Kinh nghiệm về hoạt động kinhdoanh thẻ tín dụng và bài học kinh nghiệm đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 34)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ

1.5 Kinh nghiệm về hoạt động kinhdoanh thẻ tín dụng và bài học kinh nghiệm đố

đối với BIDV chi nhánh Lâm Đồng

1.5.1 Kinh nghiệm trên thế giới

a. Kinh nghiệm tại thị trường Mỹ

Mỹ là thị trường lâu đời nhất và đầy tiềm năng cho các loại thẻ phát triển. Tại đây, sử dụng thẻ đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của mọi tầng lớp dân cư. Khu vực này chấp nhận sự có mặt và cạnh tranh mạnh mẽ của tất cả các loại

thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng. Khu vực này dường như đã bảo hòa về thẻ tín dụng, do đó có sự cạnh tranh và phân chia thị trường khá khốc liệt. Thêm vào đó, dịch vụ ATM dường như có mặt khắp nơi và nó đi tiên phong trong phương thức ghi nợ ở điểm bán lẻ, một thị trường mới nhất của kỹ nghệ thẻ thanh toán. Visa và Master Card là hai tổ chức cạnh tranh gay gắt nhất trên thị trường này.

b. Kinh nghiệm tại thị trường Châu Âu

Thẻ được xem như là một phương thức thanh toán của tầng lớp thượng lưu. Hầu hết thẻ thanh toán Châu Âu là thẻ ghi nợ ngay hay có gia hạn, gắn liền với việc sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi. Phương tiện thanh toán mạnh nhất ở Châu Âu là check (Eurocheck), có chức năng như check bình thường; bên cạnh đó, phương tiện thanh toán thẻ cũng ngày càng phát triển. Châu Âu là thị trường lý tưởng cho các tổ chức hoạt động và phát triển. Người dân ở đây sử dụng thẻ do sự tiện lợi của nó nhiều hơn là được cấp tín dụng, ngoại trừ Anh và Tây Ban Nha.

Thị trường thanh toán ở Châu Âu được phân đoạn theo các thanh toán: thanh toán trước, thanh toán ngay, và trả chậm. Thị trường trả trước có các sản phẩm như check du lịch Châu Âu, ThomasCook, chiếm khoảng 40% thị trường thanh toán. Thị trường thanh toán ngay có các sản phẩm: Euro cheque, EDC (European Debit Card), Maestro, rút tiền bằng máy ATM.

Thị trường trả chậm chủ yếu là Euro Card, Master Card, là loại thẻ cao cấp và là những thẻ đang cạnh tranh trực tiếp với American Express (AMEX); bất chấp mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ nhỏ hơn rất nhiều của mình. Amex vẫn được một số lớn dân số Châu Âu chấp thuận. Dinner Club thì bị tụt lại phía sau nhưng nó lại được số đông khách hàng và mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ ở Na Uy. JCB đang cố hiện diện với lượng thẻ và số lượng cơ sở chấp nhận thẻ khiêm tốn, nhưng nó đang tìm cách khuyến mãi với mức lãi suất hấp dẫn.

1.5.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam

a. Kinh nghiệm tại Ngân hàng Á Châu (ACB)

Là một ngân hàng thương mại cổ phần nhưng ACB có dịch vụ thẻ phát triển sớm và mạnh. ACB là thành viên của Visa International từ năm 1995 và Master từ

năm 1995. ACB phát hành nhiều loại thẻ quốc tế tín dụng và ghi nợ như ACB - Visa, Visa election, ACB - Master card. ACB - Master Electronic. Thị phần phát hành thẻ quốc tế của ACB chiếm tới hơn 50 %. Các loại thẻ tín dụng nội địa liên kết với các công ty như ACB - Mai Linh, ACB - Sai Gòn Co.op, ACB - Phước Lộc Thọ. Thị phần phát hành thẻ của ACB vượt cả Vietcombank do ngân hàng này có các biện pháp phát triển thị trường rất linh hoạt. Khách hàng khi sử dụng thẻ liên kết nêu trên sẽ được giảm giá từ 1%-20 % khi mua hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị liên kết trên thẻ có thương hiệu của họ.

