KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 103)

Những năm vừa qua, Chính phủ và NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến hệ thống NHTM gặp khó khăn trong hoạt động nhất là khả năng huy động vốn. Vì vậy, Chính phủ cần có các quyết sách cụ thể, phù hợp, kịp thời để hỗ trợ NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn này, hoạt động ổn định, an toàn, phát triển bền vững.

3.4.1 Ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Sự ổn định của nền kinh tế là nền tảng đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hệ thống ngân hàng. Do đó, Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Có như thế mới tạo được lòng tin của dân chúng vào Chính phủ nói

chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, từ đó giúp ngân hàng thu hút được nguồn vốn

Kiểm soát được tình trạng lạm phát: lạm phát tăng cao sẽ làm cho người dân lo lắng đồng tiền bị mất giá, sự biến động mạnh và bất thường trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều rủi ro hơn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Điều nay dẫn đến sự dịch chuyển một lượng tiền lớn từ ngân hàng sang đầu tư vàng, bất động sản, chứng khoán…Do đó, Nhà nước cần kiểm soát lạm phát ở mức để vừa có tác dụng kích thích nền kinh tế tăng trưởng, vừa giữ sức mua của đồng tiền, hạn chế tình trạng thất nghiệp, từ đó giúp người dân có được thu nhập, tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế, dân cư.

Đối với quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ động thái thị trường, nền kinh tế và tình hình kinh tế thế giới, cập nhật phản hồi thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời. Thực hiện quá trình tái cơ cấu và đẩy mạnh tuyên truyền sao cho người dân không đổ xô đi rút tiền hoặc chuyển sang các kênh bảo toàn tài sản khác. Việc sáp nhập, hợp nhất nên thực hiện từ từ, tránh thông báo rộng rãi việc sáp nhập ngay từ đầu dễ gây hoang mang cho người dân. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu nên kết hợp với với xây dựng, hoàn thiện các thể chế hoạt động phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, xây dựng các giải pháp cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của NHTM.

3.4.2 Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Hiện nay các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng vẫn còn rất chung chung, chưa sát với thực tế và còn nhiều bất cập. Trong xu thế hội nhập kinh tế, cơ sở pháp lý phải được xây dựng và hoàn chỉnh theo chuẩn mực quốc tế, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại. Để tạo điều kiện cho hệ thống NHTM Việt Nam phát triển đúng định hướng, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo:

 Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

 Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện nhất quán, đồng bộ với các bộ luật có liên quan, tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ - ngân hàng nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng

Về điều hành lãi suất: Trong thời gian qua, việc điều hành lãi suất của NHNN còn mang tính tự phát, đối phó với tình thế và sử dụng biện pháp hành chánh làm cho tính tuân thủ của các NHTM vì thế mà thấp dẫn đến hiện tượng không minh bạch, khó quản lý, khó khăn cho cả NHTM và khách hàng, đẩy các NHTM vào thế buộc phải “lách luật”, khiến tiền gửi của khách hàng chạy lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, gây bất ổn hệ thống. Trong thời điểm trước mắt, vẫn rất cần vai trò kiểm soát, điều hành lãi suất của NHNN bằng những quy định cụ thể nhưng tránh những can thiệp quá hành chính, thay vào đó bằng điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường.

3.4.3 Khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt

Chính phủ nên đẩy mạnh triển khai mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt, cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn và cụ thể để từ đó chuyển hẳn việc dùng tiền mặt ra thẻ trên tinh thần mang lại lợi ích toàn diện cho người dân, cụ thể:

 Đẩy mạnh việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp quốc doanh; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp tư nhân... bằng cách lên kế hoạch nghiên cứu và định hướng chuyên sâu để từ đó có thể xác định nhu cầu và khả năng thanh toán không dùng tiền mặt của các doanh nghiệp.

 Xây dựng kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực cộng đồng dân cư, bằng cách tập trung triển khai

phổ biến các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác... và đồng thời phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.

 NHNN nên kết hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông, các cơ quan báo đài... thực hiện các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt để nâng cao ý thức của cộng đồng, giúp “in” đậm nó trong tiềm thức của từng người dân Việt Nam.

