Bảng 2.3: Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến Quý 2/2013
Đơn vị: tỷ đồng
`
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cuối Quý
2/2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng NVHĐ 2.527 100,00 2.092 100,00 3.116 100,00 3.915 100,00 (435) (17,21) 1.024 48,93 VND 1.943 76,89 1.409 67,35 2.455 78,79 3.360 85,81 (534) (27,48) 1.046 74,23 USD 256 10,14 191 9,13 164 5,27 197 5,02 (65) (25,46) (27) (14,06) XAU 314 12,41 477 22,82 484 15,54 343 8,77 164 52,20 7 1,40 Ngoại tệ khác 14 0,56 15 0,70 12 0,40 16 0,40 0 2,57 (2) (15,07)
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]
Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn coi việc huy động vốn nội tệ là nhiệm vụ số một có tính quyết định đến sự phát triển kinh doanh, thực hiện theo chủ trương của Hội sở, SCB Tân Bình luôn ưu tiên và đẩy mạnh huy động loại tiền VND. Thực vậy, nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, lượng nội tệ của Chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng lớn, trung bình chiếm xấp xỉ gần 80% trong tổng NVHĐ và tăng dần qua các năm. Loại tiền VND luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu NVHĐ của Chi nhánh là do khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức kinh tế trong nước, không có nhu cầu thanh toán quốc tế lớn. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng của nội tệ giảm 27,48% là do sự suy giảm trong tổng NVHĐ. Có thể nói năm 2011 là năm đầy biến động và khó khăn đối với Ngân hàng nói chung và SCB nói riêng. Đến cuối quý 3 năm 2011, NHNN ban hành hàng loạt các biện pháp hành chánh nhằm hạ mặt bằng lãi suất, cụ thể trần lãi suất huy động được quy định ở mức 14%/Năm, lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 1 tháng chỉ
6%/Năm, NHNN cũng thực hiện các biện pháp thanh tra và xử lý nặng những trường hợp vi phạm các quy định này. Lãi suất thấp cùng tâm lý lo sợ trước thông tin hợp nhất của SCB đã làm cho khách hàng rút tiền hàng loạt và lượng tiền nội tệ của Chi nhánh giảm mạnh, giảm 534 tỷ đồng so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012, khi tình hình hoạt động của SCB đã dần dần ổn định sau hợp nhất cùng với nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn dành riêng cho tiết kiệm bằng VND đã thu hút nhiều khách hàng gửi tiền, SCB đã dần lấy lại lòng tin khách hàng, kết quả là Chi nhánh Tân Bình đã phục hồi lại số dư VND trong năm 2012 và tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NVHĐ, tăng 1.046 tỷ đồng, tương đương tăng 74,23% so với số dư VND huy động được trong năm 2011.
Một nguyên nhân khác góp phần làm tăng nguồn vốn huy động VND là SCB có chính sách ưu đãi dành cho khách hàng bán USD/Vàng gửi tiết kiệm bằng VND nhằm khuyến khích khách hàng chuyển đổi USD, vàng sang VND để gửi tiết kiệm, chính sách này đã áp dụng rất thành công trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 thu hút rất nhiều khách hàng bán USD/vàng đang gửi tại Ngân hàng hoặc đang cất trữ tại nhà đến SCB để bán và gửi tiết kiệm VND. Từ những phân tích trên ta có thể nhận định chính sách huy động vốn của Chi nhánh khá tốt do trần lãi suất huy động năm 2012 được NHNN điều chỉnh giảm liên tục cụ thể trong năm 2012, NHNN đã ban hành 5 Thông tư để điều chỉnh lãi suất giảm từ 14%/Năm xuống còn 8%/Năm, điều này đã tác động mạnh cũng như gây không ít khó khăn cho các ngân hàng trong việc huy động vốn và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong tình hình khó khăn như thế nhưng Chi nhánh Tân Bình vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng huy động bằng VND khá tốt và tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2013, theo số liệu gần đây nhất là cuối quý 2 năm 2013, số dư VND của Chi nhánh đã tăng 905 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2012. Như vậy, Chi nhánh Tân Bình đã quán triệt chính sách ưu tiên phát triển NVHĐ bằng VND của toàn hàng.
