Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo nhóm khách hàng của The

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 30)

National Bank (New Zealand)

The National Bank chia KH cá nhân thành các nhóm sau: Học sinh trung học, sinh viên đại học, nhân viên bắt đầu đi làm, nhân viên làm việc lâu năm, người hưu trí. Mỗi nhóm KH đều có nhu cầu tiết kiệm và gửi tiền khác nhau. Chẳng hạn: Học sinh trung học có nhu cầu gửi tiền vì mục đích an toàn hơn sinh lợi. Do nhóm đối tượng KH này chủ yếu nhận thu nhập từ gia đình nên số dư tiền gửi thường không

cao, nhưng học sinh vẫn có nhu cầu gửi tiền chủ yếu vì mục đích an toàn và được hưởng dịch vụ khác của NH như mua hàng hóa hoặc rút tiền bằng thẻ thanh toán. Sinh viên đại học có nhu cầu và động thái gửi tiền tương tự học sinh trung học, ngoại trừ số dư tiền gửi của nhóm này cao hơn và ngoài việc sử dụng dịch vụ thanh toán, nhóm này còn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng khác như vay tiền đi học hoặc vay tiền mua xe hơi. Nhân viên bắt đầu đi làm thường có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi để nhận tiền lương trực tiếp (direct credit), đồng thời chuyển tiền trực tiếp (direct debit) chi trả cho các khoản như trả nợ tiền đi học, trả nợ vay góp mua xe và các tiện nghi sinh hoạt hàng tuần, trả phí bảo hiểm xe hơi hàng tháng… Nhân viên đi làm lâu năm cũng có nhu cầu và động thái tương tự như nhân viên mới đi làm, ngoại trừ nhóm KH này thường có nhiều tiền hơn và bắt đầu có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng mua nhà và trả góp tiền mua nhà hàng tuần.

Người hưu trí thường có nhu cầu gửi tiết kiệm để có thu nhập ổn định theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng để bổ sung thêm tiền thu nhập hưu trí và để duy trì sức sống cao như lúc còn đi làm. Họ cũng có nhu cầu và động thái gửi tiền tương tự lúc còn đi làm, ngoại trừ ở tuổi này hầu như không còn ai quan tâm đến tín dụng mua nhà trả góp nữa. [6]

1.3.2 Kinh nghiệp tại ngân hàng Standard Chartered Bank

Standard Chartered Bank cung cấp cho khách hàng hàng loạt sự lựa chọn về sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh. Khách hàng sẽ nhận thêm sự thuận tiện từ hệ thống thanh toán quốc tế của Standard Chartered Bank. Khách hàng dễ dàng truy cập tài khoản tiết kiệm của mình khi đang ở nước ngoài. Một số sản phẩm tiết kiệm của Standard Chartered Bank:

My dream account: Đây là tài khoản tiết kiệm đặt biệt nhằm tiết kiệm cho con em của khách hàng. Khách hàng có thể dễ quản lý tài khoản này.

Pay roll account: Tài khoản này giúp công ty cải thiện chính sách chi lương của họ. Mang lại nhiều lợi ích thực và thuận tiện cho khách hàng.

Women’s account: Tài khoản này được thiết kế một cách đặt biệt để đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính trong gia đình của chị em phụ nữ.

Esaving account: Quản lý tiền của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Tiền trong tài khoản của khách hàng ngày càng nhiều hơn do được hưởng lãi suất cạnh tranh từ ngân hàng. [13]

1.3.3 Kinh nghiệm tại ngân hàng ANZ

Ngân hàng ANZ là một sự lựa chọn cho khách hàng muốn tối đa hóa lợi nhuận cho các khoản tiết kiệm của mình. Đó là thông điệp mà ANZ muốn gửi gắm cho tất cả các khách hàng của mình. Sau đây là một số sản phẩm tiết kiệm ANZ cung cấp:

ANZ Progress Saver: Nhằm tiết kiệm tiền để đi du lịch nước ngoài, mua nhà mới, hoặc bất cứ mục đích tiết kiệm nào. Miễn phí thường niên hàng tháng và phí giao dịch. Bên cạnh hưởng lãi suất tiền gửi, khách hàng còn được cộng điểm thưởng hàng ngày và sẽ được chi trả vào mỗi tháng nếu số tiền mỗi lần gửi vào tài khoản là trên 10 USD và không rút ra trong một tháng. Có thể giao dịch qua các ATM, ANZ Phone Banking, ANZ Internet Banking và các điểm giao dịch Internet.

ANZ V2 Plus: Với tài khoản này khách hàng vừa được hưởng lãi suất cao 5%/năm (lãi được tính hàng ngày và trả hàng quý) vừa được hưởng những dịch vụ truy cập tài khoản tại các máy ATM, Internet và Phone Banking. Đặc biệt có một dịch vụ tổng đài chuyên biệt để phục vụ những yêu cầu của tài khoản này. Số dư tối thiểu để mở tài khoản này là 5.000 USD. Có thể nộp rút bất cứ lúc nào mà không tốn phí.

