Về mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 74 - 77)

Hoạt động huy động vốn có tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến huy động vốn mà không cho vay hết thì dẫn đến ứ đọng vốn,

lãng phí nguồn vốn, khoản ứ đọng này phải chịu chi phí huy động nhưng lại không tạo ra thu nhập từ đó giảm lợi nhuận và ngược lại. Nếu nguồn vốn huy động quá thấp không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn sẽ làm cho Chi nhánh bỏ qua cơ hội đầu tư có hiệu quả, mất đi những cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Vì vậy, một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng công tác huy động vốn là sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn. Hoạt động huy động vốn là hoạt động khởi đầu song phải gắn liền với hoạt động sử dụng vốn, phải lấy nhu cầu sử dụng vốn làm mục đích cho hoạt động của mình. Do vậy, Chi nhánh phải luôn cố gắng duy trì sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn, xây dựng được danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp giữa quy mô, thời hạn và quan tâm đến chi phí huy động.

Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến quý 2/2013 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Quý 2/2013 Tổng NVHĐ 2.527 2.092 3.116 3.915 Dƣ nợ 1.069 1.041 892 997 Hệ số sử dụng vốn (%) 42,30 49,76 28,63 25,47 Thiếu/thừa 1.458 1.051 2.224 2.918

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]

Bảng 2.10 cho thấy hệ số sử dụng vốn có xu hướng giảm qua các năm từ 42,30% năm 2010 giảm đến quý 2/2013 còn 25,47%, sự biến động này chủ yếu do chất lượng dư nợ năm 2011 đi xuống do khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn, tài chính bị thu

hẹp dẫn đến khả năng trả nợ không đảm bảo, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu nằm trong kiểm soát của chi nhánh. Trong năm 2012, Chi nhánh tập trung củng cố lại mảng cho vay theo hướng chú trọng chất lượng hơn là việc tăng trưởng tín dụng, do đó dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2012 giảm so với năm 2011, tuy nhiên đến năm 2013, Chi nhánh đã có những chuyến biến tích cực nhằm tăng trưởng dư nợ tín dung, tập trung vào cho vay tiêu dùng cho đối tượng khách hàng cá nhân nhỏ lẻ ít rủi ro hơn. Nhìn chung, NVHĐ của Chi nhánh đã đáp ứng đủ nhu cầu vốn để cho vay khách hàng. Ta nhận thấy phần chênh lệch giữa NVHĐ và dư nợ là khá lớn bởi vì nhiêm vụ của SCB Tân Bình không chỉ đơn thuần là huy động vốn để cho vay mà phần thừa này còn điều chuyển về Hội sở để hưởng chênh lệch lãi, đồng thời đáp ứng nguồn vốn cho những chi nhánh thiếu vốn trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, lãi suất điều chuyển thường thấp hơn lãi suất cho vay và đầu tư. Vì vậy nếu chênh lệch lớn sẽ làm cho chất lượng huy động vốn chưa thể cao.

Bảng 2.11: Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng 2010 2011 2012 Quý 2/2013 Số dƣ NVHĐ ngắn hạn 1.697 1.581 2.454 1.368 - Cho vay ngắn hạn 376 336 194 297 - Phần dƣ 1.321 1.245 2.260 1.071 - Hệ số sử dụng vốn (%) 22,16 21,25 7,91 21,71 Số dƣ NVHĐ dài hạn 830 511 662 2.547

- Cho vay dài hạn 693 704 698 699

- Phần dƣ 137 (193) (36) 1.848

- Hệ số sử dụng vốn(%) 83,49 137,77 105,44 27,44

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]

Về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn theo kỳ hạn ta thấy, dư nợ của Chi nhánh trung dài hạn cao hơn dư nợ ngắn hạn. Trong 2 năm 2011, 2012 Chi nhánh có sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, nhưng tỷ lệ này

đều ở mức nhỏ hơn 30% theo quy định NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)