Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mai cổ phần sài gòn hà nội (Trang 28 - 32)

1.2. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG

1.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

Mục tiêu kinh doanh của NHTM là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là thƣớc đo kết quả kinh doanh của NHTM, là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lƣợng kinh doanh, là phần còn lại của thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí phải bỏ ra, đó chính là thành quả sau một kỳ hoạt động của ngân hàng. Các NHTM luôn tìm mọi biện pháp để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa, chi phí tối thiểu, rủi ro thấp nhất mà v n đảm bảo chấp hành đ ng các quy định của pháp luật; để thực hiện đƣợc điều này, nhà quản trị phải tiến hành phân tích lợi nhuận một cách chặt chẽ và khoa học. Thông qua phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, nhà quản trị có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về huy động tiền gửi, hoạt động tín dụng,

đầu tƣ,… Đồng thời, qua phân tích lợi nhuận, nhà quản trị r t ra đƣợc những nhận xét, đánh giá đ ng hơn về kết quả đạt đƣợc, xu hƣớng tăng trƣởng và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng.

Lợi nhuận của ngân hàng đƣợc xác định theo công thức: Lợi nhuận trƣớc thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Để đánh giá lợi nhuận, các NHTM thƣờng dùng các chỉ tiêu sau đây:

- Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản Có

Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản Có (%) = Tổng chi phí *100 Tổng tài sản Có

Chỉ tiêu này cho biết chi phí phải bỏ ra để sử dụng một đơn vị tài sản có. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ Ngân hàng đã kiểm soát chi phí không hiệu quả. Vì vậy, Ngân hàng cần có biện pháp điều chỉnh để tiết giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận trong kỳ tới.

- Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng thu nhập

Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng thu nhập (%) = Tổng chi phí

*100 Tổng thu nhập

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí phải bỏ ra để tạo ra đƣợc một đơn vị thu nhập. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ Ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả, chi phí ít nhƣng lại có thu nhập cao.

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

(%) =

Thu nhập lãi từ các khoản cho vay và đầu tƣ – Chi phí trả lãi tiền gửi

và các khoản nợ khác

*100 Tổng tài sản

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì l c này Ngân hàng thu lãi nhiều hơn chi trả lãi. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ tài sản sinh lời của Ngân hàng có mức sinh lời không cao và/hoặc Ngân hàng đã huy động nguồn vốn với lãi suất cao nên mức chênh lệch ngày càng thấp.

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (%) = Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi *100 Tổng tài sản

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu nhập ngoài lãi, chủ yếu là thu phí dịch vụ và các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lƣơng nhân viên, chi phí thuê trụ sở giao dịch, chi phí sửa chữa bảo trì thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng,…). Đối với hầu hết các NHTM, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên thƣờng thấp, có nhiều trƣờng hợp bị âm do chi phí ngoài lãi vƣợt quá nguồn thu từ phí và nguồn thu nhập của các ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay.

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA: Return On Assets)

ROA (%) = Lợi nhuận ròng

*100 Tổng tài sản Có

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả kinh doanh của một đơn vị tài sản có, cho biết một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA là một thông số chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý, chỉ ra khả năng của các nhà quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản thành lợi nhuận. ROA gi p nhà quản trị thấy đƣợc khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có; là thƣớc đo hiệu quả đầu tƣ của ngân hàng, vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu tƣ. ROA càng cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trƣớc những biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu ROA quá cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có mức độ rủi ro cao vì lợi nhuận cao thƣờng gắn liền với rủi ro cao.

ROA được xây dựng bởi 3 tỷ số cấu thành như sau:

Lợi nhuận ròng =

Thu từ lãi – Chi phí trả lãi

+

Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi

Các khoản thu chi đặc biệt Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản Trong đó, các khoản thu chi đặc biệt bao gồm: dự phòng rủi ro tín dụng, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi (lỗ) từ kinh doanh chứng khoán và lãi (lỗ) bất thƣờng.

Tương đương:

ROA = Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên + Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên – Mức độ tác động của các giao dịch đặc biệt tới thu nhập ròng

Thông qua các thành phần cấu tạo ROA, nhà quản trị ngân hàng nhận biết đƣợc nguyên nhân làm ROA biến động tăng/giảm nằm ở nhân tố nào, từ đó ngân

hàng sẽ có các biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh ROA phù hợp với kế hoạch đã định.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity)

ROE (%) = Lợi nhuận ròng

*100 Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết lợi nhuận kiếm đƣợc từ một đơn vị vốn đầu tƣ, nó đo lƣờng hiệu quả đầu tƣ vốn của các cổ đông ngân hàng.

ROE được xây dựng bởi 3 tỷ số cấu thành như sau:

Lợi nhuận ròng

= Lợi nhuận ròng

x Tổng thu nhập

x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng thu nhập Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Tương đương:

ROE = Tỷ lệ sinh lời hoạt động x

Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản x

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu

Từ công thức này có thể gi p ngân hàng nhận biết đƣợc các yếu tố làm cho ROE tăng lên hoặc giảm xuống.

Trong đó:

Tỷ lệ sinh lời hoạt động (%) = Lợi nhuận ròng

*100 Tổng thu nhập

Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (%) = Tổng thu nhập

*100 Tổng tài sản

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu (%) = Tổng tài sản

*100 Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ sinh lời hoạt động phản ánh tính hiệu quả của việc quản lý chi phí và

các chính sách định giá dịch vụ. Ngân hàng có thể tăng thu nhập của cổ đông bằng cách tăng cƣờng kiểm soát chi phí và tối đa hóa các nguồn thu.

Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản phản ánh các chính sách quản lý danh mục

đầu tƣ, đặc biệt là cấu tr c và thu nhập của tài sản. Thông qua việc phân bổ nguồn vốn của ngân hàng cho khoản mục tín dụng và đầu tƣ vào các tài sản sinh lời với tỷ lệ sinh lời cao nhất trên cơ sở mức độ rủi ro hợp lý, ngân hàng có thể tăng khả năng tạo ra thu nhập trên một đơn vị tài sản, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu phản ánh chính sách đòn bẩy tài chính, ngân hàng sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu ở mức độ nào để tài trợ cho tổng tài sản; cho biết bao nhiêu đồng giá trị tài sản đƣợc tạo ra từ một đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng này càng cao cho thấy tiềm năng tạo ra thu nhập cho cổ đông của ngân hàng càng lớn, đồng thời đi kèm với rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao.

Các cổ đông khi góp vốn đầu tƣ vào ngân hàng đều mong muốn đạt đƣợc hệ số ROE ở mức tối đa, tuy nhiên nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã huy động nguồn vốn bên ngoài nhiều để cho vay và đầu tƣ, điều này ảnh hƣởng đến khả năng an toàn vốn của ngân hàng, từ đó làm suy giảm khả năng chống đỡ, bù đắp rủi ro và niềm tin của ngƣời gửi tiền vào uy tín của ngân hàng. Do đó, không nên đánh giá chỉ tiêu ROE một cách riêng biệt, mà cần có sự kết hợp với việc đánh giá chỉ tiêu ROA để có kết luận bao quát về khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh và khả năng an toàn vốn của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mai cổ phần sài gòn hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)