Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động nguồn vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, do lãi suất huy động hiện nay còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cạnh tranh của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, do đó cạnh tranh gay gắt sẽ đẩy lãi suất lên cao, vì thế, nếu Ngân hàng quá lệ thuộc vào công cụ lãi suất để huy động vốn sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong công tác huy động vốn. Do đó, SCB nên giảm bớt việc sử dụng các biện pháp lãi suất để thu hút nguồn vốn huy động song song với việc này là xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, một chính sách lãi suất hợp lý là vừa giúp Ngân hàng huy động vốn tốt vừa đảm bảo chi phí huy động vốn nằm trong tầm kiểm soát.
Để làm được điều này, SCB cần phải xây dựng và thực hiện chính sách lãi suất trên cơ sở chính sách khách hàng của mình, cần có chính sách lãi suất ưu đãi dành cho các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khách hàng có quan hệ gửi tiền thường xuyên tại SCB chẳng hạn: đối với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn và ổn định, SCB nên xếp nhóm khách hàng này vào loại khách hàng VIP để ưu tiên áp dụng lãi suất ưu đãi.
3.3.3 Về công tác marketing, quảng bá thƣơng hiệu
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu SCB: Khi nhắc đến SCB rất nhiều người còn lầm tưởng SCB là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) hoặc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank). Vì vậy, SCB cần
tăng cường xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình bởi lẽ hình ảnh và thương hiệu mạnh sẽ giúp khách hàng tin tưởng và chọn SCB làm nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho mình.
Tăng cường công tác quảng cáo sản phẩm dịch vụ: Công tác quảng cáo sản phẩm được thực hiện tốt sẽ giúp SCB gia tăng được lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Mỗi khi triển khai những sản phẩm, dịch vụ mới SCB thường lựa chọn hình thức quảng cáo là thông qua báo chí, băng rôn, brochure. Đây là hình thức quảng cáo phổ biến, cung cấp được thông tin đến với khách hàng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong công tác quảng bá sản phẩm, SCB cần lựa chọn những phương thức quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình,…vì những phương tiện này có lượng người xem đông.
Tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu SCB: Nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu SCB, thời gian qua SCB đã không ngừng tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo như: tài trợ chương trình “Bóng cả cuộc đời” nhằm chăm lo cho các cụ già neo đơn, chương trình “Vượt lên chính mình” của Đài truyền hình TPHCM, chương trình “SCB chăm lo Tết cho người nghèo”... Thông qua các hoạt động này, thương hiệu SCB ngày càng được nhiều khách hàng biết đến. Trong thời gian tới, SCB cần đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu SCB trong đó chú trọng các hoạt động tài trợ như tài trợ cho các chương trình từ thiện, tài trợ các game show trên các kênh truyền hình phổ biến…Đồng thời, SCB cần tích cực thực hiện các phương thức quảng cáo thương hiệu khác như: pano quảng cáo ở sân bay, siêu thị, nhà sách, làm ghế đá mang logo SCB đặt tại các công viên, khu vui chơi giải trí tập trung đông dân cư...Thông qua các hình thức quảng cáo này, thương hiệu SCB sẽ được nhiều khách hàng biết đến hơn.
3.3.4 Về công nghệ thông tin
Nhận thức được tầm quan trọng của hiện đại hóa công nghệ thông tin đối với sự phát triển về lâu dài của SCB. Sau hợp nhất, SCB đã quyết tâm đầu tư và triển khai thành công hệ thống corebanking flexcube. đây là một bước tiến giúp SCB thực hiện các mục tiêu kinh doanh đề ra, giúp SCB có được lợi thế cạnh tranh, lợi thế được xây
dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, gia tăng tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, mặc dù đã chạy chương trình hiện đại nhưng công việc nội bộ trong SCB vẫn chưa giảm tải, các chi nhánh vẫn phải mất nhiều thời gian để thực hiện quá nhiều báo cáo bao gồm các báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất để phục vụ công việc quản lý của Hội sở, ngoài ra, thời gian nhập dữ liệu trên chương trình khi giao dịch với khách hàng vẫn còn khá lâu, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của các Chi nhánh. Điều này là do SCB chưa khai thác hết các tiện ích, chức năng của hệ thống core mới này. Do đó, nhiệm vụ quan trọng bây giờ là SCB cần chú trọng khai thác hiệu quả các tiện ích của hệ thống đem lại; tập trung đào tạo nhân lực để vận hành cũng như làm chủ kỹ thuật, từ đó ứng dụng sâu, rộng vào quá trình điều hành của ngân hàng.
