2.1.3.1. Các loại hình hoạt động kinh doanh
Trước tình hình cạnh tranh với các ngân hàng TMCP trong nước và ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh; từ năm 2015 đến 2017 Vietcombank Gia Lai không ngừng nổ lực để hoàn thành chỉ tiêu do TW giao cũng như mang lại những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh tiêu biểu như “Đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2015”; “Đơn vị xuất sắc năm 2017”; “Đơn vị dẫn đầu về công tác phát triển sản phẩm và dịch vụ bán lẻ năm 2015”; “Đơn vị tiêu biểu về hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2017”. Vietcombank Gia Lai mang đến cho khách hàng trong tỉnh những sản
phẩm dịch vụ truyền thống và sản phẩm dịch vụ hiện đại bao gồm như sau:
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 3 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG KHDN (BÁN BUÔN) PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KH BÁN LẺ PHÒNG DỊCH VỤ KH PHÒNG NGÂN QUỸ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG QUẢN LÝ NỢ PHÒNG HCNS BỘ PHẬN KTGSTT
Cho vay: đây là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cao nhất trong tổng lợi nhuận của
Chi nhánh, gồm các hình thức cho vay như: ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ, cho vay thanh toán nhập khẩu bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD. Cho vay chiết khấu hối phiếu bằng bộ chứng từ nhập khẩu. Thấu chi, cho vay tiêu dùng, cho vay sổ tiết kiệm đối với cá nhân. Cho vay ưu đãi lãi suất bằng ngoại tệ đối với các tổ chức xuất nhập khẩu hàng hóa.
Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn
bằng VNĐ và USD; nhận tiền gửi tiết kiệm tự động thông qua kênh Internet Banking; nhận tiền gửi thông qua các kênh tài khoản song phương của các tổ chức.
Bảo lãnh: Chủ yếu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh bảo hành bằng VNĐ cho các tổ chức là chính yếu, bảo lãnh bằng ngoại tệ đôi khi rất ít và không phát sinh. Hàng năm, phí thu được từ việc bảo lãnh của Chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng phí thu từ dịch vụ.
Thanh toán và tài trợ thương mại: Chuyển tiền trong nước và quốc tế; thanh toán ủy
nhiệm thu, chi; séc; chi trả lương cho doanh nghiệp; nhận và chi trả kiều hối cho khách hàng cá nhân; nhận và chi trả tiền từ nước ngoài về cho cá nhân và tổ chức; phát hành và thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; chuyển tiền thanh toán xuất khẩu, T/T.
Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ bằng tiền mặt; đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác.
Thu, chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ khác; thu chuyển tiền thanh toán nội địa; cất giữ bảo quản tài sản thế chấp, tài sản tiền mặt, ấn chỉ, giấy tờ có giá.
Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ: thẻ nội địa (Connect
24, Visa, Master, Coopmart) và thẻ tín dụng (Visa, Master, Amex); độc quyền về phát hành và thanh toán thẻ AMEX. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử như: SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking, VCB Money, VCB Bankplus...
Các dịch vụ khác: Ngoài ra Vietcombank Gia Lai còn cung cấp các dịch vụ như: thu
hộ tiền điện cho Tổng công ty Điện lực; dịch vụ thu thế điện tử; thu hộ tiền nước cho Công ty cấp thoát nước; thu hộ tiền học phí cho Trường Đại học (ĐH) Đông Á, Trường
ĐH Tôn Đức Thắng; thanh toán hộ tiền vé máy bay cho các hãng Vietnamairline, Jestar, Vietjet và thanh toán hộ các loại phí bảo hiểm. Vietcombank Gia Lai còn kết nối song phương chuyên thu với Kho bạc Nhà nước (KBNN) Tỉnh Gia Lai.
2.1.3.2 . Kết quả hoạt động kinh doanh
Giai đoạn 2015–2017 đánh dấu những bước nhảy vọt về tăng trưởng của Vietcombank Gia Lai cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tình hình tăng trƣởng của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trƣởng % 2016/2015 2017/2016 Huy động vốn 2.845,0 3.308,5 4.335,0 16,29 31,03 Dƣ nợ 8.761,0 10.943,0 12.606,3 24,91 15,20 Nợ xấu 53,5 83,8 57,63 56,63 -31,23 Tổng LN trƣớc thuế 228,01 241,78 303,09 6,04 25,36
(Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2015-2017)
Bảng 2.1 có thể thấy rằng; các chỉ tiêu trên đều có xu hướng tăng đều, chỉ tiêu dư nợ có xu hướng tăng đột biến trong năm 2016 nhưng có biểu hiện giảm dần vào năm 2017. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Gia Lai tương đối tốt vào năm 2015 và 2017, năm 2016 do nợ xấu tăng cao nên tổng lợi nhuận năm 2016 so với 2015 tăng ít hơn tổng lợi nhuận năm 2017 so với 2016.
