Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 39)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt nam ch

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính) được thành lập năm 1957 theo Quyết định 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính Phủ.

Năm 1981, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đến năm 1990, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ngày 01/5/2012, BIDV chính thức hoạt động với tên gọi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cổ phần hoá thành công là một động lực giúp BIDV cải thiện năng lực tài chính, tiếp tục tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.

Hiện nay, hệ thống BIDV có hơn 17.000 cán bộ, nhân viên, mạng lưới rộng khắp (đứng thứ 2 trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam) với 118 Chi nhánh và trên 600 phòng giao dịch, hàng nghìn máy ATM và POS tại 63 tỉnh thành, ngoài ra có mạng lưới phi ngân hàng: gồm Công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm BIC với 20 chi nhánh, 2 công ty cho thuê tài chính, hiện diện thương mại đầu tư trên cả 3 lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, Đầu tư tài chính tại Lào, Nga, đặc biệt là thị trường Campuchia. Bên cạnh đó BIDV còn liên doanh hiệu quả với nhiều đối tác quốc tế có hiệu quả.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Lâm Đồng về hoạt động ngân hàng, BIDV chi nhánh Lâm Đồng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của NHNN và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh về việc cho phép Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tư phát triển, cùng các doanh nghiệp bạn góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của Tỉnh Lâm Đồng.

Trải qua gần 25 năm hoạt động, với sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ nhân viên, BIDV chi nhánh Lâm Đồng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, số lượng cán bộ, nguồn vốn cũng như lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua mỗi năm, đồng thời đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Dẫn đầu các Ngân hàng trên địa bàn thực hiện chương trình hiện đại hoá Ngân hàng và là Ngân hàng duy nhất áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001:2000, phát triển có chất lượng và đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, VISA,… BIDV chi nhánh Lâm Đồng luôn là đơn vị nhiều năm hoạt động có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng cao, không ngừng đổi mới phong cách làm việc, nâng cao nghiệp vụ, cải tiến công nghệ, luôn thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại quốc doanh.

2.1.2 Tình hình lao động của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Lâm Đồng

Nguồn lực luôn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp muốn thành công đều phải đặt yếu tố con người lên trên làm mục tiêu hàng đầu để xây dựng một doanh nghiệp phát triển vững mạnh và lâu dài: tuyển dụng và giữ chân những nhân viên thích hợp, loại bỏ những nhân viên làm việc không hiệu quả và cung cấp cho các

nhân viên những nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. BIDV hiểu rõ điều này nên luôn chú trọng tổ chức và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của chi nhánh và toàn bộ nhân viên của hệ thống.

Bảng 2.1. Tình hình lao động qua 3 năm 2013 - 2015

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

SL % SL % SL SL % SL % SL

Tổng số lao động 86 100 95 100 101 100 9 10,5 6 6,3

1. Phân theo giới tính

- Lao động nam 28 32,5 32 33,7 35 34,3 4 14,5 3 8,2 - Lao động nữ 58 67,5 63 66,3 66 65,7 5 8,5 3 5,4 2. Phân theo trình độ - Trên đại học 1 1,2 2 1,7 9 9,4 1 56,5 8 487,9 - Đại học 70 81,4 78 82,6 86 85,6 8 12,1 8 10,2 - Cao đẳng, trung cấp 12 14,4 12 12,8 2 2,2 0 -1,8 -10 -81,7 - Lao động phổ thông 3 3 3 2,9 3 2,8 0 6,8 0 2,6

3. Phân theo độ tuổi

- Dưới 30 tuổi 41 47,7 47 49,3 50 49,8 6 14,2 3 7,4 - Từ 30 đến 45 tuổi 27 31,1 28 29,9 29 29,2 2 6,2 1 3,8 - Trên 45 tuổi 18 21,2 20 20,8 21 21 2 8,4 1 7,3

Nguồn: BIDV chi nhánh Lâm Đồng

Từ Bảng 2.1, cho thấy nguồn nhân lực của BIDV chi nhánh Lâm Đồng có tăng nhẹ qua 3 năm. Để đáp ứng nhu cầu công việc và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, 2 năm trở lại đây đơn vị này đã tuyển thêm lực lượng lao động. Cụ thể, năm 2014 bổ sung thêm 9 lao động và năm 2015 bổ sung thêm 6 lao động, tương ứng với 10,5% và 6,3%. Nhìn chung, cán bộ nhân viên của BIDV chi nhánh Lâm Đồng đáp ứng cao yêu cầu công việc, trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 80% nhân lực của đơn vị. BIDV ngày càng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng các khóa học ngắn hạn cho nhân viên nên chất lượng nguồn

nhân lực ngày một được cải thiện và nâng cao, năm 2015 trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 90%. Độ tuổi dưới 30 tuổi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, chiếm trên 45%, do đó họ có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ và phát triển các nghiệp vụ chuyên môn. Có thể nói, đây là một trong những lợi thế để BIDV Lâm Đồng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, hầu hết các nhân viên đều trong độ tuổi dưới 30 tuổi nên phong cách làm việc rất năng đông, tạo điều kiện cho BIDV Lâm Đồng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng mình.

