Với mục tiêu phát triển hướng đến một Ngân hàng hiện đại, đa năng. SCB đã không ngừng nổ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, không chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay, SCB còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ chính của SCB có thể phân làm 3 nhóm cơ bản sau:
Nghiệp vụ tài sản nợ bao gồm: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi liên ngân hàng…
Nghiệp vụ tài sản có bao gồm: Cho vay, bảo lãnh doanh nghiệp và cá nhân, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư liên ngân hàng, kinh doanh trên thị trường tiền tệ, kinh doanh vàng, thẻ tín dụng…
Các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Dịch vụ thanh toán hóa đơn, SMS banking, Internet banking, giữ hộ tài sản, thu chi hộ, chứng minh năng lực tài chính,…
Các nghiệp vụ tài sản nợ giúp tạo nguồn vốn cho SCB hoạt động. Các nghiệp vụ tài sản có và dịch vụ ngân hàng là các sản phẩm kinh doanh giúp mang lại nguồn thu cho SCB.
2.1.2 Ngân hàng thƣơng mại cổ phẩn Sài Gòn Chi nhánh Tân Bình
Nằm trong hệ thống mạng lưới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn và phụ trách kinh doanh các dịch vụ tài chính khu vực quận Tân Bình, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Tân Bình được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số: 29/2006/QĐ-HĐQT vào ngày 23/10/2006. Trụ sở đặt tại địa chỉ số 341 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM, là chi nhánh thuộc “SCB cũ” trước khi hợp nhất. Qua 8 năm hoạt động, SCB Tân Bình đã thành lập được 7 phòng giao dịch trực thuộc tại quận Tân Bình và các vùng lân cận bao gồm: PGD Trường Chinh, PGD Lý Thường Kiệt, PGD Phạm Văn Hai, PGD An Sương, PGD
Tân Sơn Nhì, PGD An Hội, PGD Tân Sơn Nhất. Các PGD trực thuộc không có chức năng cho vay (trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm) mà chỉ thực hiện huy động vốn, các dịch vụ ngân hàng và hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh Tân Bình.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SCB Tân Bình:
Nằm trong khu vực có tiềm năng tài chính khá mạnh về hàng không và quân đội, nhiều khu trung tâm thương mại, công ty, văn phòng đại diện phát triển. Tuy nhiên cũng trong khu vực tiềm năng này, hầu hết các Ngân hàng đều có mở chi nhánh hoạt động với mật độ khá dày đặc. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cũng như thách thức trong việc huy động vốn và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng của SCB Tân Bình. Nhìn chung, trong những năm qua, Chi nhánh Tân Bình có nhiều mảng hoạt động khá tốt và một số mảng hoạt động chưa tốt ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của Chi nhánh. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo hiệu quả của Ban Giám đốc và sự nổ lực làm việc, đoàn kết của toàn thể nhân viên nên hoạt động của Chi nhánh đã và đang cải thiện và đạt kết quả khá tốt.
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG
HỢP PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÁNH TỔ KẾ TOÁN GIAO DỊCH TỔ NGÂN QUỸ PGD TRỰC THUỘC
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TÂN BÌNH
2.2.1 Các hình thức huy động vốn tại SCB Tân Bình
Để tạo lập nguồn vốn, Chi nhánh sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau như nhận tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư, đi vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác hoặc nhận vốn ủy thác đầu tư…Tuy nhiên, nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư.
Hình thức huy động: SCB có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn phổ biến gồm tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với các loại kỳ hạn khác nhau, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, giấy tờ có giá.
Loại tiền tệ huy động: SCB huy động các loại tiền tệ gồm VND, USD, EUR, CAD, GBP, AUD. Ngoài ra SCB còn huy động vàng thông qua hình thức phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn nhưng hiện nay đã ngừng huy động theo quy định NHNN.
Kỳ hạn huy động vốn: gồm loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với thời hạn từ 1 tuần đến 60 tháng
Hình thức trả lãi: đa dạng, tuỳ nhu cầu của khách hàng gồm trả trước cả kỳ, trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm hoặc trả lãi cuối kỳ.