Về tình hình huy động vốn, có xu hướng tăng trưởng khá ổn định và tăng đều.
Tuy nhiên, tình hình huy động vốn năm 2017 so với năm 2016 tăng khá cao, gần gấp đôi tốc độ tăng năm 2016 so với năm 2015. Sở dĩ, Vietcombank Gia Lai trong năm 2017 đã ký kết được một số hợp đồng hợp tác với một số công ty lớn như: Công Ty Cổ Phần Quốc Cường, Công Ty Cổ phần Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Công Ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong huy động vốn lên đến 1.026,5
tỷ đồng. Nhìn trên bảng 2.1 có thể thấy tình hình tăng trưởng lần lượt của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2015-2017 là: năm 2016 so với 2015 là 16,29% tăng 463,5 tỷ đồng; năm 2017 so với 2015 là 31,03% tăng 1.026,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Vietcombank Gia Lai còn hợp tác với một số Cơ quan nhà nước như: Quỹ phát triển rừng, Kho bạc Nhà nước, Công ty Điện lực Gia Lai nên một phần thu hút được lượng vốn nhàn rỗi. Ngoài ra, khách hàng cá nhân cũng tin tưởng gửi tiền vào Vietcombank Gia Lai với một tỷ trọng tương đối lớn và ổn định là 60%.
Về dƣ nợ, Vietcombank Gia Lai luôn là Chi nhánh tiên phong đi đầu trong việc
áp dụng lãi suất ưu đãi theo chương trình Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp do TW đề ra, đặc biệt là ưu đãi lãi suất cho Doanh nghiệp SMEs. Hoạt động cho vay luôn là hoạt động chủ đạo của Chi nhánh. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tương đối đều trung bình từ trên 1.500 đến dưới 2.500 tỷ động; cụ thể: năm 2016 tăng so với 2015 là 2.182 tỷ đồng, năm 2017 so với 2016 là 1.663 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng lần lượt là 24,91% và 15,20%. Trong năm 2016, Vietcombank Gia Lai mở thêm phòng giao dịch mới tại địa bàn huyện Chư Sê, khách hàng chủ yếu là các Hộ kinh doanh cá thể/cá nhân, có nhu cầu vay vốn cao theo tính chất mùa vụ, dân cư ở đây chủ yếu kinh doanh nông sản như: cà phê, tiêu, mì lát; cho nên có sự tăng về vốn vay năm 2016 so với 2015 là 2.182 tỷ. Tuy nhiên, sang năm 2017 để giảm thiểu rủi ro cho vay và xử lý nợ nên Vietcombank Gia Lai đã thực hiện giảm đi 9,71% tốc độ cho vay tại một số địa bàn như tại An Khê, Chư Sê. Cơ cấu nợ của Vietcombank Gia Lai đóng góp chủ yếu từ hai mảng: bán buôn và bán lẻ; trong đó: cho vay cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp SMEs (bán lẻ) chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của Vietcombank Gia Lai.
Về nợ xấu, nợ xấu luôn là vấn đề rủi ro đi song song với việc cho vay. Nhìn vào
bảng 2.1 thấy rằng, năm 2016 là năm Vietcombank Gia Lai gặp phải khó khăn trong giải quyết vấn đề nợ xấu, năm 2016 nợ xấu tăng gần gấp đôi so với năm 2015 là do có sự thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định tài sản của một số cán bộ trong ngân
hàng, sự quản lý lỏng lẻo của cấp thẩm quyền trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng, việc lừa đảo của khách hàng đã gây khó khăn trong việc thẩm định đúng tài sản cho vay, cũng như không thu được gốc, lãi đến hạn. Tuy nhiên, dưới sự quản lý của Ban lãnh đạo, việc thành lập Tổ xử lý nợ và bán đấu giá các tài sản quá hạn đã giúp Chi nhánh xử lý được một số nợ xấu, đưa con số nợ xấu về còn 57,63 tỷ đồng trong năm 2017.