Trong cơ cấu lao động phân theo giới tính thì số lao động nữ luôn chiếm trên 65% nguồn lực. Trên thực tế cho thấy, số cán bộ nữ này chủ yếu tập trung ở bộ phận giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Điều này là do đặc thù kinh doanh dịch vụ của ngành ngân hàng.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Lâm Đồng

a. Tình hình huy động vốn

Vốn huy động của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà các ngân hàng thương mại (NHTM) huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM.

Từ Bảng 2.2, số liệu về tình hình huy động vốn qua 3 năm 2013-2015 cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng đang có dấu hiệu chậm lại, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2015 chỉ 4,05% giảm nhiều so với giai đoạn 2013-2014 là 10,9%.

Nguồn vốn huy động theo loại tiền VND vẫn tăng qua từng năm, nhưng ngoại tệ thì có xu hướng giảm vào năm 2015, tỷ trọng USD trong tổng nguồn vốn huy động năm 2015 là 11,4% thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng vốn ngoại tệ so với 2014 là 2,5%. Điều này được giải thích như sau: đến cuối 2015, nhiều NHTM đang dư thừa ngoại tệ khi các doanh nghiệp vẫn khá thờ ơ với việc vay vốn ngoại tệ, nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán cũng giảm khoảng 30%,

làm cho lãi suất huy động USD tiếp tục giảm, hiện nay mức lãi suất này là 0%. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống cải thiện, sau khi Ngân hàng nhà nước thực hiện đồng bộ các biện pháp thì tỷ giá đã ổn định trở lại. Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, tình trạng đô la hóa giảm, lòng tin vào đồng Việt Nam được nâng cao, giúp cho tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi tiếp tục giảm.

Thành phần vốn huy động từ khách hàng bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó: tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế từ 20% - 40%; của tiết kiệm dân cư từ 60% - 80%. Năm 2015, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ tiền tiết kiệm của dân cư với 1.361 tỷ đồng tăng 137 tỷ đồng tương ứng 11,2% so với năm 2014.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

GT % GT % GT % ± % ± %

Nguốn vốn huy động 1.694 100 1.880 100 1.956 100 186 11,0 76 4,1

1. Theo loại tiền

- Việt Nam đồng 1.317 77,8 1.651 87,8 1.733 88,6 334 25,4 82 5,0 - Ngoại tệ (quy VND) 377 22,2 229 12,2 223 11,4 -148 -39,2 -6 -2,7

2. Theo tính chất tiền gửi

- Tổ chức kinh tế 327 19,3 656 34,9 594 30,4 329 100,8 -62 -9,4 - Tiền gửi dân cư 1.367 80,7 1.224 65,1 1.361 69,6 -143 -10,5 137 11,2

3. Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 184 10,9 353 18,8 395 20,2 169 92,0 42 11,9 - Dưới 12 tháng 1.296 76,5 1.235 65,7 1.506 77,0 -61 -4,7 271 22,0 - 12 tháng trở lên 214 12,6 291 15,5 55 2,8 78 36,4 -237 -81,3

Nguồn: BIDV chi nhánh Lâm Đồng

Cơ cấu huy động vốn qua các năm có tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn dưới 12 tháng khá cao trên 65% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2015 người dân có xu

hướng chuyển sang những kỳ hạn có thời gian ngắn với lãi suất ưu đãi hơn so với kỳ hạn dài do đó khoản tiền gửi dài hạn tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng đã giảm về mức 55 tỷ đồng. Với việc cung ứng càng nhiều các tiện ích như thanh toán các dịch vụ thông qua ngân hàng đã đem lại cho đơn vị một khoản tiền gửi không kỳ hạn khá lớn, tăng trưởng qua mỗi năm. Mặc dù chịu sự cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng với chiến lược kinh doanh hiệu quả đã giúp cho Chi nhánh Lâm Đồng giữ vững thị phần huy động vốn cũng như hoạt động tìm kiếm khách hàng mới phát huy hiệu quả.

b. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2015, trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, BIDV đã nỗ lực hoàn thành vai trò của một trong những ngân hàng tiên phong trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 ± % ± % I. Thu nhập 393 431 453 38 9,7 22 5,1 1. Thu từ lãi 371 378 396 7 1,9 18 4,8 2. Thu từ các hoạt động dịch vụ 14 17 18 3 21,4 1 5,9 3. Lãi từ kinh doanh ngoại hối 4 4 5 0 0,0 1 25,0 4. Các khoản thu nhập bất thường 4 32 34 28 700,0 2 6,3

II. Chi phí 308 343 342 35 11,4 -1 -0,3

1. Chi trả lãi 207 233 235 26 12,6 2 0,9 2. Chi phí huy động vốn 42 12 15 -30 -71,4 3 25,0 3. Chi phí dịch vụ thanh toán và

ngân quỹ 0,4 0,5 0,5 0 25,0 0 7,6

4. Chi phí hoạt động khác 59 97,5 92 39 65,3 -6 -5,6

Đặc thù của ngành ngân hàng là hoạt động kinh doanh dựa trên lợi nhuận chủ yếu từ việc lấy tiền gửi của bên này và cho bên khác vay. Vì vậy, NHTM nói chung và BIDV nói riêng đều có khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập là từ hoạt động thu lãi cho vay và các hoạt động dịch vụ, chiếm hơn 90% tổng thu nhập.

Thu nhập năm 2015, 2014 tăng so với năm 2013 chủ yếu là do BIDV chi nhánh Lâm Đồng đã tích cực chuyển đổi định hướng kinh doanh từ ngân hàng bán buôn sang hoàn thiện mô hình bán lẻ, cung ứng các sản phẩm dịch vụ gia tăng khoản thu từ dịch vụ. Bên cạnh đó, BIDV chi nhánh Lâm Đồng đã tích cực tăng trưởng dư nợ tín dụng kết hợp thực hiện công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng làm cho khoản thu nhập bất thường tăng lên đáng kể trong hai năm 2014 và 2015. Trong khi đó do lãi suất huy động sau nhiều lần điều chỉnh lãi suất đưa về mức thấp nhất trong 05 năm gần đây với lãi suất trung bình 5% đã làm cho tổng chi phí của ngân hàng giảm 1 tỷ đồng. Năm 2014 được coi là năm khó khăn đối với ngành ngân hàng bởi: tỉ lệ lạm phát tăng cao, lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết đều sụt giảm, chỉ đạt 30- 70% kế hoạch đề ra ban đầu, thậm chí có nhiều tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó, với năng lực điều hành của ban lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, BIDV chi nhánh Lâm Đồng đã làm tốt công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng, thu hồi nợ dễ dàng nên vẫn duy trì được mức lợi nhuận, tăng 4.8% so với cùng kỳ năm trước. Bước qua năm 2015, khi nền kinh tế dần ổn định, khắc phục được những khó khăn gặp phải, mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường, BIDV chi nhánh Lâm Đồng đã tăng trưởng mức lợi nhuận trở lại, tăng 26,1% so với năm 2014, đây là một kết quả tốt mà ngân hàng đã làm được, tuy nhiên ngân hàng cần có những biện pháp để tiếp tục hạn chế rủi ro và duy trì mức tăng trưởng của mình.

2.1.4 Các đặc điểm của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Lâm Đồng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng

a. Đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ

- Mạng lưới bán lẻ của chi nhánh rộng khắp: gồm một Hội sở, 5 phòng giao dịch đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Nguồn nhân lực cho hoạt động bán lẻ được quan tâm đầu tư đáp ứng đủ cho kế hoạch phát triển mạng lưới và phát triển quy mô hoạt động, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ. Cán bộ QHKH cá nhân nắm vững về tất cả các sản phẩm dịch vụ, các quy trình, quy định liên quan để sẵn sàng giới thiệu, giải đáp, tư vấn cho khách hàng.

- Việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng của BIDV nói chung và BIDV Lâm Đồng nói riêng được quan tâm đầu tư. Đặc biệt hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị điều hành hoạt động NHBL.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh NHBL tại chi nhánh chuyên nghiệp. - Quy trình thủ tục tinh giản theo hướng rút ngắn thời gian giao dịch.

- Hoạt động chăm sóc khách hàng của BIDV Lâm Đồng hấp dẫn để lôi kéo khách hàng so với các ngân hàng khác.

- Hoạt động marketing sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ thường xuyên và đa dạng, có chiến lược tiếp thị rõ ràng.

- Công tác quản lý, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)