ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 77)

TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH TÂN BÌNH

2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

Một là, quy mô nguồn vốn huy động được duy trì tương đối ổn định và luôn thỏa mãn nhu cầu sử dụng kể cả trong điều kiện nền kinh tế vô cùng khó khăn. Mặc dù năm 2011 số dư huy động giảm nhưng đây là tình hình chung của cả hệ thống và Chi nhánh Tân Bình đã cố gắng vượt qua khó khăn, đảm bảo nguồn vốn huy động luôn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cũng như các hoạt động khác của chi nhánh, đồng thời có thể tiếp vốn cho các Chi nhánh thiếu vốn trong hệ thống SCB. Đến năm 2012, 2013 thì nguồn vốn huy động đã tăng trưởng khá mạnh, quy mô nguồn vốn được mở rộng phần lớn ở trung dài hạn. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã tăng cường công tác tiếp thị khách hàng không chỉ bó hẹp trong địa bàn quận mà còn chủ động tìm đến nguồn khách hàng ở các vùng lân cận.

Hai là, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi tích cực và phù hợp với định hướng chiến lược huy động vốn của SCB, đó là tăng tỷ lệ vốn huy động bằng VND trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Mặt khác, cơ cấu huy động của Chi nhánh chủ yếu là dân cư, các món nhỏ lẻ nên tính chất ổn định cao. Ngoài ra, đến năm 2013, quy mô nguồn vốn được mở rộng phần lớn ở kỳ hạn trung, dài hạn nên nguồn vốn đầu vào của Chi nhánh ổn định, tăng tính thanh khoản cho Chi nhánh, tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng lợi nhuận từ cho vay trung, dài hạn. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã tận dụng các sản phẩm ưu đãi của SCB để tập trung tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng và đã mang lại nhiều kết quả khả quan, tạo cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời khác.

Ba là, SCB đang từng bước đa dạng hóa các hình thức huy động với mức lãi suất phong phú hấp dẫn như các chương trình: tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy tặng kèm bảo hiểm, tiền gửi online,… Các sản phẩm nhìn chung hợp với nhu cầu tâm lý của khách hàng và điều kiện cung cấp của ngân hàng, người dân và các tổ chức có thêm nhiều cơ hội

lựa chọn. Đặc biệt hiện nay SCB đang triển khai các sản phẩm kỳ hạn dài, lĩnh lãi hàng tháng, được tặng lãi suất qua từng kỳ lĩnh lãi và ưu đãi vay kèm theo. Sản phẩm đang rất thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền tại SCB. Nhìn chung, danh mục sản phẩm của SCB hấp dẫn và thu hút được nhiều đối tương khách hàng gửi tiền, đặc biệt là đối tượng khách hàng trung niên, cao tuổi.

Bốn là, Chi nhánh đang từng bước cải thiện hoạt động chăm sóc khách hàng, không ngừng củng cố quan hệ khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn, truyền thống, đẩy mạnh tiếp thị, huy động từ khách hàng tiềm năng bằng hàng loạt các chương trình tri ân khách hàng được triển khai quanh năm như: chương trình ưu đãi cho khách hàng VIP, ưu đãi tặng lãi suất cho khách hàng trung niên khi gửi tiết kiệm từ 6 tháng trở lên, chương trình tặng nón bảo hiểm, áo mưa, quà sinh nhật, bánh trung thu, quà tết,…hội nghị khách hàng tiền gửi được tổ chức tại các thành phố du lịch nổi tiếng trong cả nước, chương trình tháng vàng dành cho các gói sản phẩm tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các dịch vụ đang triển khai tại SCB. Ngoài ra, SCB còn ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động chăm sóc khách hàng như việc gửi SMS thông báo ngày đến hạn cho khách hàng gửi tiền, thông báo khách hàng các chương trình khuyến mãi đang triển khai, nhắn tin mời khách hàng ra nhận quà của SCB…

Năm là, công nghệ ngân hàng phục vụ hoạt động huy động vốn ngày càng được cải thiện. Chi nhánh đã chuyển đổi thành công chương trình giao dịch từ core smartbank sang core flexcube, cập nhật mới các phần mềm phục vụ cho công tác huy động như: SMS, Internet Banking, Cardwork,.... Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đưa công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh nâng cao chất lượng phục vụ và điều hành, vì vậy đã khuyến khích được nhiều khách hàng đến giao dịch, góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động cho Chi nhánh.

