Kinh nghiệm của Ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải (HSBC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

Tập đoàn HSBC là một trong những dịch vụ tài chính và NH lớn nhất thế giới với các chi nhánh tại Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đông và Châu Phi. Với trụ sở chính ở London, HSBC có trên 9.500 văn phòng tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với khẩu hiệu “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”, HSBC đã liên kết chặt chẽ với từng địa phương để nắm bắt sâu sắc những nhu cầu của khách hàng và sử dụng hiệu quả những giá trị đó trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, mỗi sản phẩm, dịch vụ của HSBC đều hướng đến những mối quan tâm, những mong muốn và những nhu cầu của mọi khách hàng trên toàn cầu.

Bước đầu tạo nên sự thành công trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của HSBC chính là thị trường của các nước phát triển, sau 7 năm tập trung đầu tư vào nền kinh tế phát triển HSBC đã đủ sức cạnh tranh với đối thủ số một của mình là tập đoàn tài chính Citigroup để trở thành tập đoàn giàu mạnh nhất thế giới tại Hàn Quốc, Brazil, và hiện nay HSBC đang thực hiện chiến lược bành trướng các hoạt động của mình sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Irad..., trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam sẽ là những thị trường có tiềm năng lớn nhất để HSBC thực hiện chiến lược bành trướng, ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh với các NH mạnh khác trên thế giới.

Để thực hiện chiến lược trên, HSBC tập trung phát triển mạng lưới chi nhánh, gia tăng tính năng độc đáo của các sản phẩm, dịch vụ và tăng cường tính liên minh liên kết với các NH nội địa, các tập đoàn tài chính. Những kết quả đạt được trong chiến lược tăng sức cạnh tranh tại thị trường Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam góp phần cho HSBC ngày càng trở thành một trong những NH mạnh nhất thế giới:

- Tại thị trường Trung Quốc: Từ năm 2001 đến năm 2005, HSBC đã đầu tư hơn 4 tỷ USD để mua cổ phần ở các cơ quan tài chính trong nước, gồm khoảng 20% của NH Truyền Thông, NH hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc và công ty bảo hiểm Bình An, công ty bảo hiểm lớn thứ 2 của Trung Quốc. Điều này giúp cho lợi nhuận của HSBC trong năm 2005 tăng gấp 6 lần so với năm 2004. Mạng lưới giao dịch của HSBC cũng được trải rộng chằng chịt khắp các tỉnh của Trung Quốc, tính đến hết năm 2009, HSBC có 88 đại lý tại nước này.

- Tại thị trường Ấn Độ: HSBC góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển của ngành NH Ấn Độ, đặt máy ATM đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 1987. Năm 1985

HSBC trở thành NH đầu tiên tin học hóa trong tất cả các hoạt động. Năm 1989, HSBC là NH đầu tiên có sự kết nối trong cùng một chi nhánh và trong cùng một thành phố. Đến năm 1994, trở thành NH đầu tiên cung cấp dịch vụ đăng nhập tài khoản trực tuyến. Năm 1995, trở thành NH đầu tiên giới thiệu các điểm giao dịch bằng máy ATM.

Ngoài ra, một trong những thành công HSBC đạt được tại thị trường Ấn Độ góp phần vào sự lớn mạnh của HSBC chính là dịch vụ cung cấp cho các nhu cầu quản lý tài sản cho cộng đồng những người vô gia cư tại Ấn Độ, HSBC đã thiết lập một cơ sở với hơn 85.000 tài khoản cho những người vô gia cư, đẩy mạnh sự hiện diện thương hiệu HSBC trên toàn thế giới. Năm 2003, HSBC tấn công vào thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đầy 3 năm với sự hiểu biết từng cá thể, HSBC đã chiếm được lòng tin và có được những giá trị cao từ hơn 33.000 tài khoản doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài việc phát triển thị phần giao dịch, để tăng khả năng cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu, HSBC đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, bảo vệ cộng đồng tại Ấn Độ như tham gia vào các hoạt động rộng khắp của Corporate Sustainability tập trung quanh vấn đề giáo dục và môi trường, ủng hộ sự nghiệp giáo dục cho các trẻ em nghèo và bị kỳ thị, và tham gia vào công tác bảo vệ thiên nhiên và các dự án môi trường tại Ấn Độ.

- Tại thị trường Việt Nam: tháng 8 năm 1995, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh của HSBC được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính NH. Năm 2005 được xem là năm HSBC thực hiện thành công chiến lược bành trướng hoạt động tại thị trường Việt Nam, sự kiện đầu tiên đó là việc tiếp tục gia tăng địa điểm giao dịch tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Cần Thơ, sau đó HSBC trở thành NH nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được phép kinh doanh tiền gửi ngoại tệ lãi suất cao và chứng chỉ tiền gửi Đôla Mỹ và thực hiện mua 10% cổ phần của NHTMCP Kỹ Thương, một trong những NHTMCP có thị phần hoạt động lớn nhất tại Việt Nam.

Đến năm 2007, HSBC tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam bằng cách tăng sở hữu cổ phần của NHTMCP Kỹ Thương lên 20% và thực hiện mua 10% cổ phần của tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam, trở thành NH nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một NH trong nước và trở thành đối tác nước ngoài duy nhất của Bảo Việt. Năm 2009, để đẩy mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược giữa HSBC và tập đoàn Bảo Việt, đồng thời phù hợp với chiến lược tập trung vào các thị trường có mức tăng trưởng nhanh và đáp ứng nhu cầu bảo hiểm, bảo vệ tài sản của các khách hàng của HSBC, HSBC đã nâng tổng số cổ phần sở hữu của tập đoàn Bảo Việt lên 18%.

Trong năm 2010, mặc dù thị trường NH Việt Nam có nhiều thách thức, nhưng HSBC vẫn nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển nội tại và thông qua hợp tác chiến lược để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác, điển hình là việc tiếp tục khai trương thêm 2 chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ và Đà Nẵng và thực hiện giới thiệu gói dịch vụ HSBC Premier, gói dịch vụ cao cấp với nhiều tiện ích và hỗ trợ từ phía NH giải quyết các nhu cầu về giao dịch tài chính dành cho khách hàng cá nhân.

Như vậy, những chiến lược HSBC đặt ra và tập trung thực hiện theo đã đem lại thương hiệu cho HSBC, thành công lớn nhất mà HSBC đạt được là trở thành một trong những NH có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính NH hiện đại cho hầu hết các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 37 - 40)