Quy mô huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 55 - 59)

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, SCB Chi nhánh Tân Bình đã có nhiều cố gắng, nổ lực trong hoạt động huy động vốn. Nghiệp vụ huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, huy động nhiều loại tiền khác nhau, nhiều kỳ hạn và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn thu hút khách hàng. Với nhiều biện pháp huy động vốn thích hợp nên NVHĐ của chi nhánh đã có những thay đổi đáng kể. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu 2.1 sau:

Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động SCB Tân Bình từ năm 2010 đến Quý 2/2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cuối Quý 2/2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Tổng NVHĐ 2.527 2.092 3.116 3.915 (435) (17,21) 1.024 48,93

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]

Biểu đồ 2.1: Tăng giảm NVHĐ của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến Quý 2/2013

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động tăng qua các năm ngoại trừ năm 2011. Số dư huy động năm 2011 giảm 17,21%, tương đương giảm 435 tỷ đồng so với năm 2010. Nguyên nhân NVHĐ năm 2011 giảm là do cạnh tranh trong huy động vốn của các ngân hàng diễn ra gay gắt, các ngân hàng đua nhau khuyến mãi, chăm sóc Khách hàng. Trước khi thực hiện nghiêm trần lãi suất (trước ngày 07/09/2011), huy động vốn ở tình trạng “02 giá” (lãi suất theo bảng niêm yết và lãi suất thỏa thuận). Đặc biệt trong tháng 10, tháng 11 năm 2011 SCB rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời nên không đáp ứng kịp thời nhu cầu rút vốn, chuyển khoản của Khách hàng, điều này đã làm mất lòng tin của một số Khách hàng và do đó gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn tại Chi nhánh. Ngoài ra, trong thời gian này, các thông tin về nợ xấu, tái cơ cấu, sáp nhập, giải thể,..liên quan ngân hàng được nhắc đến liên tục từ ngày áp dụng lãi suất trần 14% làm khách hàng hoang mang và có xu hướng chuyển tiền sang gửi ở những ngân

khăn trong công tác huy động của SCB nói chung và Chi nhánh Tân Bình nói riêng trước khi hợp nhất. Do đó, con số giảm 17,21% so với năm 2010 là một sự nổ lực của chi nhánh trong giai đoạn này.

Bước qua năm 2012, SCB hợp nhất chính thức đi vào hoạt động dưới sự giám sát của NHNN và hỗ trợ vốn của BIDV, SCB dần lấy lại tính thanh khoản và hoạt động sau hợp nhất khá ổn định. Do đó, tình hình huy động vốn của SCB Tân Bình đã có những cải thiện rõ nét khi số dư năm 2012 đạt được 3.116 tỷ đồng, tăng 48,93%, tương đương 1.024 tỷ đồng so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt được kết quả này là nhờ vào việc SCB triển khai nhiều chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng sau hợp nhất như: chương trình “Tưng Bừng Khai Trương”, “Hợp Nhất Triệu Lộc Xuân”,…và hàng loạt các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng tiếp nối nhau sau đó: “Gửi trọn niềm tin”, “Tận hưởng mùa hè cùng SCB” , “Vận may tỷ phú” , “ Gửi tiết kiệm nhận quà vàng”, “60 ngày vàng- Ngập tràn quà tặng”…. Tận dụng những sản phẩm ưu đãi này, Chi nhánh đã tăng cường tiếp thị và bán hàng nhằm lôi kéo lại những khách hàng đã rút tiền khỏi SCB vào cuối năm 2011 và thu hút được nhiều khách hàng gửi mới. Một phần là do khách hàng đã tin tưởng SCB sau sự kiện hợp nhất. Mức tăng trưởng này tiếp tục duy trì khá tốt trong nửa đầu năm 2013, đến cuối quý 2 năm 2013, số dư huy động của SCB Tân Bình tiếp tục tăng thêm 800 tỷ nâng tổng số dư huy động của Chi nhánh tại thời điểm 30/06/2013 là 3.915 tỷ đồng.

Như vậy, do triển khai đồng bộ, có hiệu quả các sản phẩm, chính sách mới trên nền tảng công nghệ cao, sự đổi mới về nhận thức và hành động của toàn thể CBNV, nguồn vốn kinh doanh Chi nhánh huy động được ngày càng được ổn định, đặc biệt nguồn huy động từ dân cư.

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến quý 2/2013 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cuối quý 2/2013 Kế hoạch 2.665 3.174 3.296 4.226 Thực hiện 2.527 2.092 3.116 3.915 So với kế hoạch -138 -1.082 -180 -311 Tỷ lê hoàn thành kế hoạch (%) 84,00 65,91 94,54 92,64

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, trong 2 năm đầu 2010, 2011 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh chưa cao. Dù rằng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của Chi nhánh năm 2010 là 84,00% nhưng mức tăng năm 2010 là mức tăng khá ấn tượng trong bối cảnh có nhiều khó khăn với lý do: Năm 2010 Chi nhánh không mở được PGD như kế hoạch đưa ra mà chỉ đơn thuần tăng trưởng từ phát triển chiều sâu. Ngoài ra, tăng trưởng cho cá nhân là khá tốt, tăng gần 800 tỷ đồng nhưng lại bị giảm số dư từ tiền gửi doanh nghiệp, đây là nguồn vốn thiếu ổn định. Năm 2011, Chi nhánh không hoàn thành chỉ tiêu huy động đề ra là do sự sụt giảm nguồn vốn huy động nhanh chóng vào quý cuối năm 2011 do khách hàng rút tiền hàng loạt vì tình trạng mất thanh khoản tạm thời của SCB. Thời điểm này SCB phải đối mặt với thử thách vô cùng khó khăn.

Đến năm 2012, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động của Chi nhánh đã cải thiện đáng kể so với 2 năm trước đó với mức hoàn thành kế hoạch là 94,54%, đây là tín hiệu đáng ghi nhận cho Chi nhánh Tân Bình sau một năm phục hồi sau khi hợp nhất. Có thể nói quy mô hoạt động huy động vốn của SCB Tân Bình đang phát triển

theo chiều hướng khá tốt, hứa hẹn trong năm 2013 SCB Tân Bình sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra do số liệu từ bảng 2.2 cho thấy đến quý 2/2013 Chi nhánh đã hoàn thành 92,64% chỉ tiêu huy động đưa ra cho năm 2013. Thời điểm hiện tại, chi nhánh huy động tốt chứng tỏ là chính sách huy động hiện nay của Chi nhánh khá tốt, thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, ngoài ra còn có những thuận lợi khách quan là do thị trường hiện nay khi đa số các kênh đầu tư khác đều đóng băng thì ngân hàng là nơi gửi vốn an toàn cho giai đoạn hiện nay.

Tóm lại, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch qua các năm của Chi nhánh được đánh giá là chưa cao, một phần do nhiều khó khăn khách quan ảnh hưởng đến mức tăng huy động của Chi nhánh, ngoài ra một phần cũng do phương thức huy động của Chi nhánh còn mang tính tự phát, chưa thực sự chủ động trong công tác bán hàng, tiếp thị. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã được Chi nhánh dần dần cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)