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong công tác huy động vốn tại SCB Tân Bình

Thứ nhất, mặc dù Chi nhánh tăng trưởng huy động vốn khá tốt song tốc độ tăng trưởng giữa các năm không đồng đều thậm chí có năm tốc độ tăng trưởng âm, cụ thể năm 2011 có số dư huy động giảm 17,21% so với năm 2010.

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý cụ thể: Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ thấp, điều này chưa phù hợp với chiến lược ngân hàng bán lẻ của SCB (phát triển dịch vụ thanh toán, tín dụng tiêu dùng…). Ngoài ra, nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng là TCKT còn rất thấp. Mặc dù Chi nhánh nằm trên địa bàn quận Tân Bình là khu vực tiềm năng vì có nhiều doanh nghiệp, công ty hoạt động nhưng nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng này có số dư khá nhỏ, chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 1% trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Ngoài ra, trong năm 2011, 2012, tiền gửi tại Chi nhánh Tân Bình chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, chiếm tỷ trọng trên 75% trong tổng NVHĐ, hạn chế này ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của SCB, quá trình mở rộng và tăng trưởng hiệu quả tín dụng trung, dài hạn, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến SCB mất tính thanh khoản vào cuối năm 2011 do tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao. Hạn chế này đã được khắc phục trong 6 tháng đầu năm 2013.

Thứ ba, hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh còn rất hạn chế. Mặc dù huy động khá tốt nhưng Chi nhánh chưa tận dụng hết NVHĐ được để đầu tư hiệu quả nên phần chênh lệch giữa NVHĐ và dư nợ là khá lớn, hơn 50% nguồn vốn huy động được Chi nhánh gửi vốn tại Hội sở để hưởng lãi suất điều chuyển vốn, tuy nhiên, lãi suất điều chuyển vốn thường thấp hơn lãi suất cho vay và đầu tư. Vì vậy nếu chênh lệch lớn sẽ làm cho chất lượng huy động vốn chưa thể cao.

Thứ tư, chi phí huy động vốn của Chi nhánh còn khá cao. Trong những năm qua Chi nhánh luôn thực hiện chính sách lãi suất đảm bảo cạnh tranh đôi khi còn dẫn đầu trong thị trường huy động vốn. Việc lãi suất tăng quá cao đã đem lại những kết quả tích cực trong việc gia tăng nguồn vốn huy động cho Chi nhánh như thu hút được nhiều khách hàng mới, gia tăng lượng tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư.

Tuy nhiên, lãi suất cao cũng đem lại cho Chi nhánh không ít những kết quả tiêu cực như: chi phí huy động vốn cao, lợi nhuận sụt giảm, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh đó, việc gia tăng lãi suất huy động còn kéo theo hệ lụy là lãi suất cho vay cũng gia tăng tương ứng, gây ra không ít khó khăn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Ngoài ra, việc thu hút nguồn vốn huy động của Chi nhánh phụ thuộc nhiều vào công cụ lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng huy động vốn của Chi nhánh do trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, nếu Chi nhánh không có chiến lược huy động vốn theo những cách riêng mà chỉ dựa vào lãi suất để lôi kéo khách hàng thì khi lãi suất huy động của SCB thấp hơn Ngân hàng khác dù chỉ rất ít thì khách hàng cũng dễ dàng rút sang Ngân hàng khác lãi suất cao hơn, điều này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Ngân hàng.

