TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE TRONG HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN CÙNG ĐỊA BÀN 2.3.1. Phân tích các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Tại Bến Tre, tính đến thời điểm 31/12/2014 có 12 NHTM đang hoạt động trên địa bàn. Số lượng như vậy có thể xem là khá nhiều so với quy mô nền kinh tế của tỉnh nhà, do vậy sự cạnh tranh của các NH sẽ càng quyết liệt hơn. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Agribank Bến Tre là các NH có quy mô lớn như: BIDV Bến Tre, Sacombank Bến Tre và Vietinbank Bến Tre (Xem bảng 2.12).
Bảng 2. 12: Một số chỉ tiêu so sánh giữa các ngân hàng thƣơng mại năm 2014 ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu BIDV Bến Tre Sacombank
Bến Tre
Vietinbank Bến Tre
Nguồn vốn huy động 3.468,80 1.138,06 1.233,20
Dư nợ tín dụng 2.464,70 917,10 1.145,4
Lợi nhuận trước thuế 102,80 45,60 3,21
Số lượng chi nhánh, PGD 4 5 9
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,98 1,49 2,90
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN CN tỉnh Bến Tre, 2011-2014.[7]
BIDV Bến Tre
BIDV Bến Tre là NHTMCP nhà nước chuyên về lĩnh vực đầu tư phát triển với ưu thế huy động vốn trung và dài hạn. Trong những năm gần đây sau khi thực hiện việc chuyển đổi mô hình mới và xử lý nợ tồn đọng, hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Bến Tre là 3.468,80 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 21% trên tổng vốn huy động của các NHTM trên địa bàn, dư nợ tín dụng đạt 2.464,70 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2013, chiếm tỷ lệ khoảng 16% trên tổng dư nợ của các NHTM trên cùng địa bàn. Lợi nhuận trước thuế của BIDV Bến Tre năm 2014 đạt 102,80 tỷ đồng, tăng 27,10% so với năm 2013. Đặc biệt trong nổ lực nâng cao sức cạnh tranh của mình, chi nhánh đã đưa mức nợ xấu xuống còn 0,98%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành trên địa bàn.
Mặt khác, hiện nay BIDV Bến Tre được đánh giá cao trên thị trường vì thể hiện được sự uy tín và đa dạng về sản phẩm dịch vụ với số lượng sản phẩm, dịch vụ phát triển nhanh là lợi thế, trong đó phải kể đến sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hỗ trợ xây nhà là lợi thế cạnh tranh của BIDV Bến Tre trong thời gian qua.
Khi so sánh với các NHTM khác trên cùng địa bàn thì hiện nay BIDV Bến Tre là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Agribank Bến Tre và ngay sau đó là Sacombank Bến Tre, SCB Bến Tre, DongABank Bến Tre, … và tương lai là Vietinbank Bến Tre khi hoạt động kinh doanh của NH này hồi phục.
Sacombank Bến Tre
Sacombank Bến Tre mặc dù mới thành lập chi nhánh và quy mô nhỏ hơn BIDV Bến Tre và Vietinbank Bến Tre, nhưng Sacombank Bến Tre là một NH có được những bước tiến quan trọng do việc thích nghi và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của một NH hiện đại.
Năm 2014, tổng vốn huy động của Sacombank Bến Tre là 1.138,06 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 5,06% trên tổng vốn huy động của các NHTM trên địa bàn, dư nợ tín dụng đạt 917,10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 4,98% trên tổng dư nợ của các NHTM trên cùng địa bàn. Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Bến Tre năm 2014 đạt 45,60 tỷ đồng, tăng 32,20% so với năm 2013, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,49%, cao hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành trên địa bàn.
Nhìn một cách tổng quát, Sacombank Bến Tre trong những năm tiếp theo sẽ là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh của Agribank Bến Tre. Với mục tiêu trở thành NHTMCP hàng đầu của Việt Nam, Sacombank đã đầu tư công nghệ hiện đại cho các đơn vị trực thuộc trong đó có chi nhánh Bến Tre để nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ, từ đó nâng cao vị thế của mình trong hệ thống các NHTM trên địa bàn.
Vietinbank Bến Tre
Vietinbank Bến Tre là một NH lớn, về quy mô đứng thứ 3 chiếm thị phần khá lớn trong tỷ trọng huy động vốn và dư nợ, cụ thể năm 2014, tổng vốn huy động là 1.233,20 tỷ đồng, chiếm khoảng 8,01% trên tổng vốn huy động của các NHTM trên địa bàn, dư nợ tín dụng đạt 1.145,4 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,04% trên tổng dư nợ của các NHTM trên cùng địa bàn. Xuất thân từ một NH chuyên về công, thương
nghiệp, có mặt lâu đời trên địa bàn tỉnh Bến Tre nên Vietinbank Bến Tre có được những khách hàng truyền thống, trung thành.
