Sơ lƣợt kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 46)

Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Giai đoạn 2011-2014 ghi nhận sự nổ lực vượt bậc của Agribank Bến Tre trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù chịu tác động lớn từ khó khăn chung của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các NHTM khác trên địa bàn tỉnh, nhưng hoạt động của chi nhánh vẫn ổn định và đạt được sự tăng trưởng vững chắc hằng năm. Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh hàng năm đều đạt và vượt so kế hoạch Agribank giao, đảm bảo định hướng phát triển và qua đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Các phòng chức năng của Hội sở

Các chi nhánh thành phố và huyện Phòng giao dịch Giám đốc Phòng giao dịch

Bảng 2. 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của Agribank Bến Tre Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 1. Số dƣ nguồn vốn huy động 4.043 5.377 5.972 6.817 - Kế hoạch (tỷ đồng) 3.898 4.652 5.813 6.675 - Thực hiện so kế hoạch (%) 103,72 115,58 102,74 102,13

- Tăng/giảm so với năm trước liền kề 788 1.334 595 845

2. Dƣ nợ tín dụng 4.723 5.296 6.216 7.005

- Kế hoạch (tỷ đồng) 4.830 5.212 6.102 6.707

- Thực hiện so kế hoạch (%) 97,78 101,61 101,86 104,44

- Tăng/giảm so với năm trước liền kề 253 573 920 789

3. Tỷ lệ nợ xấu 1,10 0,50 1,00 0,80

- Kế hoạch (%) <3 <3 <1,5 <1,5

- Tăng/ giảm so kế hoạch (%) -1,90 -2,50 -0,50 -0,70

4. Chênh lệch Thu – Chi (Chƣa lƣơng) 193 203 241 302

- Kế hoạch (tỷ đồng) 140 180 210 240

- Thực hiện so kế hoạch (%) 137,86 112,78 114,76 125,83

- Tăng/giảm so với năm trước liền kề 67 10 38 61

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre, 2011- 2014.[10]

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo đơn vị với những chiến lược phát triển phù hợp tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2014 Agribank Bến Tre đã đạt được kết quả hoạt động kinh doanh khá khả quan, chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng tốt và luôn vượt hoặc đạt tỷ lệ khá so với kế hoạch. Cụ thể là:

Về chỉ tiêu nguồn vốn huy động: năm 2014 số dư nguồn vốn huy động tăng 845 tỷ đồng so với năm 2013 và 2.774 tỷ đồng so với năm 2011.

Về chỉ tiêu dư nợ tín dụng: năm 2014 dư nợ tín dụng tăng 789 tỷ đồng so với năm 2013, và 2.282 tỷ đồng so với năm 2011.

Về chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu: do tình hình kinh tế trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đã làm cho chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu không đạt được kế hoạch chi nhánh đã đề ra hàng năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu của Agribank Bến Tre luôn giữ ở mức dưới 1,5% theo quy định của Agribank.

Về chỉ tiêu chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa lương): chênh lệch thu – chi (chưa lương) hàng năm đều tăng trưởng mạnh, năm 2014 tăng 61 tỷ đồng so với năm 2013, và 109 tỷ đồng so với năm 2011. Quỹ thu nhập đảm bảo đủ chi lương theo đơn giá quy định và có thưởng cho CBVC đơn vị.

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE

2.2.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính thể hiện sức mạnh về vốn, quy mô và khả năng sinh lời tài sản của NHTM. Khi năng lực tài chính mạnh, NH sẽ có lợi thế cạnh tranh khi bảo đảm an toàn hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ hiện đại, kể cả thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó có điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm dịch vụ đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu trên thương trường… Agribank Bến Tre là đơn vị hạch toán phụ thuộc, là chi nhánh của NHTM do đó nguồn vốn chủ sở hữu là vốn chủ sở hữu tập trung tại trụ sở chính NHTM, không tách bạch riêng từng chi nhánh. Vì vậy trong phạm vi luận văn này sẽ không phân tích sâu đến vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và hệ số an toàn vốn (CAR) của Agribank Bến Tre và các đối thủ.