ACB đã có hướng đi đúng đắn là phát triển thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế trước khi tập trung vào thị trường nội địa để thu hút đối tượng khách hàng thường xuyên đi nước ngoài, đối tượng du học sinh… Năm 2012, số lượng chủ thẻ của ACB giảm nhưng sang năm 2013 đã lại có sự phục hồi, Do ACB đã hướng vào đối tượng khách hàng có nhu cầu chi tiêu và muốn sử dụng hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ chứ không phải là đối tượng khách hàng không có nhu cầu sử dụng tiền vay như du học sinh, người đi công tác nước ngoài… như trước đây. Một trong những nguyên nhân nữa là do trung tâm thẻ của ACB đã có bước phát triển mạnh bạo trong chiến lược phát triển chủ thẻ với hình thức tín nhiệm hữu hạn là khách hàng của ACB, các cán bộ trong khu vực đại học, bệnh viện… Kết quả là có ngày càng nhiều người Việt sử dụng thẻ quốc tế do ACB phát hành.

Bên cạnh đó, ACB cũng tập trung phát triển mạng lưới POS từ rất sớm để chiếm lĩnh những điểm đặt tốt như khách sạn sang trọng, nhà hàng, cửa hàng lớn với gần 6000 điểm chấp nhận thẻ. ACB mới bắt đầu phát triển hệ thống ATM và có xu hướng liên kết với hệ thống các ngân hàng khác để giảm chi phí đầu tư cho hệ thống ATM.

b. Kinh nghiệm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Sacombank là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ thanh toán và là ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Việt Nam. Đến nay Sacombank là ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ quốc tế với nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất như Visa, Master card. Sản phẩm thẻ của Sacombank rất đa dạng, gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ Tín dụng Sacombank, thẻ thanh toán. Sacombank là

ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động thẻ một phần lớn do thành công trong việc phát triển các sản phẩm thẻ quốc tế.

Đến thời điểm cuối 2015, Sacombank có mạng lưới ĐVCNT khoảng gần 5000 POS. Hệ thống máy giao dịch tự động ATM phục vụ khách hàng chủ yếu là thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Ngoài ra, hệ thống thẻ cho phép giao dịch đối với các thẻ quốc tế và cung cấp một số dịch vụ khác…Thông qua việc phát triển mạng lưới ĐVCNT và hệ thống máy ATM, Sacombank đã xây dựng được hình ảnh ngân hàng uy tín và hiện đại.

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho BIDV chi nhánh Lâm Đồng

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nước và ngoài nước về phát triển dịch vụ thẻ, có thể rút ra một số bài học trong việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng:

Thứ nhất, cần nắm bắt được nhu cầu về thẻ tín dụng của khách hàng, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu để kích thích những nhu cầu khách hàng bằng cách đưa ra nhiều tiện ích dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm và không ngừng cải tiến để ngày càng phù hợp thị hiếu người sử dụng.

Thứ hai, cần tăng cường công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ thẻ đến khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, để người dân giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, từng bước làm quen với dịch vụ thẻ.

Thứ ba, đầu tư phát triển công nghệ và phát triển mạng lưới phân phối cũng như ĐVCNT. Nếu đáp ứng tốt, khách hàng sẽ ngày càng an tâm và sử dụng thẻ thường xuyên hơn, đồng thời giới thiệu với người khác cùng sử dụng.

Thứ tư, phát triển dịch vụ thẻ tín dụng phải gắn liền với việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, mở rộng các kênh hỗ trợ khách hàng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.

Thứ năm, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngân hàng phát hành, tổ chức phát hành, với các đại lý phát hành, đại lý thanh toán, cũng như giữa các ngân hàng với nhau.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương này, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích nội dung phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại. Lý giải những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của các ngân hàng trên thế giới, Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với BIDV chi nhánh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt nam chi nhánh Lâm Đồng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính) được thành lập năm 1957 theo Quyết định 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính Phủ.

Năm 1981, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đến năm 1990, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ngày 01/5/2012, BIDV chính thức hoạt động với tên gọi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cổ phần hoá thành công là một động lực giúp BIDV cải thiện năng lực tài chính, tiếp tục tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.

Hiện nay, hệ thống BIDV có hơn 17.000 cán bộ, nhân viên, mạng lưới rộng khắp (đứng thứ 2 trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam) với 118 Chi nhánh và trên 600 phòng giao dịch, hàng nghìn máy ATM và POS tại 63 tỉnh thành, ngoài ra có mạng lưới phi ngân hàng: gồm Công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm BIC với 20 chi nhánh, 2 công ty cho thuê tài chính, hiện diện thương mại đầu tư trên cả 3 lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, Đầu tư tài chính tại Lào, Nga, đặc biệt là thị trường Campuchia. Bên cạnh đó BIDV còn liên doanh hiệu quả với nhiều đối tác quốc tế có hiệu quả.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Lâm Đồng về hoạt động ngân hàng, BIDV chi nhánh Lâm Đồng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của NHNN và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh về việc cho phép Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tư phát triển, cùng các doanh nghiệp bạn góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của Tỉnh Lâm Đồng.

