Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mai cổ phần sài gòn hà nội (Trang 41 - 43)

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN

2.2.1.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SHB từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tổng vốn huy động 45.030 62.126 104.131 Tổng nguồn vốn 51.032 70.989 116.537 Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động (%) - 37.9 30 Tỷ trọng vốn huy động/tổng nguồn vốn (%) 88 87.5 89.3

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của SHB năm 2010, 2011 và 2012 [11]

Theo bảng 2.1, cho thấy tổng vốn huy động của SHB tăng trƣởng trong thời gian qua. Cụ thể, cuối năm 2010 huy động đƣợc 45.030 tỷ đồng; đến năm 2011, huy động đƣợc 62.126 tỷ đồng, tăng 17.096 tỷ đồng so với năm 2010, với tốc độ tăng trƣởng 37.9% và chiếm 87.5% tổng nguồn vốn; đến năm 2012, huy động đƣợc 104.131 tỷ đồng, tăng 42.005 tỷ đồng so với cuối năm 2011, với tốc độ tăng trƣởng 67.6% và chiếm 89.3% tổng nguồn vốn. Số dƣ huy động tiền gửi của SHB liên tục tăng trƣởng khá cao trong năm 2012 mặc dù trong năm Ngân hàng Nhà nƣớc liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vốn trong năm 2012 từ 14%/năm xuống 8%/năm làm cho mặt bằng lãi suất huy động vốn thị trƣờng I giảm nhanh cùng với những biến cố của ngành tài chính ngân hàng trong năm đã khiến cho một số Ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản tạo ra những cuộc chạy đua lãi suất ngầm. Do vậy để thực hiện kế hoạch kinh doanh phát triển mạnh huy động nguồn vốn từ thị trƣờng I ngay từ những tháng đầu năm 2012 SHB đã ban hành hàng loạt các sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong ph phù hợp với đặc thù của từng địa bàn hoạt động nên đã góp phần vào sự tăng trƣởng huy động vốn từ Tổ

chức kinh tế và cá nhân đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm từ dân cƣ tăng rất mạnh so với năm 2011.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng (%)

1. Phân loại theo đối tƣợng khách hàng

- Tổ chức kinh tế 11,161 25 14,414 23 29 22,881 22 59 - Tổ chức tín dụng 13,271 29 15,909 26 20 21,777 21 37 - Cá nhân 14,225 32 20,289 33 43 53,114 51 162 - Các đối tƣợng khác 6,373 14 11,512 19 81 6,359 6 -45

2. Phân loại theo thời hạn huy động

- Không kỳ hạn 9,121 20 7,362 12 -19 7,014 7 -5 - Ngắn hạn 33,879 75 54,380 88 61 96,612 93 78 - Trung, dài hạn 2,030 5 382 1 -81 505 0 32

3. Phân loại theo loại tiền huy động

- Vàng và Ngoại

tệ 2,431 5 3,793 6 56 8,799 8 132 - VNĐ 42,599 95 58,331 94 37 95,332 92 63

Tổng nguồn

vốn huy động 45,030 100 62,124 100 38 104,131 100 68

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của SHB năm 2010, 2011 và 2012 [11]

Bảng 2.2 cho thấy: Xét theo đối tượng khách hàng, vốn huy động từ bốn đối tƣợng khách hàng là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, khách hàng cá nhân và đối tƣợng khác chiếm tỷ trọng tƣơng đối đồng đều trong tổng nguồn vốn huy động trong thời gian qua. Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân có tính ổn định cao hơn so với nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, từ các tổ chức tín dụng và các đối tƣợng khác; tuy nhiên, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng chƣa cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động, trong các năm qua chỉ đạt tỷ lệ cao nhất 51% vào cuối năm 2012. Do đó, nguồn vốn huy động của SHB có tính ổn định chƣa cao, chƣa tạo điều kiện thuận lợi để SHB mở rộng đầu tƣ và tăng trƣởng tín dụng. Bên cạnh đó, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng

động dễ biến động, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của SHB vì các tổ chức tín dụng thƣờng gửi kỳ hạn ngắn với giá trị rất lớn.

Xét theo thời hạn huy động, vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm, cuối năm 2010 chiếm 75%, cuối năm 2011 chiếm 88% và cuối năm 2012 chiếm 93%; vốn huy động trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, bình quân chiếm khoảng 15% trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động.

Xét theo loại tiền huy động, nguồn vốn huy động của SHB chủ yếu là nội tệ. Vốn huy động nội tệ năm 2010 chiếm 95% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 chiếm 94% và năm 2012 chiếm 92%. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp, bình quân khoảng 6%, điều này ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh ngoại hối, cho vay bằng ngoại tệ và dịch vụ thanh toán quốc tế của SHB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mai cổ phần sài gòn hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)