Để thấy rõ hơn về năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre so với các NH khác. Tác giả sẽ phân tích cụ thể từng chỉ tiêu như sau:

Thứ nhất là lợi nhuận

Agribank Bến Tre là NH hiện đang có lợi nhuận cao nhất so với các NHTM khác trên địa bàn, tính đến 31/12/2014 lợi nhuận đạt 235,7 tỷ đồng, đứng ở vị trí thứ 2 là BIDV Bến Tre đạt 102,8 tỷ đồng, đứng thứ 3 là Sacombank Bến Tre

đạt 45,6 tỷ đồng, kế đến là các NHTM khác. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng cạnh tranh hiện nay giữa các NH trên địa bàn tỉnh Bến Tre, các đối thủ mạnh của Agribank Bến Tre hiện nay phải kể đến là BIDV Bến Tre, Sacombank Bến Tre, SCB Bến Tre và tương lai có thể là Vietinbank Bến Tre (Xem bảng 2.2).

Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại

Tên Ngân hàng Lợi nhuận trƣớc thuế (tỷ đồng)

2011 2012 2013 2014

Agribank Bến Tre 138,71 141,12 172,70 235,70

BIDV Bến Tre 40,99 65,66 80,90 102,80

Sacombank Bến Tre 18,60 26,00 34,50 45,60

SCB Bến Tre 22,70 25,11 29,90 37,80

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN CN tỉnh Bến Tre, 2011-2014.[7]

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Agribank Bến Tre đều mạnh dần qua các năm, cụ thể năm 2012 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với năm 2011 là 101,2% nhưng đến năm 2014 thì tốc độ tăng trưởng đã tăng lên rất nhiều bằng 136,5% so với năm trước liền kề, đều này chứng tỏ tình hình tài chính của Agribank Bến Tre đang trên đà tăng trưởng tốt. Mặc dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các NH đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Agribank Bến Tre đang rất tốt, cụ thể, năm 2014 so với năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng BIDV Bến Tre là 127,1%, Sacombank Bến Tre là 132,2% và SCB Bến Tre là 126,4%, tuy nhiên Agribank Bến Tre vẫn là NH có tốc độ tăng mạnh nhất (Xem bảng 2.3).

Bảng 2. 3: Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại

Tên Ngân hàng Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận (%) 2011 2012 2013 2014

Agribank Bến Tre 101,2 101,7 122,4 136,5

BIDV Bến Tre 132,1 160,2 123,2 127,1

Sacombank Bến Tre 123,2 139,8 132,7 132,2

SCB Bến Tre 103,7 110,6 119,1 126,4

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN CN tỉnh Bến Tre, 2011-2014.[7]

Bảng 2.2 và bảng 2.3 cho thấy, hiện nay lợi nhuận của Agribank Bến Tre đang dẫn đầu các NHTM khác trên địa bàn về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Điều này góp phần chứng tỏ tình hình tài chính tại Agribank Bến Tre trong những năm gần đây rất tốt và mạnh hơn hẳn so với các NH khác.

Một trong những vấn đề chính làm cho lợi nhuận bị giảm sút phần lớn phải kể đến nợ xấu. Mặc dù, các đối thủ trên địa bàn là các NH có năng lực cạnh tranh tốt nhưng hiện tại Agribank Bến Tre vẫn là NH ổn định và có lợi nhuận cao so với các đối thủ là vì Agribank Bến Tre có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp. Agribank Bến Tre tạm thời khống chế được vấn đề đó và đang có nhiều lợi thế cạnh tranh về mặt tài chính để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa.

Thứ hai là khả năng phòng tránh rủi ro

Rủi ro: Trong thực tế tại Agribank Bến Tre thường phát sinh rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, nhưng tập trung chủ yếu là rủi ro tín dụng. Rủi ro này thể hiện thông qua việc khách hàng không có khả năng trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi các khoản vay theo hợp đồng.

