Đối với Hiệp hội thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 95 - 110)

8 Kết cấu đề tài

3.2.4.3 Đối với Hiệp hội thẻ

Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam ra đời đã khẳng định tầm nhìn của các thành viên sáng lập trong việc hoạch định chiến lược và định hướng phát triển dịch vụ thẻ trên thị trường Việt Nam. Sự hợp tác giữa các ngân hàng thành viên trong hiệp hội thẻ đã tạo một đầu mối liên kết thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường thẻ Việt Nam. Để phát huy vai trò của mình hơn nữa, thì trong thời gian tới, Hiệp hội thẻ nên quan tâm một số vấn đề sau:

Làm trung gian để thỏa thuận giữa các ngân hàng trong việc thu phí dịch vụ thẻ, qua đó để tạo môi trường kinh doanh thẻ lành mạnh để các NHTM phát triển được dịch vụ thẻ tín dụng và tạo thuận lợi trong việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Làm đầu mối tổ chức hội thảo về công nghệ ngân hàng, giúp các NHTM cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, quản lý.

Tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ các hội viên đào tạo; trong quan hệ với các Tổ chức thẻ quốc tế. Đặc biệt tạo điều kiện và áp dụng các chế tài hợp lý bảo đảm các hội viên tuân thủ các nguyên tắc cạnh tranh trong cùng một sân chơi của cơ chế thị trường.

Hiệp hội cũng nên xây dựng các cơ chế tài chính, phi tài chính cũng như các chế tài nghiêm ngặt để xử phạt cũng như khuyến khích các NHTM kinh doanh thẻ. Trong thời gian tới, Hiệp hội cần tiếp tục phát huy vai trò diễn đàn hợp tác trao đổi” của mình trong hoạt động phòng chống rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương này, trên cơ sở xác định mục tiêu, định hướng phát triển và tầm nhìn của BIDV chi nhánh Lâm Đồng từ nay đến năm 2020, luận văn đã đề xuất 4 nhóm giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng trong thời gian tới. Nhóm giải pháp về phía ngân hàng bao gồm: (1) Giải pháp tăng cường năng 1ực quản trị điều hành, tư duy kinh doanh; (2) Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác bán hàng; (3) Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền

thông và quảng cáo; (4) Giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả mạng 1ưới; (5) Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro; (6) Giải pháp nâng cấp hệ thống công nghệ hiện đại; (7) Giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm và dịch vụ gia tăng; Nhóm giải pháp đối với người sử dụng thẻ tín dụng; Nhóm giải pháp đối với những đơn vị chấp nhận thanh toán và Nhóm giải pháp có tính chất kiến nghị đối với đối với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hiệp hội thẻ

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc chậm chân trong nhận thức cũng như đổi mới sẽ đồng nghĩa với việc đánh mất thị phần, do đó BIDV cần hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong xu thế hội nhập.

KẾT LUẬN CHUNG

Thị trường thẻ tín dụng Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng tập trung khai thác và ngân hàng nào thống lĩnh được thị trường này sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn vì khách hàng không chỉ sử dụng đơn lẻ dịch vụ thẻ tín dụng mà sẽ trở thành nguồn khách hàng tiềm năng để các ngân hàng khai thác hiệu quả những sản phẩm dịch vụ khác. Nhìn chung thị trường thẻ ngân hàng nói chung và thẻ tín dụng nói riêng tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt được những thành quả như mong muốn mà cần phải có sự cố gắng nhiều hơn nữa của Chính phủ, NHNN, các bộ ngành liên quan cũng như các NHTM trong việc thực hiện các giải pháp đã đưa ra.

Trong những năm gần đây, có thể khẳng định rằng hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV chi nhánh Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng khá, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tiện ích cung cấp, đặc biệt là thẻ ghi nợ, là một trong những ngân hàng đạt được nhiều thành tích của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ chưa cao, số lượng thẻ tín dụng còn ít so với thẻ ghi nợ, mạng lưới phân phối chủ yếu là ở thành phố và các địa bàn trung tâm thành phố, đã hạn chế phần nào sự phát triển thanh toán và sử dụng thẻ của BIDV.

