Nhân tố tác động đến quản lýthu bảo hiểm xã hội bắt buộcđối với các

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 41 - 44)

1.2. Quản lýthu bảo hiểm xã hội bắt buộcđối với các doanh nghiệp của BHXH

1.2.3. Nhân tố tác động đến quản lýthu bảo hiểm xã hội bắt buộcđối với các

các doanh nghiệp của BHXH cấp huyện

1.2.3.1. Nhân tố thuộc về BHXH cấp huyện

Thứ nhất, trình độ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong cơ quan BHXH

Đội ngũ công chức với đặc điểm bao gồm số đông công chức, để tổ chức hoạt động hiệu quả, song song với việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho mỗi tổ chức là việc lựa chọn những cá nhân xuất sắc, có trình độ chun mơn, có năng lực chỉ đạo, điều hành, có uy tín để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quản lý, đảm bảo sự chỉ đạo điều hành thường xuyên, liên tục. Việc quy hoạch, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Đảng và Chính phủ.

Mỗi đội ngũ cơng chức có đặc điểm riêng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ do q trình tuyển dụng cơng chức là q trình lựa chọn những ứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực quản lý. Về cơ bản, viên chức cần có chun mơn nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Nhưng nhìn chung thì đội ngũ cán bộ viên chức trong bộ máy BHXH là những người thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH. Với nền kinh tế hội nhập quốc tế thì yêu cầu đặt ra cho lực lượng cán bộ viên chức này ngày càng cao, đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật thông tin để xử lý, không ngừng học tập nâng cao trình độ, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết công việc. Đội ngũ cán bộ trong bộ máy BHXH sẽ là nhân tố chủ chốt để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BHXH, là cầu nối để đưa người tham gia đến với BHXH.

Hoạt động quản lý nhà nước của đội ngũ viên chức có quy mơ rộng, tính chất phức tạp, đối tượng quản lý đa dạng và số lượng lớn; sản phẩm lao động của đội ngũ cán bộ viên chức là những sản phẩm kết tinh từ lao động trí óc, khơng phải là sản phẩm vật chất hữu hình, do vậy, việc đánh giá “kết quả thực hiện cơng việc” rất khó khăn; sản phẩm cơng tác quản lý nhà nước là kết quả lao động của tập thể, khó phân định rõ ràng trách nhiệm từng của viên chức.

Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại BHXH huyện

Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc sẽ đáp ứng được đầy đủ các u cầu của cơng tác quản lý: Quản lý tồn bộ người lao động tham gia và đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ về BHXH theo đúng luật; quản lý mức lương, phụ cấp và điều kiện làm việc của người lao động để giải quyết các chế độ BHXH cho họ một cách chính xác, cơng bằng và hợp lý nhất.

Việc nghiên cứu áp dụng CNTT vào quản lý hoạt động BHXH nói chung, thu BHXH bắt buộc nói riêng còn là điều kiện quan trọng để ngành BHXH đẩy mạnh cải cách hành chính trong các hoạt động của ngành, nhằm đảm bảo yêu cầu ngày càng nhiều người mong muốn và được tham gia vào hệ thống BHXH.

Thứ ba, cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, khi cơ quan BHXH được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như nhà làm việc, các phương tiện phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, viên chức (máy vi tính, máy scan, máy phơ tô, bàn ghế làm việc...) sẽ tạo môi trường làm việc thuận lợi, góp phần đảm bảo cho cán bộ, viên chức của cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.2.3.2. Nhân tớ bên ngồi

Thứ nhất, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội của địa phương có tác động khơng nhỏ đến cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Khi kinh tế phát triển, số lượng người lao động có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mơ sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tượng thuộc diện tham gia BHXH không ngừng được tăng lên. Người lao động và người sử dụng lao động khơng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà tìm mọi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.

Thứ hai, chính sách pháp luật

Chính sách tiền lương: Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và cơng tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính tốn mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên.

Chính sách về BHXH: Việc quy định tăng mức đóng làm cho mức đóng tăng lên cơ quan BHXH phải điều chỉnh mức đóng hiện tại của người lao động.

Thứ ba, nhận thức của chủ các DN và người lao động

Người sử dụng lao động là một mắt xích quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động BHXH. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật, bảo quản sổ, lập hồ sơ cho người lao động, trả trợ cấp BHXH cho người

lao động, cung cấp tài liệu, thông tin về người lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền...Như vậy, người sử dụng lao động là một cầu nối giữa người lao động và các cơ quan thực hiện chức năng BHXH. Việc người sử dụng lao động thực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ làm cho hoạt động BHXH nhịp nhàng và liên tục.

Người lao động là chủ thể quan trọng của hoạt động BHXH. Việc có mặt của người lao động mới làm cho hoạt động BHXH trở thành một hoạt động trong xã hội. Nhận thức của người lao động có ảnh hưởng tới việc thực hiện các văn bản luật về BHXH, việc thực thi các chính sách BHXH. Hoạt động BHXH là hoạt động điều chỉnh các hành vi của các đối tượng BHXH. Người lao động là đối tượng hàng đầu trong hoạt động đó. Việc nâng cao nhận thức của người lao động đối với hoạt động BHXH, một mặt giúp cho hoạt động BHXH được thực hiện một cách trôi chảy, mặt khác giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

1.3. Kinh nghiệm về quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanhnghiệp ở một số địa phương và bài học cho BHXH huyện Yên Bình

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w