Các sản phẩm tiền gửi của SCB: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu.... Ngoài ra hiện nay, SCB có một số sản phẩm nổi trội huy động thường xuyên như: “Tiền gửi linh hoạt-Lãi suất tối đa” cho phép khách hàng rút 1 phần vốn trước hạn nhiều lần, phần vốn còn lại vẫn giữ nguyên kỳ hạn đã duy trì cho khách hàng, sản phẩm này dành cho đối tượng khách hàng có nguồn vốn không ổn định nhưng vẫn được đảm bảo lãi suất cao. Đối với những khách hàng có nguồn tiền ổn định, gửi tiết kiệm với mục đích hưởng lãi thì SCB có những sản phẩm gửi kỳ hạn từ 06 tháng trở lên, hình thức lĩnh lãi hàng tháng như sản phẩm: “Kỳ hạn ưu đãi – Lãi suất bậc thang”, “Ưu đãi nhân đôi”, những sản phẩm
này nổi trội với lãi suất ưu đãi, mỗi kỳ hạn lĩnh lãi được tặng thêm lãi suất, khách hàng còn được vay cầm cố sổ tiết kiệm với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, để phục vụ cho đối tượng khách hàng không có thời gian ra Ngân hàng giao dịch, SCB còn có sản phẩm “Tiền gửi online” dành cho khách hàng cá nhân và sản phẩm “Đầu tư Trực tuyến” dành cho khách hàng tổ chức. Bên cạnh đó, SCB thường triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm dự thưởng như: “Một năm hợp nhất –Ngàn lời tri ân”, “60 ngày vàng”,… với hình thức khá giống nhau là khách hàng được tham gia quay số trúng ngay và dự thưởng cuối chương trình. Hiện nay, Chi nhánh đã bắt đầu triển khai loại hình sản phẩm mới là tiết kiệm tích lũy được tặng kèm một hợp đồng bảo hiểm với mức lãi suất rất hấp dẫn, sản phẩm này chỉ mới bán cho khách hàng nội bộ và sắp tới sẽ triển khai cho khách hàng bên ngoài. Về các sản phẩm dành cho khách hàng tổ chức ngoài sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thông thường còn có 2 sản phẩm là “Đầu tư linh hoạt” và “Đầu tư trực tuyến” giúp cho doanh nghiệp lên kế hoạch trước cho nguồn tiền nhàn rỗi của mình.
Các chính sách ưu đãi kèm theo cho khách hàng tiền gửi: các chương trình được triển khai hàng năm như: “vui hè cùng SCB” tặng áo mưa cho khách hàng, “SCB an toàn trên mọi nẻo đường” tặng nón bảo hiểm. Các chương trình áp dụng thường xuyên như: “Chính sách khách hàng trung niên” tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 40 tuổi trở lên gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 6 tháng trở lên tại SCB, “Chính sách khách hàng VIP” ưu đãi tặng lãi suất khi gửi tiết kiệm, giảm phí dịch vụ,… “Ưu đãi bán vàng/USD gửi lại tiết kiệm tại SCB” khuyến khích khách hàng chuyển đổi vàng, USD sang gửi tiết kiệm bằng VND, chương trình tặng quà sinh nhật cho khách hàng hàng năm….Đối với khách hàng tổ chức thì Chi nhánh có triển khai chính sách tặng lãi suất cho khách hàng gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Các dịch vụ hỗ trợ huy động tiền gửi khách hàng như: SCB phát hành bộ thẻ ATM gồm 4 loại: Tài, Lộc, Phú, Quý với với tính năng và tiện ích khác nhau, hiện nay mỗi PGD có 1 máy ATM, toàn Chi nhánh có 8 máy ATM kết nối hệ thống ATM trên toàn quốc với liên minh Banknetvn và Smartlink...Ngoài ra, Chi nhánh đã triển khai dịch vụ ứng tiền mặt, chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng
hóa, dịch vụ cho các nhà cung cấp tại điểm bán hàng thông qua hệ thống các máy chấp nhận thẻ (POS), Cho đến hiện nay, Chi nhánh đã thực hiện lắp đặt thành công 12 máy chấp nhận thẻ tại các trung tâm giao dịch trên địa bàn quận Tân Bình. Ngoài ra, Chi nhánh Tân Bình đang áp dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: cung ứng dịch vụ chuyển tiền online, tiền gửi online, thanh toán hóa đơn tự động, nạp tiền điện thoại...thông qua dịch vụ Internet banking, SMS banking…Mặc dù chưa phát triển nở rộ nhưng dịch vụ ngân hàng hiện đại hứa hẹn sẽ góp phần gia tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT cho SCB Tân Bình.
