Kinh nghiệm vềquản lýthu BHXHbắt buộcđối với các doanh nghiệp ở

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 44)

1.3.1. Kinh nghiệm tại BHXH huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, Thanh Ba đang trong quá trình tiến hành đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và có những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với số lượng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH tăng nhanh thì tổng số lao động tham gia BHXH cũng tăng đáng kể, số thu BHXH bắt buộc cũng tăng nhanh qua các năm từ 7.478 lao động năm 2015 tăng lên 7.797 lao động năm 2019. Tốc độ tăng số người tham gia BHXH bắt buộc chung cho cả giai đoạn là 1,14% nhưng tốc độ tăng số tiền thu BHXH bắt buộc lại tăng 4,85% (từ 79.937 triệu đồng năm 2015 lên 81.841 triệu đồng năm 2019).

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng BHXH huyện Thanh Ba đã ln hồn thành trên 100% chỉ tiêu mà BHXH tỉnh giao, trong đó có chỉ tiêu thu BHXH bắt buộc. Để có được kết quả đó, BHXH huyện Thanh Ba đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Mà trước hết phải kể đến là BHXH huyện Thanh Ba luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với

việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT nói chung và cơng tác thu BHXH bắt buộc nói riêng. Bên cạnh đó, BHXH huyện Thanh Ba đã phát huy dược sức mạnh của sự đoàn kết, thống nhất trong tồn thể cơng chức, viên chức của đơn vị, khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên, quyết tâm hồn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

Cơng tác lập kế hoạch thu được quan tâm triển khai thực hiện, BHXH huyện Thanh Ba luôn coi công tác lập kế hoạch là công việc quan trọng trong hoạt động thu BHXH bắt buộc. BHXH huyện Thanh Ba thường tiến hành lập kế hoạch thu vào đầu tháng 10 hàng năm và được giao cho cán bộ thu thực hiện, kế hoạch thu được lập chi tiết tới từng đơn vị sử dụng lao động. Để lập kế hoạch thu, cán bộ thu đã căn cứ vào tình hình biến động số lao động, quỹ tiền lương do các đơn vị sử dụng lao động báo cáo hàng tháng để xác định dự toán thu năm kế hoạch cho từng đơn vị.

Trong tổ chức thực hiện kế hoạch thu: BHXH huyện Thanh Ba đãđẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, các ban, ngành và các cơ quan thơng tấn, báo chí của địa phương trong việc tuyên truyền chính sách BHXH đến với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Thực hiện công tác tuyên truyền một cách đa dạng, nhiều hình thức như: Tuyên truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người lao động, Thực hiện treo băng rôn tuyên truyền trên các trục đường chính của thành phố, thực hiện xe lưu động treo tranh cổ động, phát thanh tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT tại các nơi dân cư, trường học, bệnh viện, các chợ, phối hợp với Phòng văn hóa Thể thao Du lịch, Đài Truyền thanh, thơng tin văn hóa phường, xã… để tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách BHXH, BHYT.

Ngồi ra để tổ chức thực hiện kế hoạch thu được thuận lợi, BHXH huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính với mục tiêu ba hơn: “nhanh hơn, hợp ý hơn, thân thiện hơn”. Công tác thực hiện được tiến hành và đánh giá nghiêm túc thông qua khảo sát phiếu thăm dò ý kiến nhờ đó tạo được sự đồng thuận của đối tượng tham gia BHXH.

Trong kiểm soát sự thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc: BHXH huyện Thanh Ba đã nghiêm túc thực hiện kiểm sốt sự thực hiện, trong đó đối với đơn vị

nợ BHXH, trước hết BHXH huyện theo dõi chặt chẽ, chi tiết đối với từng đơn vị dể có biện pháp xử lý, cử cán bộ đến bám sát tình hình thực tế, đơn đốc trực tiếp. Cùng với việc gửi thông báo kết quả thu nộp BHXH cho thủ trưởng đơn vị, BHXH huyện còn tranh thủ sự phối hợp chỉ đạo của UBND các xã, thị trấn trong công tác thu hồi nợ đọng.

