Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 83 - 88)

Hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ: Hoạt động này của Chi nhánh mặc dù có nhiều cố gắng và mang lại kết quả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như sau: Cách thức quảng cáo, thu hút khách hàng mà hiện nay Chi nhánh đang áp dụng chủ yếu là băng rôn, tờ bướm, tác phong phục vụ của nhân viên. Những biện pháp này chỉ có hiệu quả đối với những khách hàng đã giao dịch với ngân hàng, còn đối với những khách hàng chưa từng giao dịch với ngân hàng thì những biện pháp này không phát huy hiệu quả. Nói cách khác, Chi nhánh còn thụ động trong việc tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, nhất là về mảng phát triển khách hàng doanh nghiệp, chưa đào tạo, bố trí nhân sự chuyên trách về hoạt động tiếp thị khách hàng. Tại Chi nhánh có bộ phận phòng kinh doanh nhưng chỉ để phục vụ các công việc báo cáo, hậu cần cho công tác chăm sóc khách hàng, còn tại phòng giao

dịch đội ngũ nhân sự khá mỏng, chủ yếu thực hiện công tác giao dịch khách hàng và chăm sóc khách hàng hiện hữu tại phòng nên việc tiếp thị khách hàng mới không được đảm bảo.

Ngoài ra, thương hiệu SCB mặc dù đã phát triển lâu năm và uy tín, nhưng vẫn còn nhiều người nhằm SCB với một số Ngân hàng khác như: SacomBank, SaigonBank. Điều này cho thấy công tác định vị thương hiệu của SCB chưa tốt.

Chất lƣợng dịch vụ khách hàng chƣa cao: Hạn chế này do 4 nguyên nhân

sau: Một là, các quy trình, thủ tục của SCB còn rườm rà, phức tạp, khách hàng đến giao dịch phải đợi khá lâu và phải ký nhiều chứng từ. Hai là, SCB mới chuyển đổi sang hệ thống core flexcube do đó nhân viên giao dịch chưa thao tác thành thạo, ngoài ra, do mới chạy chương trình nên thường xảy ra sự cố rớt đường truyền, nghẽn mạch, làm ngưng trệ quá trình giao dịch của khách hàng. Ba là, nhân viên giao dịch đa số là lực lượng trẻ, mới ra trường nên trình độ và tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ và giao tiếp, phục vụ khách hàng, khả năng giao tiếp với khách hàng nước ngoài còn hạn chế. Bốn là, cơ sở vật chất, nhân sự của Chi nhánh chưa đủ để Chi nhánh nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Năm là, Chi nhánh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác phục vụ và chăm sóc khách hàng.

Chƣa phát huy tác dụng của công nghệ hiện đại: Mặc dù chuyển sang

core mới nhiều cải tiến hơn nhưng Ngân hàng vẫn chưa tận dụng được những tiện ích này, Hội sở quản lý dựa trên những số liệu đều do Chi nhánh báo cáo trong khi những số liệu này Hội sở có thể phối hợp với phòng Công nghệ thông tin để lấy được từ chương trình báo cáo. Do đó, hệ thống giải quyết công việc nội bộ còn rườm rà, số lượng báo cáo Chi nhánh phải gửi Hội sở quá nhiều. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nhân viên giao dịch phải mất thời gian làm các báo cáo nên không đảm bảo được việc phục vụ, chăm sóc khách hàng chu đáo và tới nơi tới chốn.

SCB còn phụ thuộc nhiều vào công cụ lãi suất: Mặc dù lãi suất của SCB có sức cạnh tranh cao nhưng chỉ mang tính tự phát, ứng phó kịp thời với sự biến

động thị trường. SCB chưa khai thác tối đa yếu tố về chất lượng dịch vụ, chủ yếu sử dung công cụ lãi suất như biện pháp phổ biến để thu hút tiền gửi khách hàng. Ngoài ra, biểu lãi suất SCB trong năm 2011, 2012 áp dụng cùng mức lãi suất cho tất cả các kỳ hạn tiền gửi, vì thế mà cơ cấu tiền gửi trong những năm này chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Sử dụng biện pháp lãi suất mặc dù đạt được kế hoạch nhanh chóng song lại tại ra cơ chế thiếu bền vững, tăng trưởng gắn liền với tăng lãi suất, chẳng hạn năm 2013 lãi suất ở kỳ hạn dài cao do đó thu hút được khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài nên cơ cấu NVHĐ đến quý 2/2013 của Chi nhánh có tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn tăng một cách nhanh chóng.

