Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mai cổ phần sài gòn hà nội (Trang 80 - 81)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực

SHB luôn nhận thức rằng nguồn nhân lực là yếu tố nòng cốt, là tài sản quý giá nhất, là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh của SHB. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chuyên nghiệp, cơ cấu phù hợp với chiến lƣợc ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại là mục tiêu nhân sự của SHB. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt trong việc thu h t nhân tài, do đó để có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của SHB cần thực hiện các giải pháp sau:

- SHB tiếp tục triển khai và kiện toàn nguồn nhân lực theo mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy mới đảm bảo tinh gọn và hiệu quả.

- Ch trọng, nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo một cách bài bản , chuyên nghiệp để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh. Việc đào tạo sẽ sát với nhu cầu thực tế công việc nhằm nâng cao khả năng ứng dụng qua việc sử dụng các phƣơng thức đào tạo hiện đại qua cầu truyền hình, học trực tuyến.

- Đào tạo các cán bộ nhân viên luân chuyển, điều chuyển từ vị trí làm việc tại đơn vị hiện tại qua vị trí làm việc mới theo chính sách sắp xếp lại bộ máy nhân sự toàn hệ thống nhằm tạo điều kiện cho NLĐ có cơ hội đƣợc tiếp tục làm việc với SHB.

- Định kỳ đánh giá chất lƣợng nhân sự thông qua đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, công việc đƣợc giao theo từng tháng, trên cơ sở có định hƣớng xây dựng đào tạo nâng cao cán bộ quy hoạch nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh.

- Đảm bảo chế độ lƣơng thƣởng phạt công minh gắn liền với hiệu quả công việc của từng cá nhân, đơn vị, kích thích ngƣời lao động gắn bó lâu dài và cống hiến cho SHB, nâng cao yêu cầu về kỷ cƣơng lao động.

- Đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ.

- Quy hoạch cán bộ đối với cán bộ nhân viên có trình độ năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm, có thời gian gắn bó làm việc tại SHB,… nhằm tạo động

lực phấn đấu cho đội ngũ các bộ nhân viên đồng thời nhằm đáp ứng cho sự phát triển của SHB trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mai cổ phần sài gòn hà nội (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)