Về lợi nhuận trƣớc thuế, nhìn chung lợi nhuận của Vietcombank Gia Lai tăng
đều và có sự đột biến trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng lần lượt là: năm 2016 so với 2015 là 6,04%, năm 2017 so với 2016 là 25,36%. Trong năm 2017, huy động vốn tăng so với năm 2016 là 1.026,5 tỷ tương ứng với tăng 14,13% (31,03%-16,29%), dư nợ cho vay có giảm 9,71% nhưng đã xử lý được nợ xấu, tỷ lệ giảm nợ xấu đáng kể với con số -31,30% (2017/2016) đã góp phần làm tăng lợi nhuận cho Chi nhánh vào năm 2017. Năm 2017 là năm mà Vietcombank Gia Lai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ TW giao cả về các mảng nghiệp vụ trong đó có hoạt động bán lẻ và các dịch vụ phi tín dụng. Con số 61,31 tỷ đồng cho thấy Vietcombank Gia Lai đã hoạt động rất hiệu quả trong năm 2017, trong khi đó năm 2016 chỉ tăng 13,77 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng cao trong năm 2017 một phần là nhờ vào hoạt động chính: cho vay và huy động, xử lý nợ xấu tốt mà còn nhờ vào việc triển khai thêm các tính năng của sản phẩm dịch vụ cụ thể là dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo lãnh cùng với chương trình “tăng thu phí từ dịch vụ và tăng trưởng hoạt động cho vay bán lẻ”.
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai (Vietcombank Gia Lai) Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai (Vietcombank Gia Lai)
2.2.1. Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Vietcombank Gia Lai về định lƣợng
2.2.1.1. Dịch vụ thanh toán
Là một trong những ngân hàng đi đầu về thanh toán dịch vụ trong nước, Vietcombank nói chung và Vietcombank Gia Lai nói riêng luôn cung cấp dịch vụ thanh toán an toàn và hiệu quả, mang lại tối ưu các tiện ích cho khách hàng. Thanh toán trong nước chủ yếu là các dịch vụ chuyển tiền trong cùng hệ thống Vietcombank và chuyển tiền khác hệ thống, được thực hiện qua các kênh như giao dịch tại quầy và qua hệ thống ngân hàng điện tử.
Bảng 2.2: Giá trị và số lƣợng thanh toán không dùng tiền mặt từ 2015-2017
ĐVT: Số lượng: giao dịch, Giá trị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Số lƣợng 55.265 77.429 129.147
Giá trị 58.700 74.750 131.247
(Nguồn: Báo cáo thông tư 35 Vietcombank Gia Lai)
Số liệu Bảng 2.2 thể hiện số lượng giao dịch và doanh số thanh toán trong nước của Vietcombank Gia Lai tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2015 hoạt động thanh toán trong nước của Chi nhánh đạt số lượng 55.265 giao dịch và đạt doanh số là 58.700 tỷ đồng. Năm 2016, số lượng giao dịch tăng 40,10% so với năm 2015 đạt 77.429 giao dịch mang lại tổng doanh số là 74.750 tỷ đồng (tăng 27,34% so với năm 2015). Năm 2017, số lượng giao dịch thanh toán trong nước tăng gần 66,79% so với năm 2016 đạt 129.147 giao dịch với doanh số là 131.247 tỷ đồng (tăng 75,58% so với năm 2016). So sánh năm 2017 với 2015 cho thấy tốc độ tăng cả về số lượng và giá trị đạt hơn 100% (về số lượng tăng 133,68% và giá trị tăng 126,99%). Với tốc độ thanh toán tăng nhanh cho thấy Vietcombank Gia Lai càng tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng trên địa bàn Tỉnh Gia Lai.
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Vietcombank Gia Lai luôn được xem là ngân hàng tốt nhất để khách hàng tổ chức thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Chính vì thế, mà Vietcombank Gia Lai không ngừng tích cực đẩy mạnh hoạt động này.
