Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 53 - 55)

Giai đoạn 2015–2017 đánh dấu những bước nhảy vọt về tăng trưởng của Vietcombank Gia Lai cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tình hình tăng trƣởng của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trƣởng % 2016/2015 2017/2016 Huy động vốn 2.845,0 3.308,5 4.335,0 16,29 31,03 Dƣ nợ 8.761,0 10.943,0 12.606,3 24,91 15,20 Nợ xấu 53,5 83,8 57,63 56,63 -31,23 Tổng LN trƣớc thuế 228,01 241,78 303,09 6,04 25,36

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2015-2017)

Bảng 2.1 có thể thấy rằng; các chỉ tiêu trên đều có xu hướng tăng đều, chỉ tiêu dư nợ có xu hướng tăng đột biến trong năm 2016 nhưng có biểu hiện giảm dần vào năm 2017. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Gia Lai tương đối tốt vào năm 2015 và 2017, năm 2016 do nợ xấu tăng cao nên tổng lợi nhuận năm 2016 so với 2015 tăng ít hơn tổng lợi nhuận năm 2017 so với 2016.

Về tình hình huy động vốn, có xu hướng tăng trưởng khá ổn định và tăng đều.

Tuy nhiên, tình hình huy động vốn năm 2017 so với năm 2016 tăng khá cao, gần gấp đôi tốc độ tăng năm 2016 so với năm 2015. Sở dĩ, Vietcombank Gia Lai trong năm 2017 đã ký kết được một số hợp đồng hợp tác với một số công ty lớn như: Công Ty Cổ Phần Quốc Cường, Công Ty Cổ phần Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Công Ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong huy động vốn lên đến 1.026,5

tỷ đồng. Nhìn trên bảng 2.1 có thể thấy tình hình tăng trưởng lần lượt của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2015-2017 là: năm 2016 so với 2015 là 16,29% tăng 463,5 tỷ đồng; năm 2017 so với 2015 là 31,03% tăng 1.026,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Vietcombank Gia Lai còn hợp tác với một số Cơ quan nhà nước như: Quỹ phát triển rừng, Kho bạc Nhà nước, Công ty Điện lực Gia Lai nên một phần thu hút được lượng vốn nhàn rỗi. Ngoài ra, khách hàng cá nhân cũng tin tưởng gửi tiền vào Vietcombank Gia Lai với một tỷ trọng tương đối lớn và ổn định là 60%.

Về dƣ nợ, Vietcombank Gia Lai luôn là Chi nhánh tiên phong đi đầu trong việc

áp dụng lãi suất ưu đãi theo chương trình Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp do TW đề ra, đặc biệt là ưu đãi lãi suất cho Doanh nghiệp SMEs. Hoạt động cho vay luôn là hoạt động chủ đạo của Chi nhánh. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tương đối đều trung bình từ trên 1.500 đến dưới 2.500 tỷ động; cụ thể: năm 2016 tăng so với 2015 là 2.182 tỷ đồng, năm 2017 so với 2016 là 1.663 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng lần lượt là 24,91% và 15,20%. Trong năm 2016, Vietcombank Gia Lai mở thêm phòng giao dịch mới tại địa bàn huyện Chư Sê, khách hàng chủ yếu là các Hộ kinh doanh cá thể/cá nhân, có nhu cầu vay vốn cao theo tính chất mùa vụ, dân cư ở đây chủ yếu kinh doanh nông sản như: cà phê, tiêu, mì lát; cho nên có sự tăng về vốn vay năm 2016 so với 2015 là 2.182 tỷ. Tuy nhiên, sang năm 2017 để giảm thiểu rủi ro cho vay và xử lý nợ nên Vietcombank Gia Lai đã thực hiện giảm đi 9,71% tốc độ cho vay tại một số địa bàn như tại An Khê, Chư Sê. Cơ cấu nợ của Vietcombank Gia Lai đóng góp chủ yếu từ hai mảng: bán buôn và bán lẻ; trong đó: cho vay cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp SMEs (bán lẻ) chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của Vietcombank Gia Lai.

Về nợ xấu, nợ xấu luôn là vấn đề rủi ro đi song song với việc cho vay. Nhìn vào

bảng 2.1 thấy rằng, năm 2016 là năm Vietcombank Gia Lai gặp phải khó khăn trong giải quyết vấn đề nợ xấu, năm 2016 nợ xấu tăng gần gấp đôi so với năm 2015 là do có sự thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định tài sản của một số cán bộ trong ngân

hàng, sự quản lý lỏng lẻo của cấp thẩm quyền trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng, việc lừa đảo của khách hàng đã gây khó khăn trong việc thẩm định đúng tài sản cho vay, cũng như không thu được gốc, lãi đến hạn. Tuy nhiên, dưới sự quản lý của Ban lãnh đạo, việc thành lập Tổ xử lý nợ và bán đấu giá các tài sản quá hạn đã giúp Chi nhánh xử lý được một số nợ xấu, đưa con số nợ xấu về còn 57,63 tỷ đồng trong năm 2017.

Về lợi nhuận trƣớc thuế, nhìn chung lợi nhuận của Vietcombank Gia Lai tăng

đều và có sự đột biến trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng lần lượt là: năm 2016 so với 2015 là 6,04%, năm 2017 so với 2016 là 25,36%. Trong năm 2017, huy động vốn tăng so với năm 2016 là 1.026,5 tỷ tương ứng với tăng 14,13% (31,03%-16,29%), dư nợ cho vay có giảm 9,71% nhưng đã xử lý được nợ xấu, tỷ lệ giảm nợ xấu đáng kể với con số -31,30% (2017/2016) đã góp phần làm tăng lợi nhuận cho Chi nhánh vào năm 2017. Năm 2017 là năm mà Vietcombank Gia Lai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ TW giao cả về các mảng nghiệp vụ trong đó có hoạt động bán lẻ và các dịch vụ phi tín dụng. Con số 61,31 tỷ đồng cho thấy Vietcombank Gia Lai đã hoạt động rất hiệu quả trong năm 2017, trong khi đó năm 2016 chỉ tăng 13,77 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng cao trong năm 2017 một phần là nhờ vào hoạt động chính: cho vay và huy động, xử lý nợ xấu tốt mà còn nhờ vào việc triển khai thêm các tính năng của sản phẩm dịch vụ cụ thể là dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo lãnh cùng với chương trình “tăng thu phí từ dịch vụ và tăng trưởng hoạt động cho vay bán lẻ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)