Vietinbank Bến Tre sau khi cổ phần hóa vào năm 2009, phát triển mạng lưới rất nhanh tập trung ở những khu vực đông dân cư đồng thời đa dạng hoá khách hàng và tăng cường bán lẻ. Đối tượng khách hàng lớn nhất của NH này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp. Sản phẩm dịch vụ của Vietinbank Bến Tre đa dạng, phát triển nhanh và ổn định nhất là dịch vụ thẻ. Vietinbank Bến Tre đã kết nối và chấp nhận thẻ thanh toán quốc tế như Visa Card, Master Card…
Điểm cần lưu tâm với VietinBank Bến Tre là NH tuy đã cổ phần hóa nhưng có hiệu quả hoạt động chưa cao, trong những năm qua gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thị phần và tỷ lệ nợ xấu còn khá cao.
2.3.2. Đánh giá vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre
2.3.2.1. Vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại trên cùng Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại trên cùng địa bàn
Agribank Bến Tre là NH có lợi thế về cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, đến cuối năm 2014, huy động vốn của Agribank Bến Tre chiếm khoảng 40,80% thị phần huy động của tất cả các NHTM trên địa bàn và thị phần cho vay khoảng 40%. Với tốc độ tăng trưởng khá cao về vốn huy động và dư nợ cho vay trong bốn năm 2011, 2012, 2013, 2014, Agribank Bến Tre đã và đang tạo khoảng cách dần với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống các NHTM trên cùng địa bàn về nguồn vốn, dư nợ và lợi nhuận.
Mặt khác, hiện nay Agribank Bến Tre được khách hàng đánh giá rất cao trên thị trường và liên tục nhiều năm liền đạt được giải thưởng cao quý “Lá cờ đầu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Đồng thời tình hình tài chính của Agribank Bến
Tre rất tốt trong những năm qua, tỷ lệ nợ xấu rất nhỏ và thấp nhất trong hệ thống các NHTM trên địa bàn, năm 2014 là 0,5% trong tổng dư nợ.
Như vậy, Agribank Bến Tre là NH đang chiếm vị thế cao có thể nói là đứng đầu trong hệ thống các NHTM trên địa bàn. Đây là một lợi thế rất lớn để Agribank Bến Tre thực hiện mục tiêu cho các năm tiếp theo: Giữ vững vị thế NHTM hàng đầu trên địa bàn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi các NHTMCP liên tục mở thêm nhiều chi nhánh thì sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, có thể ảnh hưởng đến vị thế của Agribank Bến Tre. Do đó, đòi hỏi chi nhánh cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
2.3.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Điểm mạnh:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng trưởng và hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.
Thứ hai, Agribank Bến Tre là NHTM có tổng nguồn vốn huy động và cho
vay lớn nhất trong hệ thống các NHTM trên địa bàn, thị phần dịch vụ đứng thứ hai sau NHTMCP BIDV Bến Tre.
Thứ ba, mạng lưới rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, vươn tới tận
những huyện vùng sâu, vùng xa do đó chi nhánh được đông đảo người dân biết đến, vừa chiếm được thị phần lớn vừa đảm bảo tính thuận thiện, an toàn trong giao dịch, khách hàng có thể đến bất cứ một điểm giao dịch nào trên địa bàn đều có thể thực hiện các dịch vụ của NH với thời gian ngắn nhất.
Thứ tư, Agribank Bến Tre được sự tín nhiệm và đánh giá cao của khách
hàng. Nhiều năm liên tục chi nhánh được bình chọn và nhận danh hiệu “Lá cờ đầu” trong khối các NHTM trên địa bàn.
Thứ năm, cùng với chiều dài lịch sử lâu đời và đội ngũ nhân viên là những
người địa phương gắn bó lâu năm với chi nhánh, am hiểu phong tục tập quán và sinh hoạt của người địa phương, đã tích lũy nhiều kinh nghiệp trong kinh doanh nên
có nhiều cơ hội giữ chân được khách hàng truyền thống, từ đó Agribank Bến Tre có những bước đột phá trong kinh doanh để giữ vững thị phần về nguồn vốn, dư nợ và thu nhập trong thời gian tới.
Điểm yếu
Bên cạnh những thành tựu mà Agribank Bến Tre đạt được trong những năm vừa qua, chi nhánh vẫn còn tồn tại những yếu kém như sau:
Thứ nhất, nguồn vốn huy động tại địa phương còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện. Nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nên có khả năng mất cân đối trong việc sử dụng vốn. Mặc dù nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động NH nhưng chiến lược giữ gìn và phát triển còn hạn chế.
Thứ hai, hoạt động tín dụng chưa thật sự mạnh, do dư nợ tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp, lĩnh vực này chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh… do đó mức độ rủi ro trong tín dụng là rất lớn.