1.3.2. Kinh nghiệm của BHXH huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

BHXH huyện Hàm Yên là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Có được bước đột phá đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự chung tay của tồn thể cán bộ, nhân viên của đơn vị. Nhờ những cách làm hiệu quả, năm 2019, tồn huyện có tổng số người tham gia BHXH bắt buộc là 1.037 người, đạt 126% so với kế hoạch được giao đưaBHXH huyện trở thành đơn vị khai thác và phát triển đối tượng đạt tỷ lệ cao nhất so với các huyện trong tỉnh. Kinh nghiệm của BHXH huyện Hàm Yên trong quản lý thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp trên địa bàn như sau:

* Công tác lập kế hoạch thu được BHXH huyện Hàm Yên nghiêm túc thực hiện theo đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, căn cứ lập tại Quyết định 2468/QĐ- BHXH của BHXH Việt Nam ngày 31/12/2019 và các văn bản hướng dẫn của

BHXH tỉnh Tuyên Quang. BHXH huyện Hàm Yên đã quan tâm bố trí cán bộ thu có trình độ nghiệp phù hợp, am hiểu và có khả năng nắm rõ tình hình thực tế và tốc độ phát triển về lao động, quỹ lương trên địa bàn được phân cấp quản lý.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch thu

BHXH huyện Hàm Yên đã chú trọng đến công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH. Hoạt động thơng tin tuyên truyền nhằm vào các đối tượng chủ yếu là đơn vị SDLĐ, NLĐ và đại bộ phận nhân dân. BHXH huyện Hàm Yên đã tổ chức thường xuyên các đợt thông tin, tuyên truyền phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN, các Nghị định, Thơng tư của Chính phủ và của các Bộ, ngành liên quan về

giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN… Về hình thức tuyên truyền, BHXH huyện Hàm Yên đã thực hiện các hình thức: Phối hợp và lồng ghép. Cụ thể, đã phối hợp với các ngành chức năng như Phòng văn hóa Thể thao Du lịch, Đài Truyền thanh, thơng tin văn hóa phường, xã, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ và các Ban Chỉ đạo thực hiện BHYT tự nguyện các cấp…để tổ chức, triển khai các nội dung thông tin tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN, Luật BHXH, Luật BHYT. Đã lồng ghép hoạt động thông tin, tuyên truyền vào các Hội nghị định kỳ hoặc đột xuất được tổ chức hàng năm, thông qua các đợt kiểm tra chuyên ngành, thanh tra liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện chính sách BHXH ở các đơn vị SDLĐ, thông qua các đợt truy thu, đốc thu BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH huyện Hàm Yên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan để quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế nắm số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động, đồng thời rà soát các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho NLĐ để có kế hoạch và biện pháp huy động.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thơng, báo chí thường xun hướng dẫn các đơn vị thuộc diện tham gia BHTN theo quy định của Luật BHXH lập danh sách tham gia BHTN đúng theo quy định của Luật BHXH.

- Cơ quan BHXH thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan để tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH, BHTN tại các đơn vị SDLĐ và đã kiến nghị UBND huyện xử lý những trường hợp vi phạm Luật BHXH.

* Kiểm soát sự thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc:Cơ quan BHXH đã tham mưu cho UBND huyện thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHTN tại các đơn vị SDLĐ. Bên cạnh đóBHXH huyện Hàm Yên đã đề ra các giải pháp có tính hiệu quả cao trong khắc phục tình hình nợ, chậm đóng BHXH bắt buộc, như:

- Cán bộ thu BHXH thường xuyên bám sát đơn vị SDLĐ để đốc thu hàng tháng, gửi thơng báo kết quả đóng hàng tháng cho đơn vị để đối chiếu số tiền đã nộp.

- Cán bộ thu đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường cơ sở để đôn đốc thu nộp, giảm nợ tới mức thấp nhất, kịp thời phát hiện những tồn tại vướng mắc trong thu để phối hợp các đơn vị có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

- Đối với các đơn vị không giao dịch với cơ quan BHXH trong vòng 06 tháng, cơ quan BHXH báo cáo với cơ quan quản lý lao động đóng trên địa bàn để lập biên bản, đưa ra khỏi danh sách và theo dõi riêng.

- Tiếp tục thực hiện CCHC trong công tác thu, rà sốt, hồn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn quản lý với mục tiêu tránh phiền hà về thủ tục tham gia cho NLĐ nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.

- Khơng ngừng ứng dụng cơng nghệ thơng tin, hồn thiện quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế "Một cửa", tinh giảm các thủ tục hành chính và hồ sơ giải quyết chế độ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia. Tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ viên chức tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực đã góp phần tác động rất lớn đến cơng tác thu.