3.3.5 Về chính sách nhân sự
3.3.5.1 Tăng cƣờng nhân sự tiếp thị, chăm sóc khách hàng
Hiện tại, đội ngũ nhân sự làm công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng tại các đơn vị kinh doanh của SCB rất mỏng, chủ yếu do nhân viên giao dịch kiêm nhiệm nên công tác tiếp thị khách hàng vì thế mà không được đảm bảo và mang lại hiệu quả cao. Do đó, SCB cần đầu tư một đội ngũ nhân sự chuyên thực hiện công tác tiếp thị khách hàng và đội ngũ này phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp về kỹ năng bán hàng, tiếp thị khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra, SCB cũng nên thiết kế mỗi đơn vị kinh doanh một đội ngũ chuyên viên có trình độ nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp tốt để thực hiện công tác quản lý danh sách khách hàng VIP của Chi nhánh cụ thể như: mỗi nhân viên quan hệ khách hàng chuyên trách từng khách hàng VIP, thiết lập mối quan hệ thân thiết với từng khách hàng tiền gửi, đồng hành cùng khách hàng trong việc quản lý danh mục đầu tư của họ và giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ ngân hàng, từ đó tiếp thị các khách hàng này kéo số dư tiền gửi về SCB.
3.3.5.2 Đào tạo nhân sự
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho cán bộ nhân viên, Trung tâm đào tạo của SCB được thành lập năm 2007 với chức năng chính là “Nâng cao trình độ nghiệp
vụ chuyên môn, trình độ quản lý để chủ động nguồn nhân lực, chuẩn bị lực lượng kế thừa cho ngân hàng”. Trong những năm qua, trung tâm đào tạo đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng như các lớp về kỹ năng cho toàn thể cán bộ nhân viên của SCB. Tuy nhiên, số lượt cán bộ nhân viên được đào tạo vẫn còn hạn chế. Vì thế Trung tâm đào tạo của SCB cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong thời gian tới. Việc đào tạo cần phải có kế hoạch cụ thể và được tổ chức thường xuyên hàng tháng cụ thể:
Các lớp đào tạo kỹ năng mềm cần thiết cho công việc của từng vị trí công việc như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng cho nhân viên giao dịch khách hàng, kỹ năng quản lý cấp trung dành cho các vị trí lãnh đạo cấp trung.
Các lớp đào tạo về sản phẩm dịch vụ của SCB cho nhân viên kinh doanh và nhân viên giao dịch, giúp cho nhân viên nắm rõ về những tiện ích sản phẩm từ đó có thể tư vấn khách hàng một cách chính xác
Các lớp đào tạo về tiếng anh giao tiếp. Hiện tại khả năng giao tiếp với người nước ngoài của nhân viên SCB rất hạn chế. Do đó SCB nên trang bị cho CBNV trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ để làm hành trang trong quá trình hội nhập của SCB
Các lớp cập nhật kiến thức về các Văn bản Luật liên quan đến tài chính ngân hàng, đối tượng đào tạo chủ yếu là lãnh đạo các đơn vị.
Các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho CBNV cấp thừa hành nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp
Ngoài ra, cần phải có các khóa đào tạo toàn diện cho đối với nhân viên tân tuyển hoặc nhân viên chuyển qua một vị trí mới cụ thể: nên đào tạo nhân viên đó tất cả các quy trình, quy định hiện đang áp dụng, các thao tác trên chương trình core flexcube, các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng ứng xử trước khi họ bắt đầu vào làm việc. Có như thế SCB mới có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bán hàng của SCB, tạo ấn tượng tốt về SCB đối với khách hàng.
3.3.6 Về quy trình, thủ tục giao dịch khách hàng
So với các Ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank, thời gian giao dịch của SCB khá lâu nên làm giảm chất lượng hoạt động dịch vụ huy động vốn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do quy trình nghiệp vụ, thủ tục giao dịch của SCB có quá nhiều bước và khá phức tạp. Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, SCB cần đặc biệt quan tâm đến quá trình đổi mới và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ phù hợp đảm bảo mang lại sự tiện ích tối đa cho khách hàng, giảm thời gian giao dịch cũng như mọi thủ tục rườm rà thường gây tâm lý không tích cực cho khách hàng mỗi khi giao dịch với Ngân hàng. Để dần dần hoàn thiện quy trình giao dịch của mình, SCB nên thường xuyên tìm hiểu quy trình của các Ngân hàng khác, đặc biệt là các Ngân hàng nước ngoài, từ đó định kỳ cập nhật và điều chỉnh lại tất cả các bước trong quy trình giao dịch khách hàng, đồng thời lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị kinh doanh trực tiếp trong toàn hàng, từ đó từng bước rút ngắn được các bước, thủ tục không cần thiết trong quy trình giao dịch khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn cho SCB và đúng quy định của NHNN. Cần lưu ý là khi xây dựng quy trình, quy chế phải xuất phát từ thị trường, từ nhu cầu khách hàng, sau đó ta sẽ nghiên cứu bổ sung thêm các biện pháp quản lý rủi ro để đảm bảo Ngân hàng có một quy trình tốt
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
Những năm vừa qua, Chính phủ và NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến hệ thống NHTM gặp khó khăn trong hoạt động nhất là khả năng huy động vốn. Vì vậy, Chính phủ cần có các quyết sách cụ thể, phù hợp, kịp thời để hỗ trợ NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn này, hoạt động ổn định, an toàn, phát triển bền vững.
