Tổng quan các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Phan Đình Phùng :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phan đình phùng (Trang 38 - 42)

HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.2.3. Tổng quan các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Phan Đình Phùng :

Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh Phan Đình Phùng :

2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn :

Nhằm đảm bảo sự ổn định và luôn tăng trưởng của nguồn vốn, Agribank Phan Đình Phùng đã đưa ra chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế và trong dân cư.

Hiện nay, Agribank đang là Ngân hàng nhà nước duy nhất trên cả nước và đây cũng là một lợi thế về uy tín của nói chung và Agribank Phan Đình Phùng nói riêng đối với khách hàng. Với mục tiêu trở thành một Ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của Agribank Phan Đình Phùng không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty mà còn không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các khách hàng cá nhân.

Với chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ quản lý vốn của Ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gửi của Agribank Phan Đình Phùng đã mang lại cho khách hàng những lợi ích khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Hiện nay, Agribank Phan Đình Phùng có nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với các kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức. Các sản phẩm huy động vốn của Agribank Phan Đình Phùng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như : các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu … kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Bảng số 2.1 : Tổng hợp kết quả huy động vốn tại Agribank Phan Đình Phùng qua các năm 2012 - 2013 – 2014 Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2012 2013 2014 Tổng vốn huy động 910 1.141 1.203 1. Huy động từ tổ chức kinh tế 481 391 325.33 2. Huy động từ dân cư 429 750 877.78

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2013 – 2014

Từ số liệu tổng hợp của bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ các tổ chức tín dụng giảm dần qua các năm nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư lại tăng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng, giảm như vậy là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, ảnh hưởng lớn nhất chính là các tổ chức kinh tế và kéo theo là tình hình hoạt động của Ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, Agribank Chi nhánh Phan Đình Phùng đã có nhiều chiến lược để thu hút và duy trì các nguồn vốn từ bên ngoài cho dù có sự tăng giảm không ổn định.

2.2.3.2. Hoạt động tín dụng :

Từ năm 2013, Ban giám đốc Chi nhánh đã nêu rõ quan điểm hoạt động của Chi nhánh, cụ thể như sau:

- Đối với cho vay trung và dài hạn, phải kiểm soát mức độ cam kết so với khả năng nguồn vốn, trong đó hướng ưu tiên hàng đầu là tự cân đối bằng nguồn vốn huy động để chủ động trước các biến động có thể xảy ra.

- Đối với khách hàng, các bộ phận trực tiếp quản lý phải dành thời gian thích hợp, theo dõi thường xuyên và dự trù các phương án để chủ động ngăn ngừa phát sinh nợ xấu.

của Agribank Phan Đình Phùng trong năm 2014 là chủ yếu tập trung vào việc cân nhắc, rà soát kỹ các khoản cho vay mới, tăng cường thu hồi nợ, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các khoản vay nhằm áp dụng kịp thời các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng Trong quá trình thực hiện, Agribank cũng như Agribank Phan Đình Phùng luôn có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng để phù hợp với những diễn biến của thị trường, đảm bảo cân bằng tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

Tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2012 đạt 950 tỷ đồng và tăng liên tục, đến 31/12/2014 tổng dư nợ tại chi nhánh đã tăng lên đến 1,237 tỷ đồng, việc dư nợ tăng trưởng nhiều trong năm 2014 là do các khoản cho vay ngắn. Điều này được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây

Bảng số 2.2 : Bảng tổng hợp dư nợ tại Agribank Phan Đình Phùng qua các năm 2012 – 2013 - 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu NĂM 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

1. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

1.1 Ngắn hạn 621 65 637 64 812 66 1.2 Trung hạn 322 34 334 34 325 26 1.3 Dài hạn 7 1 26 2 100 8

Tổng dư nợ 950 100 997 100 1,237 100

2. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

2.1 Cho vay doanh nghiệp 310 33 286.75 28.8 319 25.7 2.2 Cho vay hợp tác xã 4 0.4 1.25 0.1 2.45 0.2

2.3 Cho vay hộ sản xuất và

cá nhân 636 66.6 709 71.1 915 74.1

Cơ cấu cho vay của Agribank Phan Đình Phùng thể hiện sự hài hoà giữa các lĩnh vực, phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế và của Agribank. Hai nhóm lĩnh vực chính là cho vay hộ sản xuất, cá nhân và cho vay hoạt động doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng.

Chất lượng tín dụng : Tình hình kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các khách hàng và các NHTM, nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng làm tỷ lệ nợ xấu của Agribank Phan Đình Phùng có nhiều biến động ( xem bảng 2.3)

Bảng số 2.3 : Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro từ năm 2012 đến năm 2014 của Agribank Chi nhánh Phan Đình Phùng

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm

2012 2013 2014

Nợ đủ tiêu chuẩn ( nợ nhóm 1) 890 972.76 1,167.2

Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) 71.4 7.7 48.34

Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) 0 4.99 2.53

Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) 1.1 1.05 7.65 Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) 9.7 10.5 11.21 Tổng cộng 972.2 997 1,236.93 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.14 1.66 1.73 Trích lập dự phòng 12.042 2.67 3.55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phan đình phùng (Trang 38 - 42)