Để phòng tránh rủi ro trong đầu tư tín dụng, Giám đốc đã có văn bản phân công cụ thể 01 thành viên trong Ban Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo, phụ trách trực tiếp nghiệp vụ tín dụng và thường xuyên báo cáo tình hình với cấp trên khi có những bất ổn xảy ra để có những biện pháp ứng phó kịp thời. Thành lập các ban, các tổ thẩm định hồ sơ vay (đối với các món vay lớn vượt hạn mức cho vay của cá

nhân hoặc chi nhánh trực thuộc), các tổ thu hồi nợ… Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tiến hành phân tích dư nợ, phân loại nợ, xác định các khoản nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, nắm bắt tình hình thực tế của khách hàng vay để có định hướng phù hợp. Tuy nhiên đến nay, chi nhánh vẫn chưa xây dựng được quy trình phòng ngừa rủi ro tín dụng mà chủ yếu là xử lý, khắc phục hậu quả khi đã phát sinh. Dự phòng rủi ro: Chi phí dự phòng rủi ro được lập để xử lý nợ quá hạn, nợ không có khả năng thu hồi. Tại chi nhánh, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ thực tế, không trích theo chỉ tiêu kế hoạch đã giao.

Trong năm 2014, Agribank Bến Tre đã trích lập dự phòng rủi ro là 11,6 tỷ đồng tương ứng với phân loại nợ tại chi nhánh. Xử lý rủi ro năm 2014 là 12,17 tỷ đồng, thu hồi nợ xử lý rủi ro là 22,8 tỷ đồng đạt 123,6% chỉ tiêu kế hoạch năm 2014.[10].

Khách hàng vay vốn tại Agribank Bến Tre phần lớn là hộ nông dân, nên phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh,…Vì vậy, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, vấn đề phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro luôn được chi nhánh đặc biệt quan tâm và thực hiện đúng quy định.

Nhìn chung quản lý rủi ro tại Agribank Bến Tre tương đối tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu kém do những nguyên nhân:

- Hệ thống thông tin khách hàng chưa đầy đủ do đó làm hạn chế đến hiệu quả quản lý rủi ro.

- Chất lượng quản lý rủi ro không đồng đều giữa các chi nhánh phụ thuộc. - Trình độ nhân sự làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế hoặc phạm vi kiểm tra chưa rộng, phương pháp kiểm tra chưa phù hợp nên công tác phòng ngừa rủi ro chưa phát huy hết hiệu quả gây ra sai phạm.

- Chưa có cán bộ chuyên trách xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, nên chưa có mô hình phòng ngừa, cảnh báo rủi ro.

- Một số cán bộ tư tưởng, lập trường không vững chắc nên sa ngã trước cám dỗ, nhận hối lộ của khách hàng gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và hiệu quả hoạt

động của đơn vị.

Thứ ba là khả năng thanh khoản

Quy mô tín dụng tăng hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản, áp lực cạnh tranh chia sẽ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Đối với Agribank Bến Tre quản lý khả năng thanh khoản do Trụ sở chính chịu trách nhiệm quản lý trên toàn hệ thống theo cơ chế quản lý và điều hành vốn tập trung. Trong đó quản lý kế hoạch huy động vốn và phân bổ vốn theo các tỷ lệ bảo đảm an toàn của NHNN là trọng tâm, cốt lõi của việc quản lý khả năng thanh khoản và được quản lý hàng ngày, thực hiện đúng các chính sách và quy định của NHNN và Agribank. Không những quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn, Agribank Bến Tre còn phải quan tâm đến sự hợp lý giữa tài sản và nguồn vốn thông qua các kỳ hạn của nguồn vốn huy động và cho vay đảm bảo tỷ lệ cho phép.

Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, tình hình tài chính của Agribank Bến Tre khá tốt đảm bảo đủ chi lương và có thưởng cho CBVC đơn vị.