1.3.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một sốđịa phương địa phương

Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, không rập khn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra đó là:

Một là, cơng tác lập kế hoạch thu phải được quan tâm triển khai thực hiện và luôn coi là công việc quan trọng trong hoạt động thu BHXH bắt buộc. Cần bố trí cán bộ thu phải có trình độ nghiệp vụ vững, am hiểu và dự đốn được những diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội trong nước, trong địa bàn và của các đơn vị sử dụng lao động đểphải nắm rõ tình hình thực tế và tốc độ phát triển về lao động, quỹ lương trên địa bàn được phân cấp quản lý.

Hai là, trong triển khai thực hiện kế hoạch thu, đặc biệt chú trọng cơng tác tun truyền phổ biến chế độ chính sách dưới nhiều hình thức khác nhau, đồng thời thực hiện cải cách hành chính, nhằm tạo sự đồng thuận của người tham gia, để biến quá trình nhận thức về tham gia BHXH từ bắt buộc sang tự giác tự nguyện. Ngồi ra cần có sự phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa cơ quan BHXH với các ban, ngành có liên quan tạo sức mạnh tổng hợp, mang lại hiệu quả trong thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

Ba là, tổ chức tốt cơng tác kiểm sốt sự thực hiện, thành lập các đoàn liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH bắt buộc; phương châm là vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một số đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Tòa án để răn đe, giáo dục chung. Đối với những đơn vị nợ BHXH cần theo dõi chặt chẽ diễn biến nợ, với những đơn vị cố tình chây ỳ trốn đóng và nợ đọng BHXH lớn thì cần kiên quyết thực hiện nhiều giải pháp xử lý vi phạm: Cơng khai danh tính đơn vị nợ, thanh kiểm tra, khởi kiện ra tòa án.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI 2.1.Khái quát chung về BHXH huyện Yên Bình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình được thành lập theo quyết định số 129/QĐ-BHXH ngày 22/8/1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trên cơ sở tiếp nhận tổ chức và chức năng nhiệm vụ quản lý thu BHXH và giải quyết, chi trả các trợ cấp về BHXH từ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, Liên đoàn lao động huyện; đến năm 2003 tiếp nhận nhiệm vụ quản lý thu BHYT và giải quyết các chính sách về BHYT của ngành Bảo hiểm y tế chuyển sang. Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình tiếp thu cơ sở vật chất từ chỗ tạm bợ khó khăn, đến nay đã khang trang, phương tiện làm việc từng bước được hiện đại hóa đủ sức đáp ứng với trình độ hội nhập và phát triển kinh tế địa phương.

Từ khi thành lập năm 1995 đến nay, Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng phục vụ đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN thông qua việc mở rộng đối tượng tham gia, mở rộng quy mơ quỹ BHXH, BHYT và giải quyết nhanh chóng kịp thời các chế độ trợ cấp cho người dân. Sau khi có Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020,thì BHXH đã thực sự đi sâu vào cuộc sống của người lao động và người sử dụng lao động; đồng thời coi BHXH, BHYT, BHTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy sản xuất, ổn định cuộc sống của người lao động.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

2.1.2.1. Chức năng

Là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái nằm trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quản lý và thực hiện chế độ, chính sách BHXH,

BHYT, BHTN; quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Yên Bình theo quy định của bảo hiểm xã hội Viêt Nam và quy định của pháp luật; chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái và chịu sự quản lý về hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện n Bình; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và trụ sở riêng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình

Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình được quy định tại Điều 6 Quyết định 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, bao gồm:

- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình cơng tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT,BHTN.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

+ Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH,BHYT;

+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH,BHYT, BHTN. Thu các khoản đóng BHXH,BHYT, BHTN đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ BHXH,BHYT, BHTN khơng đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH,BHYT, BHTN đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH,BHYT và đại lý chi các chế độ BHXH, BHTN theo quy định;

+ Giải quyết các chế độ BHXH,BHYT; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH,BHYT theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;

+ Chi trả các chế độ BHXH,BHYT, BHTN; từ chối chi trả các chế độ BHXH,BHYT, BHTN không đúng quy định;

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHTN, BHYT;

+ Quản lý, sử dụng, hạch tốn kế tốn các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;

+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH,BHYT, BHTN đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI (Trang 44)