Ngoài ra, Chi nhánh có thực hiện dịch vụ xác nhận số dư chứng minh tài chính để khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp Visa đi du lịch, du học ở nước ngoài.... Đây là dịch vụ mang lại lợi ích khá cao cho chi nhánh về nguồn thu phí dịch vụ và giữ được nguồn tiền gửi của khách hàng.
2.2.2 Quy mô huy động vốn
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, SCB Chi nhánh Tân Bình đã có nhiều cố gắng, nổ lực trong hoạt động huy động vốn. Nghiệp vụ huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, huy động nhiều loại tiền khác nhau, nhiều kỳ hạn và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn thu hút khách hàng. Với nhiều biện pháp huy động vốn thích hợp nên NVHĐ của chi nhánh đã có những thay đổi đáng kể. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu 2.1 sau:
Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động SCB Tân Bình từ năm 2010 đến Quý 2/2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cuối Quý 2/2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Tổng NVHĐ 2.527 2.092 3.116 3.915 (435) (17,21) 1.024 48,93
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]
Biểu đồ 2.1: Tăng giảm NVHĐ của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến Quý 2/2013
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động tăng qua các năm ngoại trừ năm 2011. Số dư huy động năm 2011 giảm 17,21%, tương đương giảm 435 tỷ đồng so với năm 2010. Nguyên nhân NVHĐ năm 2011 giảm là do cạnh tranh trong huy động vốn của các ngân hàng diễn ra gay gắt, các ngân hàng đua nhau khuyến mãi, chăm sóc Khách hàng. Trước khi thực hiện nghiêm trần lãi suất (trước ngày 07/09/2011), huy động vốn ở tình trạng “02 giá” (lãi suất theo bảng niêm yết và lãi suất thỏa thuận). Đặc biệt trong tháng 10, tháng 11 năm 2011 SCB rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời nên không đáp ứng kịp thời nhu cầu rút vốn, chuyển khoản của Khách hàng, điều này đã làm mất lòng tin của một số Khách hàng và do đó gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn tại Chi nhánh. Ngoài ra, trong thời gian này, các thông tin về nợ xấu, tái cơ cấu, sáp nhập, giải thể,..liên quan ngân hàng được nhắc đến liên tục từ ngày áp dụng lãi suất trần 14% làm khách hàng hoang mang và có xu hướng chuyển tiền sang gửi ở những ngân
khăn trong công tác huy động của SCB nói chung và Chi nhánh Tân Bình nói riêng trước khi hợp nhất. Do đó, con số giảm 17,21% so với năm 2010 là một sự nổ lực của chi nhánh trong giai đoạn này.