Trải qua gần 25 năm hoạt động, với sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ nhân viên, BIDV chi nhánh Lâm Đồng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, số lượng cán bộ, nguồn vốn cũng như lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua mỗi năm, đồng thời đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Dẫn đầu các Ngân hàng trên địa bàn thực hiện chương trình hiện đại hoá Ngân hàng và là Ngân hàng duy nhất áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001:2000, phát triển có chất lượng và đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, VISA,… BIDV chi nhánh Lâm Đồng luôn là đơn vị nhiều năm hoạt động có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng cao, không ngừng đổi mới phong cách làm việc, nâng cao nghiệp vụ, cải tiến công nghệ, luôn thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại quốc doanh.

2.1.2 Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Lâm Đồng

Nguồn lực luôn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp muốn thành công đều phải đặt yếu tố con người lên trên làm mục tiêu hàng đầu để xây dựng một doanh nghiệp phát triển vững mạnh và lâu dài: tuyển dụng và giữ chân những nhân viên thích hợp, loại bỏ những nhân viên làm việc không hiệu quả và cung cấp cho các

nhân viên những nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. BIDV hiểu rõ điều này nên luôn chú trọng tổ chức và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của chi nhánh và toàn bộ nhân viên của hệ thống.

Bảng 2.1. Tình hình lao động qua 3 năm 2013 - 2015

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

SL % SL % SL SL % SL % SL

Tổng số lao động 86 100 95 100 101 100 9 10,5 6 6,3

1. Phân theo giới tính

- Lao động nam 28 32,5 32 33,7 35 34,3 4 14,5 3 8,2 - Lao động nữ 58 67,5 63 66,3 66 65,7 5 8,5 3 5,4 2. Phân theo trình độ - Trên đại học 1 1,2 2 1,7 9 9,4 1 56,5 8 487,9 - Đại học 70 81,4 78 82,6 86 85,6 8 12,1 8 10,2 - Cao đẳng, trung cấp 12 14,4 12 12,8 2 2,2 0 -1,8 -10 -81,7 - Lao động phổ thông 3 3 3 2,9 3 2,8 0 6,8 0 2,6

3. Phân theo độ tuổi

- Dưới 30 tuổi 41 47,7 47 49,3 50 49,8 6 14,2 3 7,4 - Từ 30 đến 45 tuổi 27 31,1 28 29,9 29 29,2 2 6,2 1 3,8 - Trên 45 tuổi 18 21,2 20 20,8 21 21 2 8,4 1 7,3

Nguồn: BIDV chi nhánh Lâm Đồng

Từ Bảng 2.1, cho thấy nguồn nhân lực của BIDV chi nhánh Lâm Đồng có tăng nhẹ qua 3 năm. Để đáp ứng nhu cầu công việc và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, 2 năm trở lại đây đơn vị này đã tuyển thêm lực lượng lao động. Cụ thể, năm 2014 bổ sung thêm 9 lao động và năm 2015 bổ sung thêm 6 lao động, tương ứng với 10,5% và 6,3%. Nhìn chung, cán bộ nhân viên của BIDV chi nhánh Lâm Đồng đáp ứng cao yêu cầu công việc, trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 80% nhân lực của đơn vị. BIDV ngày càng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng các khóa học ngắn hạn cho nhân viên nên chất lượng nguồn

nhân lực ngày một được cải thiện và nâng cao, năm 2015 trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 90%. Độ tuổi dưới 30 tuổi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, chiếm trên 45%, do đó họ có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ và phát triển các nghiệp vụ chuyên môn. Có thể nói, đây là một trong những lợi thế để BIDV Lâm Đồng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, hầu hết các nhân viên đều trong độ tuổi dưới 30 tuổi nên phong cách làm việc rất năng đông, tạo điều kiện cho BIDV Lâm Đồng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng mình.

Trong cơ cấu lao động phân theo giới tính thì số lao động nữ luôn chiếm trên 65% nguồn lực. Trên thực tế cho thấy, số cán bộ nữ này chủ yếu tập trung ở bộ phận giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Điều này là do đặc thù kinh doanh dịch vụ của ngành ngân hàng.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Lâm Đồng

a. Tình hình huy động vốn

Vốn huy động của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà các ngân hàng thương mại (NHTM) huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM.

Từ Bảng 2.2, số liệu về tình hình huy động vốn qua 3 năm 2013-2015 cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng đang có dấu hiệu chậm lại, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2015 chỉ 4,05% giảm nhiều so với giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)