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán Xuất nhập khẩu của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm (%) 16/15 17/16 16/15 17/16 Doanh số TTXNK 109,00 143,30 107,00 34,30 -36,30 31,47 -25,33 Mức độ hoàn thành (%) so với KH 81,40 106,00 56,4
(Nguồn từ báo cáo thông tư 35 của Vietcombank)
Nhìn vào Bảng 2.3, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Gia Lai năm 2015 đạt 109 triệu USD với 81,4% hoàn thành kế hoạch, năm 2016 đạt 143,30 triệu USD với 106% hoàn thành kế hoạch và năm 2017 đạt 107 triệu USD với 56,4% hoàn thành kế hoạch. Dựa vào số liệu trên bảng 2.3 thể hiện tình hình thanh toán xuất nhập khẩu năm 2016 tăng so với năm 2015 là 34,30 triệu USD tương ứng tăng 31,47%, năm 2017 doanh số thanh toán Xuất nhập khẩu bị sụt giảm đáng kể, thấp hơn doanh số năm 2015 với lượng giảm 36,30 triệu USD tương ứng giảm 25,33%. Điều này cho thấy mặc dù Vietcombank Gia Lai là ngân hàng đi đầu và được khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế nhiều nhất; song xuất phát từ ba nguyên nhân (1) Tình hình trên địa bàn chủ yếu là xuất nhập khẩu cà phê, tiêu, mì lát, điều sang Trung Quốc những năm gần đây bị hạn chế về mặt chất lượng và số lượng, điều đó ảnh hưởng đến số lượng giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh; (2) Do đặc thù kinh tế khu vực Gia Lai, các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu, điều…đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, giá cả; những năm các mặt hàng trên có giá tốt, hoạt động mua bán diễn ra tấp nập thì hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh tăng lên và ngược lại; (3) Đồng thời do việc bị động trong xử lý hồ sơ và giao dịch trực tiếp với khách hàng tổ chức sau khi chuyển
giao thanh toán tập trung tại Hội sở chính. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu không phải là điểm mạnh của Tỉnh, song hoạt động này cũng đã được Chi nhánh tập trung, chú trọng phát triển nhằm mang lại lợi ích cho Chi nhánh đồng thời tạo thêm các tiện ích sản phẩm, cách phục vụ khách hàng chu đáo hơn.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Những năm gần đây lượng khách hàng cá nhân và tổ chức giao dịch về chuyển tiền kiều hối tại Vietcombank Gia Lai ngày càng tăng về số lượng và doanh số, đây cũng được xem là dịch vụ mang lại thu nhập tương đối ổn định cho Vietcombank Gia Lai. Hiện tại, Chi nhánh đang cung cấp nhiều dịch vụ chuyển tiền kiều hối cho khách hàng như: Chuyển tiền đến cá nhân, Moneygram, Uniteller, TN-Monex, Ria; chỉ với 8-11 số được cấp cho người nhận, khách hàng chỉ mất trong vòng 10 phút có thể nhận tiền nhanh chóng, an toàn, tiện lời từ nước ngoài gửi về. Thủ tục và hồ sơ đơn giản, thời gian vừa qua lượng khách giao dịch cũng ngày càng tăng lên.
Dịch vụ Moneygram cung cấp cho khách hàng 8 ký tự nhận tiền bằng số; Uniteller cung cấp 10 ký tự bằng số bắt đầu bằng dãy 58; TN-Monex cung cấp 10 ký tự có chữ cái đầu tiên TN còn lại là số, RIA cung cấp 11 ký tự bằng số.
Bảng 2.4: Doanh số chuyển tiền kiều hối của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Doanh số: triệu USD; Tỷ trọng: %
Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Chuyển tiền đến Cá nhân 1,89 61,36 2,23 56,88 2,43 63,44 2,89 68,00 MoneyGram 1,08 35,06 1,58 40,31 1,22 31,86 1,16 27,29
Uniteller 0,08 2,59 0,09 2,29 0,14 3,66 0,11 2,59 TN-Monex 0,03 0,99 0,02 0,52 0,04 1,04 0,09 2,12 Ria - - - - 0 0 0 0 Tổng 3,08 100% 3,92 100% 3,83 100% 4,25 100% Tỷ lệ tăng/giảm (%) - - 27,27 -2,29 10,97 % Thực hiện KH - - 114 85 109 Tỷ trọng Khu vực tây nguyên - - 23 20 15
(Nguồn từ báo cáo bán hàng bán lẻ cuối năm 2015, 2016, 2017 của Vietcombank)
Nhìn vào bảng 2.4, thấy rõ nét là tình hình chuyển tiền kiều hối của Vietcombank Gia Lai không ổn định. Cụ thể như sau: Năm 2015 tổng doanh số chuyển tiền kiều hối là 3,92 triệu USD đạt 114% kế hoạch, năm 2016 là 3,83 triệu USD đạt 85% kế hoạch, năm 2017 là 4,25 triệu USD đạt 109% kế hoạch, tương ứng với tỷ lệ tăng/giảm lần lượt là 2015 so với 2014 tăng 27,27%; 2016 so với 2015 giảm 2,29%; 2017 so với 2016 tăng 10,97%; về tỷ trọng so với các ngân hàng trong cùng hệ thống ở