểm sốt: bao gồm: Các cơng cụ kiểm sốt chung (như các dữ liệu thống kê), cơng cụ kiểm sốt thời gian, cơng cụ kiểm sốt chất lượng, cơng cụ kiểm sốt tài chính và ngân sách.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 35 - 41)