Thứ ba, mạng lưới rộng khắp nhưng nhân sự có trình độ để đáp ứng cho yêu cầu phát triển còn thiếu. Thái độ phục vụ của nhân viên chưa chuyên nghiệp và lực lượng nhân sự thường biến động khi mức độ cạnh tranh và lôi kéo nhân lực giữa các NH càng rõ nét.
Thứ tư, hạ tầng công nghệ thông tin đã được đầu tư tương đối tốt, đáp ứng cơ bản nhu cầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong hiện tại còn có một số khiếm khuyết như chưa đạt tới trình độ tiên tiến để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ NH, phục vụ cho công tác quản trị điều hành.
Thứ năm, sản phẩm dịch vụ Agribank Bến Tre cung cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nhưng mức độ đa dạng hóa sản phẩm còn hạn chế, chưa định hướng theo nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, còn mang nặng kênh phân phối truyền thống.
tốt nhất cho một NH hiện đại trong tiến trình hội nhập.
Cơ hội
Cầu Rạch Miễu khánh thành ngày 17/01/2009 mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới, thúc đẩy kinh tế Bến Tre phát triển, do đó nhu cầu về sử dụng các sản phẩm dịch vụ, tiện ích NH cũng ngày càng tăng.
Hội nhập kinh tế với lộ trình đang dần xóa bỏ những rào cản đã thúc đẩy quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, hội nhập cũng góp phần tạo ra cơ hội để đội ngũ nhân viên phải đổi mới cả về nhận thức và hành động khi tồn tại trong quá trình đào thải của cạnh tranh và phát triển.
Thách thức
Về tác động của đối thủ cạnh tranh hiện tại, BIDV Bến Tre với lợi thế về chi phí sử dụng vốn Trung ương thấp, nên lãi suất cạnh tranh hơn các NHTM khác trên địa bàn, quản lý phần lớn cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay hộ món lớn (từ 50 triệu đồng trở lên); các NHTMCP do mới thành lập, hoạt động chủ yếu trên địa bàn thị xã, để thu hút khách hàng và nâng sức cạnh tranh, các NHTMCP cũng thực hiện lãi suất huy động cao, phí dịch vụ thấp và tích cực tìm kiếm khách hàng nên đối thủ cạnh tranh hiện tại là nhân tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của Agribank Bến Tre hiện nay.
Về thị phần, kết quả nghiên cứu cho thấy thị phần tín dụng của Agribank Bến Tre đang có xu hướng giảm dần qua các năm và tốc độ giảm nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh khác như BIDV Bến Tre và Sacombank Bến Tre, trong khi thị phần thẻ tăng lên đáng kể nhưng hiệu quả không cao.
Cầu Rạch Miễu hoàn thành không chỉ mở ra nhiều cơ hội mà còn là thách thức không nhỏ trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Sự gia tăng các đối thủ cạnh tranh trong tương lai với công nghệ hiện đại hơn, trình độ quản lý chuyên nghiệp và năng lực tài chính mạnh sẽ gây áp lực chia xẻ thị phần ngày càng cao.
Quá trình tự do hoá thị trường tài chính, hội nhập với nền kinh tế thế giới làm cho mức độ ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trên
thế giới sẽ gia tăng. NH là lĩnh vực nhạy cảm và chịu nhiều tác động từ chính sách tiền tệ của NHNN, do đó đặt ra thách thức không nhỏ với khả năng ứng phó trước những biến động. Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày nay dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ cạnh tranh khác.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã đánh giá được năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre dựa trên các vấn đề cơ bản như năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản trị điều hành, nguồn nhân lực, năng lực công nghệ thông tin… Từ đó chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó để làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp trong chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020.
3.1.1. Mục tiêu xây dựng giải pháp
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh NH trên địa bàn tỉnh Bến Tre, với quan điểm Agribank là NHTM nhà nước duy nhất giữ vai trò chủ lực trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, Agribank Bến Tre luôn bám sát các mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu phát triển của Agribank. Trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh phải lành mạnh bằng chính thực lực của NH và lấy khách hàng làm trọng tâm hướng đến.
3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020
Xây dựng Bến Tre đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với các địa phương trong vùng; thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Tiếp tục phát huy lợi thế vị trí tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển để từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.[25]
3.1.3. Xu hƣớng phát triển ngành ngân hàng tỉnh Bến Tre đến năm 2020
Trong thời gian tới xu hướng phát triển chung của ngành NH trên địa bàn tỉnh Bến Tre là sẽ xuất hiện thêm nhiều chi nhánh của các NHTM, đồng thời các NHTM ngày càng phát triển mạnh về mạng lưới, quy mô và chất lượng sản phẩm
dịch vụ góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các NHTM bộc