Bước qua năm 2012, SCB hợp nhất chính thức đi vào hoạt động dưới sự giám sát của NHNN và hỗ trợ vốn của BIDV, SCB dần lấy lại tính thanh khoản và hoạt động sau hợp nhất khá ổn định. Do đó, tình hình huy động vốn của SCB Tân Bình đã có những cải thiện rõ nét khi số dư năm 2012 đạt được 3.116 tỷ đồng, tăng 48,93%, tương đương 1.024 tỷ đồng so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt được kết quả này là nhờ vào việc SCB triển khai nhiều chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng sau hợp nhất như: chương trình “Tưng Bừng Khai Trương”, “Hợp Nhất Triệu Lộc Xuân”,…và hàng loạt các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng tiếp nối nhau sau đó: “Gửi trọn niềm tin”, “Tận hưởng mùa hè cùng SCB” , “Vận may tỷ phú” , “ Gửi tiết kiệm nhận quà vàng”, “60 ngày vàng- Ngập tràn quà tặng”…. Tận dụng những sản phẩm ưu đãi này, Chi nhánh đã tăng cường tiếp thị và bán hàng nhằm lôi kéo lại những khách hàng đã rút tiền khỏi SCB vào cuối năm 2011 và thu hút được nhiều khách hàng gửi mới. Một phần là do khách hàng đã tin tưởng SCB sau sự kiện hợp nhất. Mức tăng trưởng này tiếp tục duy trì khá tốt trong nửa đầu năm 2013, đến cuối quý 2 năm 2013, số dư huy động của SCB Tân Bình tiếp tục tăng thêm 800 tỷ nâng tổng số dư huy động của Chi nhánh tại thời điểm 30/06/2013 là 3.915 tỷ đồng.
Như vậy, do triển khai đồng bộ, có hiệu quả các sản phẩm, chính sách mới trên nền tảng công nghệ cao, sự đổi mới về nhận thức và hành động của toàn thể CBNV, nguồn vốn kinh doanh Chi nhánh huy động được ngày càng được ổn định, đặc biệt nguồn huy động từ dân cư.
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến quý 2/2013 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cuối quý 2/2013 Kế hoạch 2.665 3.174 3.296 4.226 Thực hiện 2.527 2.092 3.116 3.915 So với kế hoạch -138 -1.082 -180 -311 Tỷ lê hoàn thành kế hoạch (%) 84,00 65,91 94,54 92,64
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, trong 2 năm đầu 2010, 2011 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh chưa cao. Dù rằng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của Chi nhánh năm 2010 là 84,00% nhưng mức tăng năm 2010 là mức tăng khá ấn tượng trong bối cảnh có nhiều khó khăn với lý do: Năm 2010 Chi nhánh không mở được PGD như kế hoạch đưa ra mà chỉ đơn thuần tăng trưởng từ phát triển chiều sâu. Ngoài ra, tăng trưởng cho cá nhân là khá tốt, tăng gần 800 tỷ đồng nhưng lại bị giảm số dư từ tiền gửi doanh nghiệp, đây là nguồn vốn thiếu ổn định. Năm 2011, Chi nhánh không hoàn thành chỉ tiêu huy động đề ra là do sự sụt giảm nguồn vốn huy động nhanh chóng vào quý cuối năm 2011 do khách hàng rút tiền hàng loạt vì tình trạng mất thanh khoản tạm thời của SCB. Thời điểm này SCB phải đối mặt với thử thách vô cùng khó khăn.
Đến năm 2012, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động của Chi nhánh đã cải thiện đáng kể so với 2 năm trước đó với mức hoàn thành kế hoạch là 94,54%, đây là tín hiệu đáng ghi nhận cho Chi nhánh Tân Bình sau một năm phục hồi sau khi hợp nhất. Có thể nói quy mô hoạt động huy động vốn của SCB Tân Bình đang phát triển
theo chiều hướng khá tốt, hứa hẹn trong năm 2013 SCB Tân Bình sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra do số liệu từ bảng 2.2 cho thấy đến quý 2/2013 Chi nhánh đã hoàn thành 92,64% chỉ tiêu huy động đưa ra cho năm 2013. Thời điểm hiện tại, chi nhánh huy động tốt chứng tỏ là chính sách huy động hiện nay của Chi nhánh khá tốt, thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, ngoài ra còn có những thuận lợi khách quan là do thị trường hiện nay khi đa số các kênh đầu tư khác đều đóng băng thì ngân hàng là nơi gửi vốn an toàn cho giai