KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mai cổ phần sài gòn hà nội (Trang 34 - 38)

CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các ngân hàng trên thế giới đã

vận dụng thành công một số biện pháp, đây có thể coi là những kinh nghiệm mà các ngân hàng Việt Nam cần ch ý.

1.3.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng nƣớc ngoài

1.3.1.1. Trung Quốc

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các ngân hàng ở Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp sau:

- Tiến hành cắt giảm nhân lực và chi phí, cụ thể trong giai đoạn 1998-2002, bốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc đã cắt giảm 250.000 lao động và giải thể

khoảng 45.000 chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, điều này đã gi p cho những ngân hàng này hoạt động có hiệu quả hơn.

- Để thực hiện chiến lƣợc bán cổ phần cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh của Trung Quốc cũng tăng cƣờng tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài danh tiếng và kết quả là Ngân hàng Phát triển Quảng Đông đã bán 20% cổ phần cho Citigroup, một tổ chức tài chính lớn nhất của Mỹ. Bên cạnh đó, các ngân hàng ở Trung Quốc đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công ch ng thông qua các Trung tâm giao dịch chứng khoán có uy tín và sau đó là phát hành trái phiếu ra nƣớc ngoài để tăng vốn.

- Về vấn đề xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, các ngân hàng Trung Quốc đã khá thành công trong vấn đề giải quyết nợ khó đòi thông qua các công ty quản lý tài sản (AMC). Trong 6 tháng đầu năm 2004, Ngân hàng Trung Quốc, một trong bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, đã xử lý đƣợc 108,4 tỷ CNY nợ khó đòi, đồng thời bán 149,8 tỷ CNY nợ khó đòi cho công ty quản lý tài sản. Điều này đã làm giảm nợ khó đòi của Ngân hàng Trung Quốc từ 16,29% vào đầu năm 2004 xuống còn 5,46% vào cuối năm 2004.

1.3.1.2. Mỹ

Tƣơng tự nhƣ ở Trung Quốc, Ngân hàng Bank of New York Mellon Corporation ở Mỹ đã cắt giảm 3.900 nhân viên và cắt giảm chi phí 700 triệu USD/năm trong giai đoạn 2002-2010 để tiết giảm bớt chi phí.

Phát triển mạng lƣới có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị phần, nâng cao sức cạnh tranh nhằm cung cấp tối đa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với đông đảo khách hàng. Ngân hàng Bank of America hiện có khoảng 5.722 chi nhánh trên toàn nƣớc Mỹ.

1.3.1.3. Hàn Quốc

Cũng nhƣ các ngân hàng Trung Quốc, các Ngân hàng ở Hàn Quốc cũng nhanh chóng bán cổ phần cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đến cuối năm 2001, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ 51% cổ phần ở Ngân hàng Korea First và 40% cổ phần Ngân hàng KorAm tại Hàn Quốc.

1.3.2. Kinh nghiệm của các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam

Chi nhánh của các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam hoạt động khá hiệu quả. Họ đã đầu tƣ và ứng dụng thành công công nghệ ngân hàng hiện đại nhƣ hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy ATM, Internet Banking, Phone Banking,… phục vụ nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, việc đào tạo những ngƣời quản lý giỏi và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn đƣợc quan tâm. Định hƣớng của các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại nƣớc ta nên đối tƣợng khách hàng mục tiêu của họ là khách hàng cá nhân, họ luôn nghiên cứu đƣa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở các nƣớc trên thế giới đối với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ Phần Sài Gòn-Hà Nội

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề mà mỗi ngân hàng đều quan tâm, nó quyết định sự thành công hay thất bại của từng ngân hàng. Do môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội giữa Trung Quốc và Việt Nam có những điểm khá tƣơng đồng nên những vấn đề lớn mà các ngân hàng Trung Quốc đã và đang gặp phải cũng là những vấn đề mà các ngân hàng Việt Nam đang phải trải qua. Do vậy, việc r t ra những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng Trung Quốc nhằm nghiên cứu vận dụng để phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết, những bài học kinh nghiệm chung nhất có thể r t ra nhƣ sau:

- Biện pháp tiết giảm nhân lực và chi phí, cùng với việc lành mạnh hóa tài chính là việc làm không tách rời với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ ở Mỹ và Trung Quốc đã áp dụng.

- Trong xu thế hội nhập hiện nay, chiến lƣợc bán cổ phần cho các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài đƣợc sử dụng phổ biến nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh, tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ hiện đại vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao kỹ năng quản lý điều hành. Kinh nghiệm này đƣợc tích lũy từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

- Các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam đều định hƣớng trong quá trình hoạt động kinh doanh là trở thành ngân hàng

bán lẻ hàng đầu, nhanh chóng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất.

- Kinh nghiệm mở rộng mạng lƣới giao dịch là cần thiết nhƣng cũng cần đầu tƣ chiều sâu cho công nghệ, mới có thể đem lại hiệu quả cao cho hoạt động mở rộng mạng lƣới kinh doanh của ngân hàng nhƣ các ngân hàng ở Mỹ đã áp dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản liên quan đến đề tài, cụ thể là:

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về NHTM và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhƣ khái niệm, đặc điểm hoạt động của NHTM. Luận văn đã làm rõ đƣợc khái niệm hiệu quả, những chỉ tiêu đo lƣờng, những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó, luận văn đã đƣa ra đƣợc những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

- Nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số NHTM trong và ngoài nƣớc, từ đó r t ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Những lý luận cơ bản đƣợc đề cập trong Chƣơng 1 đã hình thành khung lý thuyết định hƣớng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu của đề tài.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mai cổ phần sài gòn hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)