Đứng thứ 2 trong tỷ trọng NVHĐ của Chi nhánh Tân Bình là nguồn vốn huy động bằng vàng. SCB chỉ huy động, giao dịch mua bán 1 loại vàng SJC. Từ bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2010 đến năm 2012, số dư vàng của Chi nhánh Tân Bình
tăng liên tục, đặc biệt là trong năm 2011 số dư vàng tăng mạnh, tăng 52,20% so với năm 2010, đẩy NVHĐ bằng vàng đã quy đổi của Chi nhánh lên đến 477 tỷ đồng, chiếm 22,82% so với tổng NVHĐ trong khi năm 2010 tỷ trọng số dư bằng vàng chỉ chiếm 12,41% so với tổng NVHĐ. Tốc độ tăng trưởng của số dư huy động bằng vàng trong năm 2011 khá tốt là do 2 nguyên nhân sau: thứ nhất là do giá vàng biến động mạnh trong năm 2010, 2011 nên người dân chủ yếu vào đầu tư vào vàng với 2 lý do: một là để lướt sóng vàng, hai là cất trữ vàng sẽ ít mất giá hơn những loại tiền khác. Do đó vàng trở thành kênh đầu tư thu hút người dân nhất trong thời điểm này và kéo theo đó là Ngân hàng sẽ thu hút được nhiều lượng vàng gửi vào của người dân. Nguyên nhân thứ hai là chính sách huy động vàng của SCB rất hấp dẫn với lãi suất cạnh tranh so với Ngân hàng khác, lãi suất huy động vàng cao nhất lên đến 5%/Năm. Tuy nhiên, đến năm 2012, để kiểm soát những tác động xấu của vàng đến nền kinh tế Việt Nam, tháng 03/2012, NHNN đã ban hành Thông tư 11 về chấm dứt cho vay bằng vàng và ngừng huy động bằng vàng từ 01/05/2012. Tuân thủ quy định NHNN, SCB ngừng huy động vàng theo hình thức chứng chỉ vàng đồng thời mở loại hình “Dịch vụ giữ hộ vàng” và trả lợi tức ở mức rất cao, cao nhất là 4,2%/Năm. Dịch vụ “Dịch vụ giữ hộ vàng” đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng.
Như vậy, với chính sách huy động vàng linh hoạt và bắt kịp xu hướng, SCB nói chung và SCB Tân Bình nói riêng đã duy trì được số dư vàng đang huy động và tăng nhẹ so với năm 2011, số dư vàng quy đối đến cuối năm 2012 là 484 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng, tương đương tăng 1,4% so với năm 2011. Tuy nhiên, nhân thức được việc huy động vàng theo hình thức mới chỉ là phương án đối phó tạm thời để kéo dài thêm nguồn vốn này trong thời gian ngắn. Do đó, Chi nhánh đã chuyển sang đẩy mạnh huy động loại tiền khác để có thể bù đắp lượng vàng dự đoán sẽ rút trong tương lai. Ngoài loại tiền VND còn có USD và các loại ngoại tệ khác như AUD, EUR, CAD,…
Đối với nguồn vốn đầu vào bằng USD của Chi nhánh Tân Bình: Số dư huy động USD đã quy đổi của Chi nhánh năm 2010 là 256 tỷ đồng, chiếm 10,14% trong tổng nguồn vốn huy động, đây là một tỷ lệ khá triển vọng. Tuy nhiên trong năm
2011, năm 2012, NVHĐ bằng USD giảm dần và đến cuối năm 2012, số dư huy động USD giảm còn 164 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,27% so với tổng NVHĐ của Chi nhánh. Số dư ngoại tệ giảm là do tỷ giá USD trong năm vẫn giữ ổn định và dự đoán không tăng trong thời gian tới làm kỳ vọng tăng giá USD của người dân giảm kéo theo là nhu cầu cất trữ USD giảm, đồng thời giá vàng biến động mạnh nên người dân chủ yếu đầu tư vào vàng mà bỏ qua đầu tư vào ngoại tệ. Mặt khác, chính sách huy động USD của SCB không đa dạng, phong phú như huy động VND, lãi suất huy động USD lại liên tục giảm và đến tháng 06/2012 lãi suất huy động USD giảm còn 2%/Năm. Tuy nhiên, đến năm 2013, số dư USD của Chi nhánh tăng 32 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 19,75% so với năm 2012 do biến động USD và vàng thường ảnh hưởng lẫn nhau, giá vàng đầu năm 2013 không tăng cao như năm 2012 và xuống thấp trong quý 2 năm 2013, mặt khác SCB nhận giữ hộ vàng không lợi tức và hiện tại đang ngưng nhận giữ hộ vàng, do đó người dân có xu hướng chuyển sang đầu tư USD và ngoại tệ khác.