Thứ năm, các hình thức huy động tuy có được sự đa dạng song vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn và chưa thực sự hấp dẫn để thu hút tối đa lượng tiền tích lũy trong dân cư, TCKT. Cơ bản vẫn sử dụng các hình thức huy động truyền thống bằng các thể thức tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá. Các hình thức huy động mới áp dụng còn chậm, chưa triển khai một số hình thức mà các Ngân hàng trên thế giới đã áp dụng như: tiền gửi đầu tư, tiết kiệm có bảo hiểm chỉ mới triển khai một sản phẩm và chưa áp dụng cho khách hàng bên ngoài

Thứ sáu, các dịch vụ hỗ trợ huy động vốn chưa đa dạng, chất lượng chưa cao. Hiện tại, các loại thẻ nội địa của SCB chỉ phong phú về mặt hình thức với hạn mức giao dịch cao đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, các chức năng của thẻ SCB chỉ dừng lại ở các dịch vụ cơ bản như: tra cứu số dư, rút tiền, in sao kê, chuyển tiền trong hệ thống và thanh toán trong nước thông qua các đơn vị chấp nhận thẻ. Các chức năng hiện đại như: thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, Internet…vẫn chưa được SCB triển khai thực hiện. Ngoài ra, SCB chỉ mới triển khai sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa mà vẫn chưa cung cấp cho khách hàng các loại thẻ quốc tế như những ngân hàng khác

(Vietcombank, ACB, Eximbank…). Sự hạn chế về mặt chủng loại đã làm cho thẻ SCB chưa tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng sử dụng thẻ. Về dịch vụ Ebanking, hệ thống hay bị lỗi khi truy cập, quá trình thực hiện giao dịch rất chậm, phải mất nhiều thời gian cho một giao dịch. Đối với các khoản chuyển tiền, thanh toán dưới 20 triệu đồng, khách hàng có thể sử dụng phương thức xác thực giao dịch bằng SMS. Với số tiền lớn hơn, khách hàng phải sử dụng Token để xác thực giao dịch. Tuy nhiên, phí cung cấp Token hiện nay đang còn khá cao (420.000đ). Mặt khác, Internet banking hiện nay của SCB chỉ tập trung vào các dịch vụ chuyển tiền và tài khoản có kỳ hạn chứ chưa có những sản phẩm, dịch vụ hiện có tại quầy.

Thứ bảy, chất lượng dịch vụ của Chi nhánh chưa cao, còn nhiều khách hàng phàn nàn về thời gian giao dịch khá lâu, phải viết và ký nhiều chứng từ, phương thức chăm sóc khách hàng chưa chu đáo như chưa tư vấn được các giải pháp tài chính tối ưu nhất cho khách hàng,…Ngoài ra, khách hàng VIP tại Chi nhánh vẫn chưa được quan tâm và chăm sóc đặc biệt như: vẫn phải chờ đợi đến lượt giao dịch như khách hàng bình thường, các ưu đãi khi tham gia sản phẩm vẫn chưa có sự khác biệt…

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Môi trƣờng kinh tế- xã hội: Biến động các yếu tố kinh tế vĩ mô, đặc biệt

trong điều kiện lạm phát, là nguyên nhân khó khăn tác động đến hoạt động huy động vốn của các NHTM trong những năm qua. Trong đó tác động nổi bật nhất của yếu tố lạm phát đó là để duy trì và thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư, TCKT, TCTD phải áp dụng mức lãi suất cao hơn (đảm bảo mức lãi suất thực dương). Bên cạnh đó, trong điều kiện lạm phát, các thị trường khác như: vàng, ngoại tệ, chứng khoán….thường xuyên biến động và chi phối trực tiếp đối với kênh tiền gửi ngân hàng, trong mối quan hệ đầu tư, sự lựa chọn đầu tư có lợi nhất và an toàn nhất, điều này cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ đối với hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Tân Bình. Hiện nay, lãi suất huy động đang giảm, các

chính sách của chính phú đang có khuynh hướng khuyến khích đầu tư đối với các TCKT, cho nên, đây là thời điểm các doanh nghiệp cần vốn để đầu tư hơn là thừa vốn để gửi Ngân hàng.