Các sản phẩm tiền gửi có tính năng và tiện ích chƣa vƣợt trội so với các sản phẩm thay thế của các NHTM khác: Các sản phẩm tiền gửi của SCB tuy đa

dạng nhưng cơ bản vẫn là những sản phẩm truyền thống bằng các thể thức tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá, triển khai chậm hoặc chưa có những sản phẩm mới mà các Ngân hàng trên thế giới đã áp dụng như: tiền gửi đầu tư, tiết kiệm có bảo hiểm chỉ mới triển khai và chưa áp dụng cho khách hàng bên ngoài. Về sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng chưa có những tiện ích nổi bật kèm theo như dịch vụ thẻ chưa có liên kết nhiều với các đối tác như trung tâm mua sắm, cửa hàng,…để sử dụng thẻ tích lũy điểm hoặc giảm giá mua hàng nhằm khuyến khích phát hành thẻ, chất lượng dịch vụ thẻ ATM chưa cao, khách hàng rút tiền thường xuyên bị trừ tiền, nuốt thẻ, giao dịch bị lỗi gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc tiếp thị tiền gửi thanh toán. Đối với các sản phẩm, chính sách huy động tiền gửi dành cho khách hàng tổ chức tuy đa dạng nhưng chưa thật sự tiện ích và ưu đãi cụ thể: sản phẩm “ Đầu tư linh hoạt” khách hàng phải đăng ký định kỳ thanh toán ngay từ đầu trong khi khách hàng chưa chủ động được thời gian về nguồn vốn doanh nghiệp, chính sách chăm sóc khách hàng tổ chức chỉ áp dụng cho khách hàng gửi trên 12 tháng trong khi các doanh nghiệp chỉ có nhu cầu gửi kỳ hạn ngắn. Nguyên nhân là do SCB đang trong quá trình ổn định hoạt động sau hợp nhất, chưa đủ nhận thức và điều kiện về nguồn lực,

chi phí để nghiên cứu đưa ra những sản phẩm tiện ích mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Chƣa có chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng: Điều này đã làm ảnh hưởng đến

chất lượng huy động vốn, nguồn vốn huy động được không được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cho vay nhiều làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh. Ngoài ra, việc này còn gây khó khăn trong việc tiếp thị huy động vốn đối với khách hàng tổ chức của Chi nhánh do đặc thù của đối tượng khách hàng tổ chức thường đi kèm với quan hệ tín dụng, các Ngân hàng cho vay đều ràng buộc khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Đây là rào cản lớn nhất của Chi nhánh trong việc tiếp cận và phát triển nhóm khách hàng này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói chung và Chi nhánh Tân Bình nói riêng. Sau đó căn cứ lý thuyết chương 1, tác giả phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của SCB Tân Bình từ năm 2010 đến quý 2/2013 cụ thể là phân tích về quy mô, cơ cấu, chi phí huy động vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng của nguồn vốn mà Chi nhánh Tân Bình đã huy động được và so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu này qua các năm.

Qua những phân tích về thực trạng tình hình huy động vốn trên ta thấy bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, hoạt động huy động vốn của SCB Tân Bình còn nhiều hạn chế tồn tại. Từ đó, tác giả phân tích các nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, tồn tại này.

Từ nền tảng lý luận trong chương 1 và kết quả phân tích thực tiễn hoạt động huy động vốn của SCB Tân Bình trong chương 2 sẽ làm cơ sở đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ, SCB hội sở và đề xuất các giải pháp cho SCB Tân Bình trong chương 3 nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn tại SCB Tân Bình.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tân bình (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)