Giải pháp về nâng cao trình độ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 88 - 89)

Biểu đồ 2.7 : Tình hình huy động vốn, dư nợ của các PGD năm 2010

3.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB

3.4.6 Giải pháp về nâng cao trình độ quản lý

- Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự quản lý , cần xây dựng một cơ chế lựa chọn nhân sự quản lý công khai và minh bạch, phổ biến chi tiết chính sách đề bạt, quy hoạch cán bộ định kỳ hàng năm đến từng nhân viên, tạo tâm lý cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên. Việc lựa chọn các nhân sự ở vị trí quản lý cần được kết hợp với việc đánh giá nhân viên hàng năm, theo đúng các mức độ tiến bộ về các mặt, các tiêu chí theo năng lực tồn diện.

- Có kế hoạch bồi dư ng cán bộ nguồn để đảm bảo tính kế thừa liên tục, tránh gây xáo trộn khơng cần thiết khi có biến động về nhân sự quản lý và đáp ứng được nhu cầu về nhân sự quản lý khi thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động.

- Hiện nay, kinh nghiệm quản lý về các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại của Ban lãnh đạo còn yếu, đặc biệt là kinh nghiệm sử dụng các công cụ hiện đại và cơng tác quản trị rủi ro. Do đó, cần tổ chức các khóa đào tạo riêng biệt cho cán bộ quản lý để nâng cao năng lực quản trị tài sản, khả năng dự báo và phân tích xử lý tình huống trong điều hành hoạt động ngân hàng, có kế hoạch và tầm nhìn dài hạn phù hợp với diễn biến kinh tế xã hội.

- Ban lãnh đạo cần linh hoạt, nhanh nhạy hơn trong chỉ đạo điều hành, các chỉ đạo phải phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Đồng thời, cần phải quan tâm đến xu thế về sự thay đổi danh mục tài sản của ngân hàng, hướng tới các dịch vụ ngân hàng, vấn đề gia tăng rủi ro.

- Kiểm tra nội bộ có vai trị rất quan trọng vì nó có tác dụng ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động của ngân hàng. Công tác kiểm tra nội bộ thực hiện tốt sẽ giúp ngân hàng giảm thất thốt do các rủi ro có thể xảy ra, giúp ngân hàng tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện tại, bộ phận kiểm tra nội bộ của chi nhánh còn rất yếu cả về số lượng nhân viên và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Vì vậy, để có được bộ phận kiểm tra nội bộ phục vụ hiệu quả cho công tác quản trị điều hành, chi nhánh cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Tuyển chọn, bổ sung đầy đủ nhân lực có đủ năng lực làm cơng tác kiểm tra nội bộ.

+ Đối với từng lĩnh vực hoạt động ngân hàng cần xây dựng các qui trình cụ thể, trong mỗi qui trình cần kết hợp chặt chẽ một hay nhiều bộ phận kiểm soát nội bộ để kiểm tra nội bộ có thể dễ dàng kiểm tra.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra mang tính bắt buộc, bài bản đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo định kỳ hay đột xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)