2.2.2. Năng lực hoạt động kinh doanh 2.2.2.1. Năng lực huy động vốn 2.2.2.1. Năng lực huy động vốn

Năng lực huy động vốn của chi nhánh thể hiện ở các khía cạnh: Thị phần huy động vốn, cơ cầu nguồn vốn huy động và mức tăng trưởng hàng năm. Agribank Bến Tre rất quan tâm đến nguồn huy động, vì thu nhập chính hiện nay của chi nhánh vẫn từ tín dụng. Hiện nay theo quy định của Agribank các chi nhánh trực thuộc muốn tăng dư nợ thì phải tăng nguồn vốn tương ứng, từ đó tạo ra sự cạnh tranh của từng NHTM thêm gay gắt.

Bảng 2. 4: Nguồn vốn huy động từ năm 2011 đến 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Nguồn vốn: 4.043 5.377 5.972 6.817

Phân theo thành phần kinh tế

- Tiền gửi dân cư 3.707 4.806 5.452 6.251

- Tiền gửi của TCKT 214 351 370 380

- Tiền gửi của tổ chức khác 122 220 150 186

Phân theo thời gian

- Tiền gửi không kỳ hạn 339 394 481 540

- Tiền gửi có KH dưới 12 tháng 3.656 4.816 5.327 6.098

- Tiền gửi từ 12 đến dưới 24 tháng 13 81 88 101

- Tiền gửi có KH từ 24 tháng trở lên 35 86 76 78

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre, 2011- 2014.[10]

- Thị phần huy động vốn: Thị phần huy động vốn của đơn vị tăng dần qua các năm và có chiều hướng tăng vào những năm tiếp theo. Cuối năm 2014 chi nhánh đã huy động được 6.817 tỷ đồng chiếm 40,80% tổng nguồn vốn huy động của tất cả các NHTM trên địa bàn, kế đến là BIDV Bến Tre chiếm khoảng 20,68% tổng nguồn vốn huy động, còn lại là các NH khác. Ưu thế này là do chi nhánh có mạng lưới rộng khắp vùng dân cư tập trung, có thời gian hoạt động lâu dài nên được khách hàng tiền gửi biết đến và thật sự tin tưởng từ nhân viên NH đến thương hiệu Agribank. Với các chương trình khuyến mại thường xuyên và các cách thức huy động vốn linh động hấp dẫn, Agribank Bến Tre đã thành công trong công tác huy động vốn giai đoạn 2011-2014 (Xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2. 1: Thị phần huy động vốn của Agribank Bến Tre giai đoạn 2011- 2014

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN CN tỉnh Bến Tre, 2011-2014.[7]

- Mức tăng nguồn vốn huy động của Agribank Bến Tre tăng trưởng không

đồng đều qua các năm nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng là 124% so với năm 2010, năm 2012 là 133% so với năm 2011 và năm 2014 là 114% so với năm 2013 (Xem bảng 2.5).

Bảng 2. 5: Tình hình huy động và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn

Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Nguồn vốn 4.043 5.377 5.972 6.817

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn (%) 124 133 111 114

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre, 2011- 2014.[10]

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của các đối thủ cạnh tranh cũng không kém phần sôi nổi. Đến cuối năm 2014 tốc độ tăng nguồn vốn của BIDV Bến Tre so với năm 2013 là 113%, và SCB Bến Tre là 106% và tiếp đến là Sacombank Bến Tre với 103% (Xem bảng 2.6). Như vậy tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của các NHTM chênh lệch không đáng kể, nhưng xét đến quy mô của nguồn vốn chiếm đến 40,80% tổng nguồn vốn huy động của tất cả các NHTM trên địa bàn thì hiện nay Agribank Bến Tre vẫn là NH có năng lực cạnh tranh mạnh nhất về mặt nguồn vốn huy động.

Bảng 2. 6: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại Tên Ngân hàng Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn (%)

2011 2012 2013 2014

BIDV Bến Tre 112 117 111 113

Sacombank Bến Tre 101 103 104 103

SCB Bến Tre 103 105 108 106

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN CN tỉnh Bến Tre, 2011-2014.[7]

Để đạt được kết quả như trên, Agribank Bến Tre đã tập trung phát triển sản phẩm huy động vốn, đồng thời chất lượng dịch vụ huy động vốn được nâng lên, tinh thần, thái độ phục vụ, trình độ tác nghiệp của cán bộ, nhân viên được cải thiện rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 46)