Nguyên nhâ n:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phan đình phùng (Trang 71 - 74)

HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.5.3. Nguyên nhâ n:

2.5.3.1.Nguyên nhân khách quan :

- Yếu tố mang tính lịch sử từ các hoạt động kiểm tra kiểm soát. Theo đó hoạt động kiểm tra kiểm soát theo cơ chế cũ luôn mang tính kiểm tra hành chính nhiều hơn là kiểm tra trên các mối quan hệ kinh tế.

- Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của các giao dịch viên tại Chi nhánh chưa đồng đều, việc luân chuyển và điều động cán bộ cũng ảnh hưởng phần nào đến việc tiếp thu kiến thức cũng như kinh nghiệm trong công việc của các giao dịch viên

- Trình độ chuyên môn, trình độ sử dụng máy vi tính của Cán bộ chi nhánh không đồng đều ở các phòng ban nói chung và đặc biệt bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh nói riêng. Cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì còn hạn chế về kiến thức trong công tác kiểm tra, kiểm soát, về pháp luật và các thông lệ quốc tế, hạn chế về hiểu biết vĩ mô về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, khả năng phân tích dự báo còn thấp và cũng chỉ mới đề cao kiểm soát, phát hiện ra sai sót của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Cán bộ kiểm tra chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa có khả năng nắm bắt toàn diện các nghiệp vụ mà chỉ nâng cao kiến thức thông qua việc vừa làm vừa học nên còn hạn chế trong việc xây dựng hoàn thiện kế hoạch kiểm tra cũng như tham mưu cho Ban giám đốc nhằm hạn chế rủi ro sẽ xảy ra.

- Do nhân sự phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ còn hạn chế - chỉ có 2 cán bộ (1 Phó Phòng và 1 nhân viên) nhưng công việc phát sinh cùng lúc, thời gian báo cáo đòi hỏi nhanh chóng, kịp thời nên đôi lúc chưa hoàn thành công việc đúng tiến độ.

- Do hạn chế về công nghệ thông tin. Agribank đã chuyển đổi sang sử dụng thống nhất hệ thống IPCAS với dữ liệu tập trung, nền tảng hiện đại và đặc biệt là tính an toàn và khả năng tích hợp với các hệ thống khác, nó cho phép bộ phận kiểm soát nội bộ có thể kiểm soát từ xa một cách thường xuyên, liên tục và tức thời đối với mọi hoạt động của Ngân hàng nhưng hiện tại phần mềm này chỉ được sử dụng chủ yếu ở Phòng kế toán còn kiểm tra kiểm soát nội bộ Chi nhánh cũng chưa biết khai hết lợi thế của hệ thống này cho công tác kiểm tra của phòng.

- Cùng với sự tăng trưởng về mặt quy mô và phát triển công nghệ, các nghiệp vụ ngân hàng cũng ngày càng đa dạng, phức tạp với hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới đòi hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng được hoàn thiện.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan :

- Một số cán bộ giao dịch còn tư tưởng chủ quan trong công tác tự kiểm tra, kiểm soát giao dịch của mình do có bộ phận hậu kiểm và phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ kiểm tra lại.

- Một số cán bộ nghiệp vụ chưa quan tâm đến việc khắc phục kịp thời các sai sót phát hiện qua kiểm tra làm cho việc báo cáo tiến độ sửa sai sau kiểm tra gặp khó khăn. Vẫn còn tồn tại một số sai sót không chỉnh sửa được.

- Nhận thức về kiểm tra kiểm soát chưa đồng bộ, chưa hoàn toàn đúng đắn từ đó ảnh hưởng tới việc xác định nội dung của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua việc khảo sát thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phan Đình Phùng và trên những cơ sở lý luận mà luận văn đã trình bày ở chương trước, chương này luận văn đề cập đến một số nội dung cơ bản như sau :

- Phân tích đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank Phan Đình Phùng và những ảnh hưởng đối với việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh.

- Nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ thông qua các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Từ việc nghiên cứu thực trạng, luận văn đã rút ra được những rủi ro thường gặp phải trong từng mảng nghiệp vụ được thực hiện tại Chi nhánh, đồng thời luận văn cũng có những đánh giá về ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phan Đình Phùng một cách khách quan nhất.

Như vậy, có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu của chương này có vai trò rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề tiếp theo của đề tài, đặc biệt là những đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội trong chương này là cơ sở quan trọng để đề ra các nội dung hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phan Đình Phùng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phan đình phùng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)