 Cần gấp rút hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam: Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Trên cơ sở đó, việc tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý phải bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan.

 Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong thanh toán.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong Chương 3 tác giả trình bày định hướng, mục tiêu phát triển chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Từ phân tích về những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong huy động vốn của SCB Tân Bình ở chương 2, tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho hoạt động huy động vốn của SCB Tân Bình về mảng tiếp thị khách hàng tiền gửi, chất lượng dịch vụ khách hàng, công tác chăm sóc khách hàng và chất lượng tín dụng tại Chi nhánh.

SCB là ngân hàng hoạt động theo mô hình quản lý tập trung theo chiều dọc nên những đề xuất cụ thể cho SCB hội sở là không thể thiếu góp phần hỗ trợ quá trình nâng cao chất lượng huy động vốn tại Chi nhánh Tân Bình nói riêng và toàn hàng nói chung. Do đó tác giả trình bày các kiến nghị về sản phẩm, dịch vụ tiền gửi và hỗ trợ tiền gửi, chính sách lãi suất huy động, công tác marketing, công nghệ thông tin, chính sách nhân sự. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số kiến nghị đối với Chính phủ về hoàn thiện một số điều kiện nhằm góp phần cải tiến hoạt động huy động vốn tại SCB Tân Bình nói riêng và các NHTM nói chung.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn tốt nghiệp thì chắc chắn những giải pháp của tác giả nêu ra là chưa đủ và mong muốn của tác giả là có thể chi tiết cụ thể hóa hơn những giải pháp này và mở rộng một cách toàn diện hơn. Chính vì vậy chương này có thể nói chỉ là một sự khái quát hóa những giải pháp mang tính khuyến nghị và hướng vào những vấn đề nổi cộm nhất nhằm thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn tại SCB Tân Bình.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động huy động vốn luôn được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất và đã trở thành mục tiêu chiến lược mang tầm quan trọng đối với các NHTM vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng trước tình hình nguồn vốn khan hiếm như hiện nay.

Qua quá trình nghiên cứu, nội dung luận văn “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Tân Bình” đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

 Xây dựng khung lý thuyết nền tảng cho những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM, vai trò của nguồn vốn huy động, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại NHTM

 Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Chi nhánh Tân Bình giai đoạn từ năm 2010 đến hết quý 2/2013, qua đó nêu bật được đặc điểm cơ bản của nguồn vốn huy động tại SCB Tân Bình, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn. Phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác huy động vốn của SCB Tân Bình

 Trên cơ sở nhìn nhận những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, luận văn đã đưa ra những giải pháp đối với SCB Tân Bình cũng như những kiến nghị đối với SCB nói chung, với Chính phủ nhằm góp phần nâng cao chất lượng huy động vốn của SCB Tân Bình.

Việc đánh giá chất lượng huy động vốn phải được xem xét dưới nhiều góc độ và hiệu quả kinh doanh ngân hàng. theo đó tăng cường huy động vốn không phải lúc nào cũng là huy động huy động càng nhiều vốn càng tốt mà phải được hoạch định các chiến lược phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng của tài sản, mục tiêu an toàn và sinh lời của bản thân ngân hàng. Do đó, từng giai đoạn nhất định có thể tăng cường huy động nguồn vốn này nhưng lại hạn chế nguồn vốn khác, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động sử dụng có hiệu quả chiến lược, chính sách áp

dụng cho huy động. Đối với bài luận văn này, do đối tượng nghiên cứu là huy động vốn tại SCB Tân Bình, một đơn vị kinh doanh theo sự chỉ đạo của SCB hội sở, do đó, đánh giá chất lượng huy động vốn chỉ dừng lại trong phạm vi Chi nhánh, đó là đánh giá mức độ tăng trưởng và ổn định trong quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động, việc triển khai, áp dụng những chính sách và thực hiện các chỉ tiêu của hội sở, chi phí mà Chi nhánh bỏ ra để huy động vốn và sử dụng nguồn vốn huy động như thế nào trong mối liên quan với toàn hệ thống SCB.

Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Tân Bình từng bước được mở rộng và phát triển theo chiều hướng tích cực, tuân thủ đúng pháp luật, quy chế của ngành và các quy định, chính sách của SCB hội sở. Đồng thời, qua nghiên cứu thực trạng về huy động vốn của Chi nhánh Tân Bình cũng nhận thấy có những hạn chế đang tồn tại làm giảm sút chất lượng huy động vốn của SCB Tân Bình. Nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Tân Bình. Tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản ở tầm vi mô cho Chi nhánh Tân Bình và tất nhiên không thể thiếu những kiến nghị đối với SCB hội sở trong cơ chế quản lý tập trung khá cao như hiện nay của SCB.

Nhận thức đây là một đề tài khá phức tạp liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của một ngân hàng gắn với môi trường kinh doanh của nó. Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng có giới hạn nên những vấn đề người viết đưa ra có thể còn thiếu sót với tính thuyết phục và khái quát chưa cao, thậm chí có sự nhìn nhận chưa chính xác. Song người viết hy vọng những giải pháp đề xuất trong luận văn được trở thành đóng góp nhỏ vào hoạt động huy động vốn của SCB nói chung và SCB Tân Bình nói riêng.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện của các Thầy Cô, đặc biệt là Thầy TS. Nguyễn Văn Lương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành và nhiệt tình để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Quốc Gia TP.HCM.

2. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NxbTài chính. 3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Chi nhánh Tân Bình (2010 – quý 2/2013),

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lãi suất bình quân của Chi nhánh

4. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Lao Động Xã Hội

5. Nguyễn Văn Phúc (2012), Giáo trình Thống kê ngân hàng, Nxb Thống Kê

6. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống Kê

7. Trần Trọng Huy (2012), “Hoạt động huy động vốn trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”, Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ, (06) 8. Trần Kim Anh (2012), “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: thách thức và một số giải pháp nhìn từ việc hợp nhất 3 Ngân hàng thương mại đầu tiên”, Công Nghệ Ngân Hàng (07)

9. Các văn bản pháp luật: Nghị định, Nghị quyết, Thông tư… liên quan đến tổ chức tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ban hành.

10. Website: www.sbv.gov.vn 11. Website: www.vneconomy.com.vn 12. Website: www.gso.gov.vn 13. Website: www.laisuat.vn 14. Website: www.scb.com.vn 15. Website: www.hsbc.com.vn 16. Website: www.citibank.com.vn

PHỤ LỤC 2

BẢNG SO SÁNH LÃI SUẤT TIỀN GỬI TIẾT KIỆM THÔNG THƢỜNG VND CỦA CÁC NGÂN HÀNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

ĐVT: %/năm

Nguồn: Website so sánh lãi suất của các Ngân hàng

Thời điểm Kỳ hạn (tháng) KKH 1 2 3 6 9 12 18 24 36 Ngân hàng 27-12-11 Vietcombank 2,4 14 14 14 14 14 14 12 12 Techcombank 2,4 13,9 13,9 13,9 13,45 13 13,9 11,95 11,95 11,95 ACB 4,8 13,88 13,88 13,88 13,88 13,88 14 11,4 10,9 Vietinbank 3 14 14 14 14 14 13 13 11,5 11,5 SCB 4,2 14 14 14 13,55 13,5 13,5 13 13 13 19-07-12 Vietcombank 2 9 9 9 9 9 11 9,5 9,5 Techcombank 1 9 9 9 9 9 11 11 11 11 ACB 2 8,8 8,8 8,8 8,8 8,8 11 11,5 12 Vietinbank 2 9 9 9 9 9 11 9,5 8,5 8 SCB 2 9 9 9 9 9 12 12 12 12 16-05-13 Vietcombank 1,4 6 6,5 6,8 7 7 8 8 8 Techcombank 0,5 6,85 6,85 6,85 7,05 7,05 8,85 8,85 8,85 8,85 ACB 1,4 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 9,8 10,1 9,8 Vietinbank 1,4 7 7 7 7 7 10,5 10 10 10 SCB 1,4 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 11,3 11 11 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)