3.4.1 Ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Sự ổn định của nền kinh tế là nền tảng đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hệ thống ngân hàng. Do đó, Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Có như thế mới tạo được lòng tin của dân chúng vào Chính phủ nói
chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, từ đó giúp ngân hàng thu hút được nguồn vốn
Kiểm soát được tình trạng lạm phát: lạm phát tăng cao sẽ làm cho người dân lo lắng đồng tiền bị mất giá, sự biến động mạnh và bất thường trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều rủi ro hơn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Điều nay dẫn đến sự dịch chuyển một lượng tiền lớn từ ngân hàng sang đầu tư vàng, bất động sản, chứng khoán…Do đó, Nhà nước cần kiểm soát lạm phát ở mức để vừa có tác dụng kích thích nền kinh tế tăng trưởng, vừa giữ sức mua của đồng tiền, hạn chế tình trạng thất nghiệp, từ đó giúp người dân có được thu nhập, tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế, dân cư.
Đối với quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ động thái thị trường, nền kinh tế và tình hình kinh tế thế giới, cập nhật phản hồi thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời. Thực hiện quá trình tái cơ cấu và đẩy mạnh tuyên truyền sao cho người dân không đổ xô đi rút tiền hoặc chuyển sang các kênh bảo toàn tài sản khác. Việc sáp nhập, hợp nhất nên thực hiện từ từ, tránh thông báo rộng rãi việc sáp nhập ngay từ đầu dễ gây hoang mang cho người dân. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu nên kết hợp với với xây dựng, hoàn thiện các thể chế hoạt động phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, xây dựng các giải pháp cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của NHTM.
3.4.2 Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động ngân hàng
Hiện nay các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng vẫn còn rất chung chung, chưa sát với thực tế và còn nhiều bất cập. Trong xu thế hội nhập kinh tế, cơ sở pháp lý phải được xây dựng và hoàn chỉnh theo chuẩn mực quốc tế, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại. Để tạo điều kiện cho hệ thống NHTM Việt Nam phát triển đúng định hướng, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo:
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện nhất quán, đồng bộ với các bộ luật có liên quan, tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ - ngân hàng nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng
Về điều hành lãi suất: Trong thời gian qua, việc điều hành lãi suất của NHNN còn mang tính tự phát, đối phó với tình thế và sử dụng biện pháp hành chánh làm cho tính tuân thủ của các NHTM vì thế mà thấp dẫn đến hiện tượng không minh bạch, khó quản lý, khó khăn cho cả NHTM và khách hàng, đẩy các NHTM vào thế buộc phải “lách luật”, khiến tiền gửi của khách hàng chạy lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, gây bất ổn hệ thống. Trong thời điểm trước mắt, vẫn rất cần vai trò kiểm soát, điều hành lãi suất của NHNN bằng những quy định cụ thể nhưng tránh những can thiệp quá hành chính, thay vào đó bằng điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường.
3.4.3 Khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt
Chính phủ nên đẩy mạnh triển khai mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt, cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn và cụ thể để từ đó chuyển hẳn việc dùng tiền mặt ra thẻ trên tinh thần mang lại lợi ích toàn diện cho người dân, cụ thể:
Đẩy mạnh việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp quốc doanh; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp tư nhân... bằng cách lên kế hoạch nghiên cứu và định hướng chuyên sâu để từ đó có thể xác định nhu cầu và khả năng thanh toán không dùng tiền mặt của các doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực cộng đồng dân cư, bằng cách tập trung triển khai
phổ biến các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác... và đồng thời phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.
NHNN nên kết hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông, các cơ quan báo đài... thực hiện các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về thanh