Về huy động vốn bằng các loại ngoại tệ khác tại SCB Tân Bình chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng NVHĐ, tỷ trọng này qua các năm xấp xỉ là 1% trong tổng NVHĐ của Chi nhánh Tân Bình. Do chiến lược huy động của SCB chưa thực sự mở rộng đến các loại ngoại tệ này, lãi suất chưa hấp dẫn bằng các Ngân hàng khác và huy động ít loại ngoại tệ chủ yếu huy động 2 loại ngoại tệ là AUD, EUR.
Như vậy, cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng chiến lược của SCB. Đó là tăng tỷ lệ vốn huy động bằng VND trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
2.2.3.2 Cơ cấu NVHĐ theo đối tƣợng khách hàng gửi tiền
Xác định được tầm quan trọng của NVHĐ từ dân cư là nguồn vốn mang lại sự ổn định cao nhất, do đó Chi nhánh Tân Bình đã tập trung mở rộng đối tượng khách hàng này thông qua việc tiếp thị, triển khai các sản phẩm tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân và các chương trình chăm sóc khách hàng tiền gửi cá nhân do đó công tác huy động vốn đã thu hút nhiều đối tượng khách hàng này.
Bảng 2.4: Cơ cấu NVHĐ theo đối tƣợng khách hàng gửi tiền của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến quý 2/2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cuối Quý 2/2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng NVHĐ 2.527 100,00 2.092 100,00 3.116 100,00 3.915 100,00
Tiền gửi dân cƣ 2.490 98,54 2.070 98,95 3.092 99,23 3.880 99,11 Tiền gửi các TCKT 37 1,46 22 1,05 24 0,77 35 0,89 Tiền gửi các TCTD và NHNN - - - - - - - -
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng gửi tiền từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]
Qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.2 ta thấy cơ cấu NVHĐ của Chi nhánh Tân Bình khá là đơn điệu trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm ưu thế gần
như tuyệt đối qua các năm, chiếm tỷ trọng xấp xỉ là 99%, còn lại tỷ trọng 1% là huy động từ các tổ chức kinh tế. Mỗi đối tượng có đặc điểm riêng, vì vậy để có cái nhìn cụ thể nhất về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế, ta sẽ phân tích biến động tiền gửi theo từng đối tượng một.
Tiền gửi dân cƣ
Hầu như công tác huy động vốn của Chi nhánh là tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân. Nguồn tiền từ dân cư chủ yếu là nguồn tiền nhàn rỗi, tạm thời người dân chưa có nhu cầu sử dụng trong hiện tại, nguồn tiền này chủ yếu được thu hút dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn, chính vì vậy Chi nhánh sẽ chủ động được nguồn vốn này. Đây là nguồn vốn quan trọng giúp Chi nhánh phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đây là nguồn vốn rất nhạy cảm với lãi suất. Nắm được tâm lý này của khách hàng nên Chi nhánh luôn chủ động tiếp thị, triển khai nhiều hình thức huy động vốn tại Chi nhánh Tân Bình và 7 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh, ngoài các sản phẩm truyền thống còn có các sản phẩm mới như: tiết kiệm dự thưởng “Hợp Nhất Triệu Lộc Xuân”, “60 Ngày Vàng”…cùng những sản phẩm xuất phát từ nhu cầu khách hàng như sản phẩm “Tiền gửi sinh lợi mỗi ngày”, “Tiền gửi online”… kèm theo nhiều chương trình chăm sóc khách hàng như chương trình tặng áo mưa, tặng nón bảo hiểm, tặng lịch xuân…được triển khai đều đặn hàng năm rất thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền tại SCB. Kết quả là tiền gửi từ dân cư tăng mạnh qua các năm ngoại trừ năm 2011 nguyên nhân như đã phân tích ở các phần trên.