Môi trƣờng pháp lý: Từ năm 2010 đến nay là giai đoạn mà Ngân hàng

phải liên tục ứng phó với những quy định, chính sách bất ngờ trong điều hành vĩ mô của cơ quan quản lý cụ thể: Trong năm 2010, 2011, NHNN đã ban hành hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm hạ mặt bằng lãi suất, kết quả trần lãi suất huy động được quy định ở mức 14%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng chỉ là 6%/năm; và nghiêm cấm khuyến mãi dưới mọi hình thức. NHNN cũng thực hiện các biện pháp thanh tra và xử lý nặng những trường hợp vi phạm vượt trần lãi suất huy động. Trong năm 2012, NHNN tiếp tục ban hành 5 Thông tư để điều chỉnh giảm lãi suất từ 14%/năm xuống còn 8%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng; đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng thì giảm từ 6%/năm xuống còn 2%/năm. Đến 2 quý đầu năm 2013, NHNN đã ban hành thêm 2 Thông tư để điều chỉnh giảm lãi suất từ 8%/năm xuống còn 7%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 06 tháng; đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng thì giảm từ 2%/năm xuống còn 1,2%/năm. Ngoài việc quy định trần lãi suất huy động, để ngăn chặn những hệ lụy của vàng đối với nền kinh tế Việt Nam, NHNN còn ban hành Thông tư 11 chấm dứt cho vay bằng vàng và ngừng huy động bằng vàng từ 01/05/2012. Ngoài ra, năm 2011 còn một sự kiện ảnh hưởng khá nhiều đến SCB là Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng.

Những điều chỉnh này đã tác động mạnh cũng như gây không ít khó khăn cho Chi nhánh trong việc huy động vốn và sự cạnh tranh với các Ngân hàng khác ngày càng gay gắt hơn

Tâm lý, thói quen khách hàng: Hiện nay, đại đa số người dân Việt Nam

vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Những tiện ích về dịch vụ ngân hàng bán lẻ đặc biệt là dịch vụ thanh toán hầu như còn xa lạ đối với tầng lớp dân cư, họ không hiểu hết được những lợi ích mà các dịch vụ đó đem lại. Ngoài ra, người dân chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào Ngân hàng, vẫn có tâm lý lo sợ mất tiền khi gửi tiền vào Ngân hàng, vẫn còn thói quen để tiền tại nhà, cất giữ vàng để tiện cho việc sử dụng, tâm lý lo sợ đồng tiền gửi bị trượt giá. Hơn nữa, do nền kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao làm cho người dân có thói quen tiêu dùng hàng hoá nhiều hơn, giảm lượng tiền tiết kiệm.

Đối thủ cạnh tranh: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu

vực quận Tân Bình nói riêng luôn hiện diện rất nhiều chi nhánh các Ngân hàng trong nước và nước ngoài, một ví dụ là trên tuyến đường Cộng Hòa, nơi đặt trụ sở Chi nhánh Tân Bình có mật độ các Ngân hàng rất dày đặc, ngoài ra, sắp tới còn nhiều Ngân hàng mở Chi nhánh hoạt động tại khu vực này. Do đó, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Trong quá trình cạnh tranh thu hút vốn tiền gửi, các Ngân hàng chạy đua lãi suất đẩy mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động Chi nhánh.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ: Hoạt động này của Chi nhánh mặc dù có nhiều cố gắng và mang lại kết quả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như sau: Cách thức quảng cáo, thu hút khách hàng mà hiện nay Chi nhánh đang áp dụng chủ yếu là băng rôn, tờ bướm, tác phong phục vụ của nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)