Với mong muốn hoạt động kinh doanh thẻ tín của BIDV chi nhánh Lâm Đồng ngày càng phát triển bền vững, có thể cạnh tranh được với những NHTM khác, luận văn đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng và những hạn chế cần khắc phục, hy vọng góp phần đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Để hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trở nên an toàn, hạn chế được các rủi ro và phát triển bền vững, cần có sự phối hợp thực hiện giữa các ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước và khách hàng,… đem lại hiệu quả thiết thực là lợi nhuận cho ngân hàng, tiện ích an toàn cho khách hàng và phát triển xã hội của đất nước.

Mặc dù tác giả đã cố gắng nhưng thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.

2. Trịnh Hoàng Nam, 2014. Phát triển thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam.

Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 100, trang 55.

3. Vũ Thị Nga, 2012. Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ.

TP.HCM: Trường Đại học Kinh tế.

4. Nguyễn Huy Phong và Phạm Ngọc Thúy, 2007. Servqual hay Servperf- một nghiên cứu so sánh trong ngành siêu thị bán lẻ Viêt Nam. Science & Technology Development, Vol 10, No.08- 2007.

5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng, 2013. Báo cáo kết quả kinh doanh. Lâm Đồng

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng,2013 2014,2015. Báo cáo kết quả kinh doanh. Lâm Đồng

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng, 2015. Báo cáo kết quả kinh doanh. Lâm Đồng

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng, 2013. Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ. Lâm Đồng

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng, 2014. Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ. Lâm Đồng

10.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng, 2015. Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ. Lâm Đồng

11.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng, 2011-2015. Báo cáo chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015. Lâm Đồng

12.Bùi Gia Tiên, 2013, Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn 20132014, Nghiên cứu trao đổi. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

13.Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.

Tiếng Anh

1. Amin, H., 2012a. Explaining intention to use the islamic credit card: An extension of the TRA model. Munich Personal RePEc Archive.

2. Amin, H., 2012b. Patronage factors of Malaysian local customers toward Islamic credit cards. Management Research Review, Vol.35, Iss:6, Pp.512-

530.

3. Casadesus Fa and Canals, 2010. Customer satisfaction in the banking industry: A comparative study of Ghana and Spain. PhD thesis. University of Girona.

4. Carol C. Bertaut and Michael Haliassos, 2005. Credit cards: Facts and Theories

5. Cronin and Taylor, 1992. Measuring service quality: a reexamination and extension. Journal of Marketing, 6: 55-68.

6. Kaynak, E. and Harcar, T. (2001), Consumers Attitudes and Intentions Towards Credit Card Usage in an Advanced Developing Country. Journal of Financial Services Marketing, Vol.6 No.1, p.24-39

7. Martin-Consuegra, Molina and Esteban, 2007. An integrated model of price, satisfaction and loyalty: an empirical analysis in the service sector. Journal of Product & Brand Management, 16, 7: 459 - 468

8. Mohammad and Alhamadani, 2011. Service Quality Perspectives and Customer Satisfaction in Commercial Banks Working in Jordan, Middle Eastern Finance and Economics, ISSN: 1450-2889 Issue 14.

9. Nguyen, Chaipoopirutana and Howard, 2011. A SERVPERF Model of the Vietnamese Banking Industry. Journal of Business and Behavioral Sciences,

1: 198215.

10.Okan Veli Safakli (2007), Motivating factors of credit card usuage and ownership: evidence from Northern Cyprus, Economic research, Near East University, Turkey.

11.Parasuraman et al.,1988. SERVQUAL: a multiple-item scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality. 2nd ed. Journal of Retailing, 64, 1:12-40.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 95 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)