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi dân cƣ theo thời gian của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến quý 2/2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 2/2013 So sánh
2011/2010
So sánh 2012/2011 Giá
trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tiền gửi dân cƣ 2.490 100,00 2.070 100,00 3.092 100,00 3.880 100,00 (420) (16,87) 1.022 49,37 Tiền gửi KKH 3 0,12 4 0,19 7 0,23 17 0,44 1 33,33 3 75,00 Tiền gửi <12 tháng 1.657 66,55 1.555 75,17 2.423 78,36 1.316 33,92 (101) (6,10) 867 55,72 Tiền gửi > = 12 tháng 830 33,33 511 24,69 662 21,41 2.547 65,64 (319) (38,43) 151 29,55
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi dân cƣ theo thời gian của SCB Tân Bình từ 2010 đến quý 2/2013
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến quý 2/2013 của SCB Tân Bình)[3]
Từ bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.3 ta thấy, lượng tiền huy động từ dân cư năm 2012 và Quý 2 năm 2013 tăng mạnh. Năm 2012, số dư tiền gửi dân cư là 3.092 tỷ đồng, tăng 49,37% tương đương tăng 1.022 tỷ đồng so với năm 2011 trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 867 tỷ đồng, tương đương tăng 55,72% so với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2011. Loại hình tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NVHĐ từ dân cư năm 2012, chiếm 78,36% trong tổng NVHĐ dân cư do trong năm 2012 nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát cao, người dân chỉ gửi tiền kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng vì lo sợ có những biến động kinh tế gây bất lợi cho họ. Tuy nhiên, đến cuối tháng 06 năm 2013 thì tình hình hoàn toàn thay đổi, hơn 1.000 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chuyển đổi sang kỳ hạn trên 12 tháng làm cho huy động ở kỳ hạn trên 12 tháng tăng mạnh nhất, tăng 1.885 tỷ đồng so với năm 2012. Sự thay đổi này do 2 nguyên nhân sau: trong nửa đầu năm 2013, NHNN đã ban hành thêm 2 quyết định điều chỉnh lãi suất huy động, đến 27/06/2013, kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng giảm còn 7%/Năm, không kỳ hạn và dưới 1
tháng giảm từ 2%/Năm xuống 1,2%/Năm, đồng thời bỏ trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trờ lên. Nắm bắt những thay đổi lãi suất, SCB đưa ra nhiều sản phẩm kỳ hạn trên 12 tháng lãi suất cạnh tranh như sản phẩm: Lãi suất kép, Ưu Đãi Nhân Đôi kỳ hạn 13, 14, 15 tháng, hình thức lĩnh lãi hàng tháng, lãi suất qua mỗi tháng sẽ tăng 0,1%/ Năm…kèm theo chính sách cộng thêm lãi suất cho khách hàng Trung Niên trên 40 tuổi để tăng nguồn vốn trung dài hạn. Thời điểm này, Chi nhánh Tân Bình đã tăng cường tiếp thị khách hàng đáo hạn và khách hàng mới tham gia gửi tiền vào những sản phẩm kỳ hạn dài. Nhận thức được xu hướng lãi suất tiền gửi ngày càng giảm, khách hàng có nguồn tiền ổn định thích gửi tiền vào những sản phẩm kỳ hạn dài của SCB để nhận lãi suất cao hơn và hưởng chính sách tặng thêm lãi suất cho khách hàng trung niên. Như vậy, cơ cấu NVHĐ từ dân cư theo kỳ hạn của Chi nhánh Tân Bình đã phát triển theo hướng có tính chất ổn định cao với tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NVHĐ dân cư và tỷ lệ này tại thời điểm 30/06/2013 là 65,64%. Mặc dù nguồn vốn huy động ở kỳ hạn