ANZ Premium Cash Management: Khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang, số dư tài khoản càng nhiều lãi suất gửi càng cao. Khách hàng được quyền phát hành séc trên tài khoản này. Số dư tối thiểu ban đầu khi mở tài khoản là 10.000 USD. Số dư duy trì là 1.000 USD. [13]

1.3.4 Kinh nghiệm tại ngân hàng Phương Đông

Năm 2001, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi ngân hàng Phương Đông (Orientbank) mở CN giao dịch đặt trong khuôn viên trường - CN Nguyễn Tri Phương, đồng thời mở tài khoản cá nhân cho toàn bộ giảng viên và nhân viên của trường giao dịch. Theo thỏa thuận giữa hai bên, trường đại học kinh tế ủy quyền cho Orientbank tự trả lương cho giảng viên và nhân viên qua tài khoản mở ở Orientbank và Orientbank tiến hành cấp miễn phí cho giảng viên và nhân viên

thẻ ATM để họ có thể rút tiền lương qua máy ATM đặt trong khuôn viên trường. Sự phối hợp này mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên và trở thành tình huống điển hình cho các NH và trường đại học khác làm theo. Về phía đại học kinh tế, ngoài lợi ích tài chính, việc này còn giúp nhà trường cải thiện phần nào hiệu quả quản lý khắc phục không ít khó khăn của việc trả lương qua phòng tài vụ của trường. Mặt khác, góp phần hạn chế chu chuyển tiền mặt, vốn gây ra không ít bất tiện. Cụ thể, nhà trường thỏa thuận ủy quyền cho Orientbank thu học phí của sinh viên và các nguồn thu khác trực tiếp vào tài khoản của trường mở ở Orientbank. Việc này làm giảm đáng kể giao dịch tiền mặt và khối lượng tiền đang chuyển trên đường. Song song đó, từ tài khoản này, Orientbank nhận ủy thác trả lương cho giảng viên và nhân viên. Kết quả là, hầu hết tiền đều chu chuyển qua Orientbank bằng hình thức chuyển khoản. Nhờ vậy, giảm đáng kể giao dịch tiền mặt và do lúc nào tiền cũng chu chuyển qua tài khoản NH nên tiền luôn sinh lợi tức (0,25%/tháng) cho trường và những người hưởng lương qua trường.

Về phía Orientbank, lợi ích chủ yếu là huy động được khối lượng tiền gửi khá lớn từ trường và những người hưởng lương của trường. Ngoài ra, Orientbank còn có được lợi ích mà các NH khác không thể nào có được đó là quảng bá hình ảnh và thương hiệu Orientbank cho đối tượng khách hàng rất tiềm năng: giảng viên và sinh viên của trường. [6]

1.3.5 Bài học kinh nghiệm đối với các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về mở rộng công tác HĐV, các NHTM Việt Nam có thể rút ra bài học trong quá trình HĐV như sau:

+ Phân cấp khách hàng: Các NHTM nước ngoài đã thực hiện chính sách này từ rất lâu rồi. Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có những chính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Đối với từng nhóm khách hàng họ sẽ chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủ yếu và khai thác hầu hết ở những dịch vụ đó. Để có được chương trình phù hợp cho từng khách hàng thì bản thân các NHTM phải nghiên cứu rất sâu sắc về từng nhóm khách hàng một. Đây chính là tài nguyên chất xám của mỗi ngân hàng vì mỗi một ngân hàng sở hữu rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng tùy theo mục đích huy động mà ngân hàng này sẽ có sự khác biệt với ngân hàng khác.

+ Mở rộng các hình thức huy động mọi nguồn tiền tiềm tàng trong dân cư, mọi thành phần kinh tế - xã hội.

Hiện nay, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để khai thác tối đa những nguồn tiền gửi này, các NHTM ở Việt Nam cần đa dạng các hình thức huy động. Trong đó, cần phát triển các công cụ huy động như: tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu (bằng VND, USD), tiền gửi đảm bảo giá trị theo vàng (hoặc USD), tiết kiệm bằng vàng, đa dạng hóa các kỳ hạn huy động, các phương thức trả lãi, trả gốc, không chỉ chú trọng vào món lớn mà cả những món nhỏ lẻ với phương châm "năng nhặt, chặt bị".

+ Mở rộng hệ thống mạng lưới huy động

Các NHTM thường tập trung mở rộng mạng lưới ở các thành phố lớn mà thiếu sự quan tâm đến việc thu hút tiền gửi ở những vùng sâu, vùng xa. Để thu hút được nguồn tiền gửi còn bỏ ngỏ này.

+ Biết áp dụng kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào thực tế hoạt động của ngân hàng thương mại.

Công nghệ ngân hàng không chỉ đơn thuần là hệ thống máy vi tính, máy sử dụng thanh toán, máy rút tiền tự động mà còn là cơ chế thanh toán. Công nghệ luôn là yếu tố then chốt dẫn đến thành công cho các ngân hàng nước ngoài. Do đó, cải tiến công nghệ nên được các NHTM ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển tương lai.

- Vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất và yếu tố phí giao dịch phù hợp để kích thích vật chất thỏa đáng đối với người gửi tiền và giao dịch thanh toán.

- Phát huy tối đa lợi thế thương hiệu ngân hàng để tăng khả năng thu hút khách hàng giao dịch.

- Luôn chú ý đa dạng sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn.

- Rất chú trọng công tác nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm đối với nhân viên giao dịch khách hàng.

- Là ngân hàng năng động, nghiên cứu sản phẩm linh hoạt đáp ứng nhu cầu các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát kiến thức cơ bản về NHTM và các vấn đề liên quan đến hoạt động huy động tiền gửi của NHTM trong nền kinh tế. Qua quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, luận văn đã chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng huy động tiền gửi của ngân hàng.

Đối với ngân hàng, một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nên nguồn tiền gửi đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại càng có vai trò hết sức quan trọng. Đây là vấn đề đang được các ngân hàng chú ý nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của nền kinh tế.

Với các nội dung đã được trình bày trong Chương I, thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết về hoạt động huy động tiền gửi từ đó làm tiền đề quan trọng để đi sâu vào việc phân tích thực trạng hoạt động huy động tiền gửi và đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động huy động tại VCB Gia Lai.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH GIA LAI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Gia Lai

2.1.1 Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai Lai

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là cục ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Và ngày 02/0 /2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển, đa dạng hóa các dịch vụ và các sản phẩm, mở rộng hệ thống mạng lưới giao dịch trên toàn quốc cùng nhiều công ty con và công ty liên doanh trên hầu hết các lĩnh vực dịch vụ tài chính, các văn phòng đại diện trong và ngoài nước, ngày 01 tháng 08 năm 2000 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Gia Lai chính thức trở thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở phòng giao dịch Pleiku của chi nhánh Vietcombank Quy Nhơn, căn cứ Quyết định số 277/QĐ/NHNT ngày 17/07/2000 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam "V/v thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Gia Lai " trụ sở tại: 33 Quang Trung – TP. Pleiku – tỉnh Gia Lai với 25 nhân viên.

Qua hơn 15 năm hoạt động, chi nhánh đã cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ của chi nhánh phù hợp với chủ trương của chính phủ, tình hình hội nhập quốc tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt tại địa phương. Hiện tại, chi nhánh có phòng giao dịch phân bố ở các vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm khu vực Trà Bá, khu vực Trần Phú, khu vực Biển Hồ, khu vực Hoa Lư, khu vực huyện Chư Sê, khu vực huyện An Khê với hơn 200 nhân viên. Vietcombank Gia Lai đã, đang và sẽ luôn hoạt động đa năng, kết

hợp với điều kiện kinh tế thị trường và thực hiện tốt phương châm “Chung niềm tin, vững tương lai”.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Gia Lai – CN Gia Lai

Bộ máy tổ chức của đơn vị hiện nay bao gồm có ban giám đốc của chi nhánh thực hiện công tác quản lý điều hành và ra quyết định cho các hoạt động của đơn vị. Dưới ban giám đốc là các phòng ban quản lý các hoạt động chính của chi nhánh, giữa các phòng, ban, tổ của Vietcombank Gia Lai luôn có sự phân quyền rõ ràng nhằm tránh chồng chéo trong việc ra xử lý nghiệp vụ và ra quyết định. Bên cạnh đó giữa các cấp bộ phận đã có sự phối hợp lẫn nhau, đem lại hiệu quả làm việc cao nhất.

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Vietcombank Gia Lai

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Vietcombank Gia Lai)

Vietcombank Gia Lai

Ban giám đốc Hành chính - Nhân sự Kế toán Dịch vụ khách hàng Ngân quỹ Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng bán lẻ Quản lý nợ Các phòng giao dịch

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban

Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc. Trong đó, giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, phụ trách phòng quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm phê duyệt tín dụng đối với các hồ sơ vay cho khách hàng doanh nghiệp (công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) phó giám đốc thứ nhất phụ trách phòng kinh doanh dịch vụ, mảng tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và kinh doanh thẻ, quản trị hành chính phó giám đốc thứ hai phụ trách phòng quản lý nợ, chịu trách nhiệm phê duyệt tín dụng đối với các hồ sơ cho vay khách hàng bán buôn, ngoại tệ và xuất nhập khẩu, phó giám đốc thứ ba phụ trách khách hàng thể nhân và SME, công tác ngân quỹ và khách hàng bán lẻ.

Phòng khách hàng doanh nghiệp: là một trong những phòng ban giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của chi nhánh, thực hiện quy trình thẩm định dự án, ký kết hợp đồng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thu nợ đối với khách hàng lớn. Ngoài ra thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế như: cho vay ký quỹ mở L/C, theo d i đòi nợ của đơn vị xuất nhập khẩu.

Phòng khách hàng bán lẻ: Thực hiện cho vay và theo dõi thu nợ của khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 30)