1.2. Quản lýthu bảo hiểm xã hội bắt buộcđối với các doanh nghiệp của BHXH
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lýthu bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXH cấp huyện
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắtbuộc đối với các doanh nghiệp của BHXH cấp huyện buộc đối với các doanh nghiệp của BHXH cấp huyện
1.2.1.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp của BHXH cấp huyện
Khi đề cập đến khái niệm Quản lý thu BHXH bắt buộc, đã có nhiều quan niệm của các tác giả đi trước nghiên cứu, như:
Nguyễn Thị Trinh (2017): "Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc là một quá
trình chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý, trong hoạt động dự báo, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra để đạt được mục tiêu quản lý bằng các nguyên tắc và phương pháp nhất định".
Phạm Thị Thanh Xuân (2018): "Quản lý thu BHXH bắt buộc là sự tác động
có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thớng các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và khơng để thất thu tiền đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH”.
Tuy nhiên, theo cách hiểu của tác giả thì quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp của BHXH cấp huyện là sự tác động của BHXH cấp huyện thông qua các quy định mang tính pháp lý bắt buộc các bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện; trong đó cơ quan BHXH cấp huyện sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào đối tượng đóng BHXH để đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.1.2. Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội cấp huyện
Thứ nhất, đảm bảo thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng, thu theo thời gian
Luật định
- Đảm bảo thu đúng đối tượng: Tức là tất cả các đối tượng theo quy định của Luật BHXH đều phải được tham gia BHXH bắt buộc.
- Đảm bảo thu đủ số lượng: Thu đủ số lượng ở đây bao gồm đủ về số người và đủ số tiền phải đóng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi hưởng các chế độ BHXH bắt buộc.
- Đảm bảo thời gian theo Luật định: Theo quy định của Luật, những đối tượng nào đóng theo tháng thì phải nộp theo tháng, những đối tượng nào nộp theo quý hoặc 6 tháng một lần thì nộp theo quý hoặc 6 tháng, tránh tình trạng nộp khơng đúng quy định.
Thứ hai, đảm bảo thu BHXH bắt buộc ổn định, bền vững, hiệu quả
Thu BHXH bắt buộc có vai trò rất quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH bắt buộc. Tính ổn định và bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH bắt buộc là một mục tiêu mà bất kỳ hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Với chức năng của mình cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc sẽ đảm bảo hoạt động thu BHXH bắt buộc ổn định, bền vững, hiệu quả thông qua:
- Công tác quản lý sẽ giúp định hướng công tác thu BHXH bắt buộc một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ trên cơ sở xác định mục tiêu chung của hoạt động thu BHXH bắt buộc là thu đúng, thu đủ, thu khơng để thất thốt, từ đó hướng mọi nỗ lực cá nhân, tổ chức vào mục tiêu chung đó.
- Nhờ việc chỉ huy liên tục của người quản lý mà quá trình thu BHXH bắt buộc với rất nhiều yếu tố phức tạp đã được tổ chức, điều hòa, phối hợp nhịp nhàng, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong hệ thống BHXH bắt buộc, giúp tăng cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Cơng tác thu BHXH bắt buộc có thể tạo động lực cho mọi người trong tổ chức BHXH bắt buộc. Do đó, quản lý giữ vai trò đảm nhiệm, thơng qua công tác đánh giá, khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức thu BHXH bắt buộc có thành tích tốt, đạt kết quả cao, đồng thời uốn nắn những sai lệch hoặc những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát quỹ BHXH bắt buộc, ảnh hưởng đến lợi ích người tham gia.
1.2.1.3. Nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội cấp huyện
Một là, nguyên tắc thống nhất, dân chủ, cơng khai, minh bạch
Chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ BHXH bắt buộc được ban hành thực hiện thống nhất trong tồn quốc. Chế độ đóng góp và hưởng thụ phải được hực hiện công bằng đối với mọi đối tượng, khơng phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, địa giới hành chính.... Bên cạnh đó phải thực hiện chế độ cơng khai quỹ BHXH bắt buộc, có sự kiểm tra, thanh tra, kiếm tốn, giám sát từ phía các cơ quan nhà nước quản lý và các tổ chức xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại cơng nghiệp Việt Nam...)
Tất cả các chế độ, chính sách đối với mọi đối tượng phải được áp dụng và điều chỉnh một cách thống nhất trong toàn ngành để đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ.
Đây là nguyên tắc cao nhất trong quản lý thu BHXH bắt buộc cũng như trong hoạt động BHXH nói chung, bởi lẽ chỉ có như vậy mới thực hiện được vai trò và mục đích của thu BHXH bắt buộc, tạo ra được một nguồn lực to lớn để thực hiện các chế độ cho người lao động và cung cấp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong quản lý thu BHXH bắt buộc, mục tiêu quan trọng nhất và phải luôn hướng tới là mục tiêu công bằng, cơng khai và dân chủ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này phải xây dựng một cơ chế dựa trên một hệ thống tiêu thức phản ánh đầy đủ các nội dung cần quản lý. Hệ thống đó phải được xây dựng một cách cơng khai, dân chủ, được mọi người, mọi đơn vị tham gia thảo luận và thống nhất trước khi tổ chức thực hiện. Hệ thống đó cũng phải được bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh từng bước trong quá trình tổ chức, thực hiện để phù hợp với thực tiễn hoạt động của từng đơn vị, tổ chức, cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh của đất nước.
Hai là, nguyên tắc hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần
Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần. Chỉ có như vậy mới đảm
bảo sự an tồn và cân đối lâu dài của quỹ BHXH bắt buộc. Mặt khác nguyên tắc này cũng nhằm tạo cơ sở điều chỉnh hợp lý tỷ lệ đóng đối với từng quỹ, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn.
Ba là, an toàn, hiệu quả
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do yếu tố trượt giá. Vì vậy, thơng qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng; thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi; tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu.